Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng mỡ đà điểu làm dầu mỡ bôi trơn cho thiết bị tàu thủy (Trang 51 - 54)

Đi sau các nước nhưng chúng ta đã nghiên cứu chế suất thành công dầu diesel từ dầu mè (tỷ lệ 32% - 37%), chiết suất thành công diesel sinh học từ mỡ cá basa, cá tra, nó đã mở ra một hướng mới cho các nhà đầu tư trong một lĩnh vực mới. Đối với mỡ cá basa, cá tra ta tận dụng được nguồn mỡ thải lâu nay vẫn không dùng phải vứt bỏ. Mỡ cá tra, ba sa ở vùng sông nước Cửu Long không tiêu thụ được vẫn có thể tái tạo thành dầu sinh học. Đó là công trình nghiên cứu của các cán bộ công tác tại Phân viện khoa học vật liệu tại TP.HCM thuộc Viện khoa học và công nghệ Việt Nam.

Còn đối với mỡ đà điểu thì hiện tại tới nay chỉ duy nhất có một công trình nghiên cứu về mỡ đà điểu tại Việt Nam đó là:

Vào năm 2004, G.S Lê Bách Quang, Phó Giám đốc Học viện Quân y, Bộ Quốc phòng đã đề xuất xây dựng trại nuôi đà điểu đồng thời nghiên cứu cách chiết xuất dầu từ mỡ đà điểu.

Nhưng vấn đề chiết xuất được dầu đà điểu không đơn giản. Trên thế giới chưa có tài liệu nào công bố về phương pháp chiết xuất dầu từ mỡ loại động vật này. Các phương pháp chiết xuất tinh dầu truyền thống cũng khó áp dụng vì dầu đà điểu rất dễ bị ôi, khét. Các biện pháp như: Rán, ép lạnh, ngâm trong dung môi hữu cơ, tinh chế... đều không mang lại kết quả mong muốn. Khó nhất trong quá trình nghiên cứu là phải thiết kế hệ thống chiết xuất đảm bảo đủ các điều kiện: giảm áp suất, giảm nhiệt độ, khuấy, lọc hút chân không...Sau nhiều lần thử nghiệm, năm 2006, nhóm nghiên cứu cũng chiết xuất được vài lít dầu, nhưng chỉ bảo quản được hơn một tháng thì dầu lại bị ôi khét.

Trong năm 2007, nhóm nghiên cứu phải thực hiện 150 lần thử nghiệm mới tìm ra cách khắc phục dầu ôi khét. Cho dầu vào máy phân tích, các nhà khoa học “thở phào nhẹ nhõm” khi thấy chất lượng dầu ổn định, hàm lượng axit béo không no đạt tỷ lệ trên 70% và bảo quản được gần 2 năm. Nguyên tắc tinh chế, bảo quản dầu đà điểu là không để dầu tiếp xúc nhiều với ôxy, kim loại nặng, nhiệt độ, độ ẩm cao. Chỉ cần không tuân thủ một điều trong số này, dầu sẽ bị ôi khét, thời gian bảo quản ngắn.

Các tài liệu khoa học trên thế giới đều chỉ rõ: Dầu đà điểu không chỉ có tác dụng dưỡng da, dưỡng tóc, làm mất nếp nhăn của da mà còn có khả năng chống viêm, giảm đau, chống nhiễm khuẩn, hạ huyết áp, hạ mỡ máu. Các chất omega - 3, omega - 6 (sản phẩm từ dầu mỡ đà điểu) có tác dụng hỗ trợ và điều trị các bệnh về tim mạch, huyết áp, thần kinh, hoặc sử dụng trong việc chống đông máu rất hiệu quả.

Cuối năm 2007, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng Sinh - Y - Dược học đã bào chế ra kem dưỡng da Nice Care và kem giảm đau - chống viêm Osapain từ dầu đà điểu và đã thử nghiệm thành công.

Hiện tại, công trình chiết xuất dầu từ mỡ đà điểu để sản xuất dược phẩm đang được Cục Sở hữu trí tuế xem xét cấp Bằng độc quyền sáng chế.

Việc nghiên cứu thử nghiệm tinh chế dầu gốc từ mỡ đà điểu để từ đó sản xuất mỡ bôi trơn từ dầu gốc của mỡ đà điểu được trình bày ở các chương sau.

CHƯƠNG 2

THỬ NGHIỆM TINH CHẾ METHYLESTER TỪ MỠ ĐÀ ĐIỂU ĐỂ LÀM DẦU GỐC PHA CHẾ

MỠ BÔI TRƠN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng mỡ đà điểu làm dầu mỡ bôi trơn cho thiết bị tàu thủy (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)