DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn kỳ hạn nợ của các công ty niêm yết việt nam (Trang 26 - 29)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

Để nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự lựa chọn kỳ hạn nợ của các doanh nghiệp phi tài chính Việt Nam, bài nghiên cứu chọn ra 328 doanh nghiệp phi tài chính ở Việt Nam được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khốn TP. Hồ Chí Minh (HSX) và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) từ năm 2008 đến năm 2018. Bộ mẫu nghiên cứu được chọn tập trung chủ yếu vào các ngành kinh tế có mức tăng trưởng bền vững như: Thực phẩm và đồ uống; Xây dựng; Điện - Khí đốt; Dược phẩm - Y tế; Công nghệ thông tin; Vận tải - Cảng; Hàng và dịch vụ cơng nghiệp; Khống sản; Thép; Bất động sản; Hoá chất; Hàng gia dụng; Vật liệu xây dựng; … Mẫu tiến hành loại trừ các doanh nghiệp là Quỹ đầu tư; các cơng ty tài chính, các cơng ty bảo hiểm, phúc lợi do những đặc trưng riêng trong báo cáo tài chính của các loại hình doanh nghiệp này. Ngồi ra, các doanh nghiệp khơng cung cấp đủ các thơng tin tài chính cũng bị tác giả loại ra khỏi mẫu. Tác giả tiến hành thu thập các dữ liệu cần thiết cho mơ hình từ số liệu các báo cáo tài chính đã được kiểm toán gồm Bảng cân đối kế toán, Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính từ Thomson Reuters và website tài chính www.bvsc.com.vn của Công ty chứng khốn Bảo Việt.

Ngồi ra, do nghiên cứu cịn thực hiện kiểm định có hay khơng sự khác biệt giữa nhóm cơng ty bị hạn chế tài chính và nhóm cơng ty ít bị hạn chế tài chính đối với sự ảnh hưởng của quy mơ cơng ty; tính đáo hạn của tài sản; cơ hội tăng trưởng; hiệu quả sử dụng tài sản; biến động lợi nhuận giữ lại; khả năng thanh toán hiện hành; địn bẩy tài chính và thuế đến kỳ hạn nợ của các công ty niêm yết Việt Nam nên nghiên cứu đã dựa trên các tiêu chí Quy mơ tài sản; Rủi ro thanh khoản và Khả năng tiếp cận với thị trường trái phiếu, thực hiện phân chia mẫu nghiên cứu thành hai nhóm cơng ty, nhóm cơng ty bị hạn chế tài chính và nhóm cơng ty ít bị hạn chế tài chính.

Theo tiêu chí quy mô tổng tài sản: Bài nghiên cứu thực hiện tách mẫu quan sát thành 2

và (ii) nhóm cơng ty có quy mơ nhỏ, được xem là nhóm cơng ty bị hạn chế tài chính. Theo đó, những cơng ty được xếp vào nhóm cơng ty có quy mơ lớn là khi giá trị của biến quy mô tài sản (Size) vượt quá giá trị trung vị của biến quy mơ tài sản (Size) trong tồn bộ mẫu quan sát. Trong khi đó, những cơng ty được xếp vào nhóm cơng ty có quy mơ nhỏ là khi giá trị của biến quy mô tài sản (Size) thấp hơn giá trị trung vị của biến quy mô tài sản (Size) trong toàn bộ mẫu quan sát. Mục đích của việc phân loại này nhằm giúp cho tác giả xem xét liệu các doanh nghiệp có quy mơ lớn, được xem là nhóm cơng ty ít bị hạn chế tài chính có dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn vay hơn các công ty có quy mơ nhỏ hay khơng. Với các cơng ty có quy mơ nhỏ chịu ảnh hưởng của tình trạng thơng tin bất cân xứng và mâu thuẫn đại diện thì khả năng tiếp cận nợ dài hạn có bất lợi hơn so với các cơng ty có quy mơ lớn hay khơng.

Theo tiêu chí rủi ro thanh khoản: theo tiêu chí này, nếu một cơng ty có giá trị

CurrentRatio x Leverage thấp hơn giá trị trung vị tương ứng trong mẫu thì sẽ được tác giả phân vào nhóm cơng ty bị hạn chế tài chính, ngược lại là những công ty sẽ nằm trong nhóm cơng ty ít bị hạn chế tài chính. Do biến CurrentRatio x Leverage cho thấy khả năng thanh khoản của công ty nên trường hợp công ty bị thanh khoản kém sẽ đe dọa đến khả năng trả nợ và tài trợ cho hoạt động kinh doanh của công ty.

Theo tiêu chí khả năng tiếp cận với thị trường trái phiếu: đối với cách phân loại

này, nghiên cứu tiến hành gộp những doanh nghiệp có phát hành trái phiếu vào nhóm cơng ty có khả năng tiếp cận với thị trường trái phiếu (Access = 1) và những doanh nghiệp còn lại xếp vào nhóm các cơng ty khơng có khả năng tiếp cận với thị trường trái phiếu.

Bảng 3.1: Thống kê bộ mẫu dữ liệu sử dụng trong bài nghiên cứu STT NHÓM NGÀNH SỐ LƯỢNG TỶ LỆ STT NHÓM NGÀNH SỐ LƯỢNG TỶ LỆ 1 GỖ 3 0,9% 2 BÁN LẺ 4 1,2% 3 KHOÁNG SẢN 4 1,2% 4 DẦU KHÍ 5 1,5% 5 DU LICH VÀ GIẢI TRÍ 5 1,5% 6 Ô TÔ VÀ PHỤ TÙNG 7 2,1% 7 HÓA CHẤT 8 2,4% 8 DƯỢC PHẨM - Y TẾ 10 3,0% 9 THÉP 10 3,0%

10 CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 13 4,0%

11 TRUYỀN THÔNG 14 4,3%

12 VẬN TẢI - CẢNG 14 4,3%

13 NHỰA - BAO BÌ 16 4,9%

14 HÀNG HÓA CÁ NHÂN VÀ GIA DỤNG 17 5,2%

15 ĐIỆN, KHÍ ĐỐT 20 6,1%

16 VẬT LIỆU XÂY DỰNG 22 6,7%

17 BẤT ĐỘNG SẢN 29 8,8%

18 THƯC PHẨM VÀ ĐỒ UỐNG 32 9,8%

19 HÀNG HĨA VÀ DỊCH VỤ CƠNG NGHIỆP 40 12,2%

20 XÂY DỰNG 55 16,8%

TỔNG 328 100%

(Nguồn: Thomson Reuters và website tài chính www.bvsc.com.vn của Cơng ty chứng khốn Bảo Việt)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn kỳ hạn nợ của các công ty niêm yết việt nam (Trang 26 - 29)