Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến động lực phụng sự công của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức các phòng, ban thuộc ủy ban nhân dân huyện xuân lộc, tỉnh đồng nai (Trang 31 - 32)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu được tiến hành theo quy trình như Hình 3.1

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu của đề tài áp dụng hai phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu định tính: để thực hiện việc hiệu chỉnh và xây dựng thang đo đối với các yếu tố ảnh hưởng đến động lực phụng sự công của cán bộ cơng chức, viên chức các phịng, ban tại Ủy ban nhân dân huyện Xuân Lộc.

Mục tiêu

nghiên cứu Mơ hình nghiên cứu Thang đo sơ bộ

Phỏng vấn, điều chỉnh thang đo Thang đo chính Nghiên cứu định lượng Số lượng các

biến đo lường trong 6 nhóm nhân tố >3; số

mẫu (số biến x5) ≥50

Đánh giá Cronbach s Alpha Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích hồi quy tuyến tính

Kết luận, kiến nghị

- Phương pháp nghiên cứu định lượng: nhằm thu thập, phân tích dữ liệu, kiểm định các giả thuyết nghiên cứu và mơ hình nghiên cứu; đo lường, đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố mà nó ảnh hưởng, tác động đến động lực phụng sự cơng. Việc phân tích dữ liệu được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Kiểm tra độ tin cậy thang đo, thang đo đảm bảo độ tin cậy khi có hệ số Corrected Item – Total Correlation (hệ số tương quan biến tổng) ≥ 0,3 đồng thời hệ số Cronbach s Alpha có giá trị lớn hơn 0,6.

Bước 2: Phân tích các nhân tố khám phá (gọi tắt là EFA). Lưu ý, thang đo được chấp nhận khi giá trị hệ số KMO ≥ 0,5; Eigenvalue lớn hơn 1, các biến có trọng số tải nhân tố sẽ bị loại khi có giá trị nhỏ hơn 0,5. Sau đó lặp lại phân tích các nhân tố cho đến khi thõa mãn các nhu cầu phương sai trích tốt nhất và có giá trị tối thiểu lớn hơn 0,5.

Bước 3: Từ kết quả phân tích EFA xác định thành phần chính, phân tích để xem xét mối quan hệ tương quan tuyến tính giữa các biến mà ảnh hưởng động lực phụng sự công, các biến độc lập (dự kiến 6 biến) và một biến phụ thuộc được đưa vào để phân tích hồi qui. Sau khi thỏa mãn các yêu cầu đặt ra, thực hiện kiểm định mơ hình lý thuyết bằng phân tích hồi qui bội và tiến hành kiểm định những giả thuyết đã đặt ra, xem xét độ ảnh hưởng của mỗi biến độc lập đến động lực phụng sự cơng bằng phân tích phương sai ANOVA với mức ý nghĩa α = 0,05.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến động lực phụng sự công của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức các phòng, ban thuộc ủy ban nhân dân huyện xuân lộc, tỉnh đồng nai (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)