Mô tả mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến động lực phụng sự công của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức các phòng, ban thuộc ủy ban nhân dân huyện xuân lộc, tỉnh đồng nai (Trang 41 - 45)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Mô tả mẫu nghiên cứu

Các số liệu được thu thập từ công chức, viên chức của các phòng, ban tại UBND huyện Xuân Lộc trong thời gian 7 ngày. Để đạt được kích thước mẫu đề ra có khả năng tin cậy cao, tác giả đã trực tiếp được gửi đi 225 phiếu khảo sát. Số phiếu phát ra: 225 phiếu, thu về 219 phiếu. Trong đó, có 14 phiếu trả lời sai, trả lời thiếu thơng tin, do đó cịn lại 205 phiếu đạt u cầu. Sau đó, số liệu được nhập trực tiếp vào phần mềm SPSS. Chương này sẽ phân tích thống kê mơ tả các biến liên quan đến thông tin cá nhân của các đối tượng được khảo sát.

Bảng 4.1. Biều Thống kê mô tả các mẫu khảo sát Các Yếu tố Đặc điểm mẫu khảo

sát Số lượng Phiếu Tỉ lệ (%) phiếu đạt yêu cầu Giới tính Nam 108 52.7 205 Nữ 97 47.3 Tuổi Dưới 30 tuổi 48 23.4 205 Từ 30 - 40 tuổi 100 48.8 Trên 40 tuổi 57 27.8 Trình độ Trung cấp; cao đẳng 9 4.4 205 Đại học 182 88.8 Sau Đại học 14 6.8

Các Yếu tố Đặc điểm mẫu khảo sát Số lượng Phiếu Tỉ lệ (%) phiếu đạt yêu cầu Thâm niên Dưới 1 năm 20 9.8 205 1 - 5 năm 41 20.0 5 - 10 năm 101 49.3 Trên 10 năm 43 21.0 4.1.1. Giới tính

Trong 205 phiếu quan sát: tỷ lệ nam chiếm 52,7% (tương đương 108 nam) và có 97 nữ (chiếm tỷ lệ 47,3%). Kết quả này cho thấy với 205 phiếu quan sát ngẫu nhiên lấy từ các phòng, ban của UBND huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai thì số lượng nam nhiều hơn số lượng nữ. Đây là số liệu hợp lý với thực tế của UBND huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai tại thời điểm hiện nay.

4.1.2 Độ tuổi

Độ tuổi dưới 30 có 48 người (chiếm 23.4%), độ tuổi từ 30 - 40 tuổi có 100 người (chiếm 48.8%) và trên 40 tuổi có 57 người (chiếm tỷ lệ 27.8%). Số liệu trên thể hiện đa số cán bộ viên chức, cơng chức tại UBND huyện Xn Lộc có tuổi đời cịn trẻ, thời gian cơng tác còn rất dài, đây là yếu tố thuận lợi trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để phục vụ địa phương, quan điểm làm việc của cán bộ rất tiến bộ với xu thế hiện tại.

4.1.3 Trình độ học vấn

Trình độ Trung cấp, cao đẳng có 9 người (chiếm tỷ lệ 4,4%), Đại học có 182 người (chiếm tỷ lệ 88,8%), sau đại học có 14 người (chiếm tỷ lệ 6,8%). Số liệu trên cho thấy đa số cơng chức, viên chức có trình độ đại học trở lên. Thực tế trong 03 năm trở lại đây, UBND huyện Xuân Lộc không tuyển chọn cán bộ dưới đại học, 9 cán bộ trình độ Trung cấp, cao đẳng là những người đã làm việc lâu năm, sắp về

hưu nên họ khơng có nhu cầu học lên nữa, với trình độ năng lực của cán bộ như trên chắc chắn sẽ đáp ứng được yêu cầu công việc trong hiện tại và thời gian tới.

4.1.4 Thâm niên công tác

Số năm tham gia công tác được chia làm 4 mức, trong đó số người làm việc < 1 năm là 20 người (chiếm 9.8%); số người làm việc từ 1 -5 năm là 41 người (chiếm 20%), số người có thâm niên từ 5 năm đến dưới 10 năm là 101 người (chiếm 49,3%), số người có thâm niên > 10 năm là 43 người (chiếm 21%). Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ thâm niên làm việc của cán bộ cơng chức, viên chức khá phù hợp với tình hình thực tế của UBND huyện Xuân Lộc.

