Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng mỡ đà điểu làm dầu mỡ bôi trơn cho thiết bị tàu thủy (Trang 49 - 51)

Sản xuất dầu mỡ bôi trơn từ mỡ động thực vật trên thế giới để sử dụng trong ngành giao thông vận tải đang có xu hướng gia tăng. Ở Châu Âu, đây là một phần của chính sách môi trường Quốc gia và Châu Âu nhằm mục đích giảm bớt chất thải độc hại vào môi trường, giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu dầu mỏ và tạo ra việc làm thông qua phát triển ở vùng nông thôn.

Đối với các dầu mỡ bôi trơn được sản xuất từ động thực vật, có nhiều cách biến đổi khác nhau phụ thuộc vào từng loại động thực vật sử dụng. Các cách này bao gồm các quá trình biến đổi trực tiếp như chiết xuất dầu động thực vật sau khi đã êste hoá để tạo ra dầu. Những công nghệ biến đổi này được áp dụng trên khắp thế giới, vì thế chúng đã có bán trên thị trường.

Đã có nhiều ứng dụng trong việc sử dụng các loại dầu động thực vật dùng làm nguyên liệu thay thế cho các động cơ ôtô chẳng hạn: Brazin là một nước đi đầu trong việc phát triển các loại nguyên liệu sạch từ mía, hiện tại ở Brazin có tới 90% ôtô sử dụng nhiên liệu sạch và nhiên liệu sạch pha với nhiên liệu có nguồn gốc dầu mỏ, chúng được cung cấp bởi 5 nhà máy sản xuất với tổng sản lượng 49 triệu lit/năm. Từ đó nước này đã giảm được hàng chục tỷ USD cho việc không phải nhập khẩu nhiên liệu. Họ đang dự kiến sản xuất 1.1 tỷ lít diesel sinh học vào năm 2007, với việc tiếp tục đưa thêm khoảng 5 nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học với tổng công suất 61 triệu lít/ năm. Thị trường châu Âu cũng không phải là nhỏ khi Nghị định Kyoto được đưa vào thực hiện, các quy chế ngặt nghèo về khí thải, mới đây nhất là chỉ thị 2003/30/EC theo đó từ ngày 31/12/2005 thì ít nhất 2% cho đến 31/12/2010 ít nhất 5.75% nhiên liệu dùng để chuyên chở phải có nguồn gốc tái tạo. Tại Đức thì chỉ thị trên đã được thực hiện sớm, tiếp theo là Áo và Pháp với nhiên liệu chứa 5% có nguồn gốc tái tạo đã được bán. Ở Mỹ, Áo đã cho xe ô tô động cơ diesel chạy bằng dầu thực vật từ nhiên liệu là dầu ăn thải ra từ trong các Nhà hàng.. Tại Achentina một kỹ sư đã tìm cách phát triển công nghệ sản xuất năng lượng thay

thế từ đậu nành chi phí cho sản xuất chỉ bằng 1

Tại Mỹ với mục tiêu giảm 70% dầu nhập khẩu từ Trung Đông vào 2015. Ước tính năm 2006 sản lượng dầu có thể tăng lên 1 triệu tấn, so với mức 750.000 tấn năm 2005. Các nền kinh tế đầu tàu như Trung Quốc, EU, Mỹ, Nhật, và ngay cả những nước có nguồn nguyên liệu để phát triển nguyên liệu sạch dồi dào như Brazin, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ,…Cũng đang ra sức phát triển những loại nguyên liệu sạch, để trong tương lai gần nền kinh tế không phải phụ thuộc vào nguồn cung dầu mỏ.

Trung Quốc là một quốc gia đông dân nhất hiện nay và cũng là một quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất hiện nay, tuy nhiên nguồn dầu mỏ nước này cũng không đủ cung cấp ngay trong thời điểm hiện tại. Nên phương án đưa ra của nước này là phát triển mạnh các loại nguyên liệu sạch và các nguồn khác để đáp ứng nhu cầu sử dụng trong tương lai gần. Hiện tại Trung Quốc đã có nhiều nhà máy sản xuất nguyên liệu sạch ở nhiều nơi, và hiện đang có một nhà máy sản xuất nguồn nguyên liệu sạch lớn nhất thế giới hiện nay ở tỉnh Cát Lâm có sản lượng 600.000 tấn/năm. Và tổng sản lượng nguyên liệu sinh học của trung quốc hiện vào khoảng 1.5 triệu tấn/năm.

Ấn Độ là một nước động dân thứ hai trên thế giới, tốc độ tăng trưởng kinh tế không phải là nhanh nhưng theo dự báo thì vào năm 2010 thì lượng xe tiêu thụ trên thị trường Ấn Độ sẽ tăng gấp đôi, nó sẽ kéo theo nguồn nhập khẩu dầu mỏ của nước này tăng nhanh như vậy kinh tế nước này phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn cung dầu mỏ luôn không ổn định.

Đông Nam Á là khu vực có điều kiện thiên nhiên ưu đãi nên có nguồn dầu động thực vật được lấy từ nhiều loại cây, nhiều loại mỡ của một số động vật như mỡ cá tra, mỡ đà điểu, mỡ bò…trong đó vẫn chủ yếu vẫn là cọ, dừa và cá basa... Thái Lan một trong những nước trong khu vực đi tiên phong trong việc sản xuất nguyên liệu sạch, theo đó 10% nguyên liệu sạch sẽ được sử dụng trước 2011. Còn tại Malayxia, một nước có sản lượng dầu cọ lớn nhất thế giới đã quyết định lấy đó làm nguồn nguyên liệu để sản xuất dầu sinh học.

Các chất béo động vật và dầu đà điểu là sản phẩm phụ từ các ngành công nghiệp chăn nuôi và chế biến đà điểu và là nguyên liệu hứa hẹn cho sản xuất dầu mỡ vì giá của chúng thấp. Các chất béo và dầu có nguồn gốc động vật đã được thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất alkyl ester, bao gồm mỡ bò, mỡ đà điểu, mỡ lợn, dầu cá…Tuy nhiên, dầu mỡ được chế từ các chất béo động vật có một số nhược điểm. Nhược điểm chính là do thành phần axít béo và đặc biệt hơn là độ bão hoà. Các mỡ động vật có xu hướng có độ bão hoà cao dẫn tới methylesters có các tính chất kém ở nhiệt độ lạnh. Mặt khác nhìn chung, dầu từ mỡ đà điểu có lượng axít chứa nhiều este không bão hoà nhưng lại có các vấn đề về tính ổn định ôxy hoá.

Hiện tại trên thế giới theo thông tin được biết trên báo, đài và trên mạng thì chưa có công trình hoặc đề tài nào nghiên cứu về mỡ đà điểu dùng làm dầu mỡ bôi trơn cho các thiết bị cơ khí cả. Vì vậy đây là một hướng nghiên cứu mới nhằm góp phần vào việc tìm ra thêm một nguồn nguyên liệu sạch để dùng trong việc bôi trơn động cơ và thiết bị cơ khí khi sử dụng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng mỡ đà điểu làm dầu mỡ bôi trơn cho thiết bị tàu thủy (Trang 49 - 51)