4.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo

Kiểm định độ tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 và hệ số tương quan giữa biến tổng lớn hơn 0,3 . Dùng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha để loại các biến khơng cịn phù hợp trước khi tiến hành phân tích nhân tố EFA.

Bảng 4.2. Hệ số Cronbach's Alpha của các thang đo

Thang đo

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan với biến - tổng

Cronbach's Alpha nếu loại

biến Thang đo vai trò lãnh đạo (LD), Cronbach's Alpha: 0.761

LD1 15.86 6.416 .519 .721

LD2 15.80 6.742 .467 .738

LD3 15.56 6.071 .571 .702

LD4 15.90 5.877 .583 .697

LD5 15.80 6.693 .505 .726

Thang đo Sự hài lòng (HL), Cronbach's Alpha: 0.727

HL1 8.23 1.815 .528 .662

HL2 8.31 1.716 .609 .565

HL3 8.32 1.835 .509 .686

Thang đo

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan với biến - tổng

Cronbach's Alpha nếu loại

biến

GT1 8.6976 1.526 .520 .496

GT2 8.6976 1.643 .504 .520

GT3 8.5268 1.966 .398 .656

Thang đo quyền tự chủ trong công việc (TC), Cronbach's Alpha: 0.867

TC1 12.06 3.942 .743 .822

TC2 12.07 3.789 .689 .843

TC3 12.14 3.936 .695 .839

TC4 12.05 3.694 .749 .817

Thang đo trao đổi giữa lãnh đạo và nhân viên (TĐ), Cronbach's Alpha: 0.843

TĐ1 16.17 5.280 .627 .817

TĐ2 16.20 4.916 .695 .798

TĐ3 16.20 4.991 .628 .818

TĐ4 16.22 5.057 .683 .802

TĐ5 16.17 5.404 .615 .820

Thang đo niềm tin (NT), Cronbach's Alpha: 0.831

NT1 11.34 4.275 .585 .821

NT2 11.42 3.893 .772 .735

NT3 11.40 4.221 .658 .788

NT4 11.54 4.210 .630 .800

Thang đo phụng sự công (PS), Cronbach's Alpha: 0.825

PS1 16.6732 5.300 .619 .790 PS2 16.5805 5.156 .624 .789 PS3 16.6049 5.358 .649 .783 PS4 16.5610 4.993 .624 .790 PS5 16.5463 5.445 .588 .799 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ SPSS

Từ kết quả bảng trên, chúng ta có hệ số Cronbach’s Alpha các thang đo như sau: Vai trò lãnh đạo là 0.761, sự hài lịng với cơng việc là 0.727, sự hòa hợp giá trị

là 0.661, quyền tự chủ trong công việc là 0.867, trao đổi lãnh đạo và nhân viên là 0.843, niềm tin là 0.831, động lực phụng sự công là 0.825. Hệ số Cronbach’s Alpha

quan biến - tổng lớn hơn 0.3 nên đạt tiêu chuẩn. Do đó, tất cả các biến đều có thể đại diện thang đo Động lực phụng sự cơng và sẽ được dùng cho phân tích nhân tố khám phá EFA.

Như vậy, kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo khơng loại các biến nào và các biến đều đạt độ tin cậy để giải thích các yếu tố tác động đến động lực phụng sự công, thõa mãn các điều kiện về độ tin cậy của thang đo và tiếp tục được sử dụng vào các nghiên cứu, phân tích tiếp theo.

4.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Phân tích nhân tố khám phá EFA (phương pháp EFA), phương pháp này nhằm xác định hai giá trị thang đo: giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Đây là hai giá trị rất quan trọng trong q trình phân tích.

Các thang đo đạt yêu cầu về độ tin cậy sẽ được sử dụng phân tích nhân tố để rút gọn một tập gồm nhiều biến quan sát thành một tập biến ít hơn; các nhân tố được rút gọn này chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến quan sát ban đầu nhưng sẽ có ý nghĩa hơn trong q trình phân tích, đánh giá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến động lực phụng sự công của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức các phòng, ban thuộc ủy ban nhân dân huyện xuân lộc, tỉnh đồng nai (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)