Đặc điểm về trang bị khai thác tàu nghề cá lưới vây

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá mức độ ổn định thực tế của loại tàu lưới vây khai thác xa bờ tại tỉnh ninh thuận (Trang 69 - 72)

Ở qui mơ khai thác xa bờ, hầu như tồn bộ tàu cá lưới vây Ninh Thuận trang bị các thiết bị khai thác cơ bản là giống nhau về số lượng, kết cấu cũng như cơng dụng. Hình 3.21 là sơ đồ bố trí các trang thiết bị khai thác cho tàu lưới vây điển hình.

6 5 4 3 2 1

Hình 3.21. Sơ đồ bố trí trang bị khai thác của tàu lưới vây

Trang thiết bị khai thác lắp trên tàu thường gồm các thiết bị, máy mĩc chính với các đặc điểm và cơng dụng như sau:

- Máy tời khai thác (1) đa phần đều là thiết bị tự chế (thường cải tiến từ cầu ơtơ), được dẫn động nhờ vào nguồn năng lượng trích ra từ động cơ chính trên tàu. Thơng qua tổ hợp gồm cơ cấu trích lực, chuyển đổi phương truyền lực và bộ giảm tốc nên số vịng quay đầu ra của động cơ chính được giảm xuống phù hợp với số vịng quay làm việc của trục tải máy khai thác (khoảng 60 vịng/phút). Cơ cấu cấp hành của máy khai

thác là hai tang ma sát lắp ở hai đầu trục tải máy tời. Trục tải cĩ phương vuơng gĩc với mặt cắt dọc giữa tàu. Cơng dụng chính của máy tời là thực hiện quá trình cuộn rút dây cáp chính để thu gom và tải toàn bộ vịng khuyên và chì lên tàu cũng như thực hiện cơng năng dẫn động các cần cẩu thực hiện việc thu cá lên tàu.

- Máy thu lưới (2) kiểu thủy lực hoạt động theo nguyên lý ma sát, được dẫn động từ tổ hợp động cơ Diesel-bơm thủy lực. Cơ cấu chấp hành cĩ thể xoay quanh trục thẳng đứng với gĩc xoay 360o . Máy thu lưới cĩ chức năng thu và xếp đặt lưới lên tàu.

- Ngồi ra cịn cĩ thiết bị phụ trợ khác như các con lăn dẫn hướng 3, 4, 5 dùng dẫn hướng dây cáp rút chính và cần cẩu (6) phục vụ thao tác thu vợt cá lên tàu.

Về ngư cụ khai thác, qua khảo sát thực tế cho thấy kết cấu vàng lưới bao gồm 2 phần cơ bản là phần lưới và các phụ kiện kèm theo.

1. Phần lưới : cĩ cấu tạo bao gồm 03 phần chính

- Cánh lưới cĩ tác dụng vây lùa đàn cá vào bên trong phần thân và tùng lưới. Chiều dài phần cánh lưới chiếm khoảng 1/2 chiều dài tồn bộ vàng lưới.

- Thân lưới là phần lưới tiếp theo cánh lưới, làm nhiệm vụ tiếp tục lùa đàn cá vào tùng lưới. Chiều dài phần thân lưới chiếm 2/5 chiều dài tồn bộ vàng lưới.

- Tùng lưới là vị trí thu giữ cá, chiều dài tùng lưới chiếm khoảng 1/10 chiều dài tồn bộ vàng lưới.

2. Các phụ kiện của lưới vây

- Dây cáp rút chính cĩ nhiệm vụ chính là cuộn rút để thu gom các đoạn giềng chì về một điểm nhằm khép kín phần đáy lưới khơng cho cá thốt xuống dưới đáy. Tải tác động lên dây cáp rút chính trong quá trình làm việc rất lớn do lực cản của lưới nên trong thiết kế lưới vây thường rất quan tâm đến việc tính độ bền dây cáp rút chính.

- Khĩa xoay cĩ tác dụng tháo xoắn cho dây rút chính trong quá trình cuộn rút. Hình 3.22 minh họa đặc điểm kết cấu của một vàng lưới vây điển hình đang được sử dụng tại Ninh Thuận hiện nay.

Hình 3.22. Kết cấu lưới vây

1. Phao đầu tùng 2. Giềng rút biên đầu tùng 3.Phao 4.Giềng phao 5.Giềng rút biên đầu cánh 6.Dây đầu cánh 7.Dây cáp rút chính 8.Dây tam giác biên đầu cánh 9.Vịng khuyên biên đầu cánh 10.Giềng chì 11.Chì 12.Khĩa xoay 13.Vịng khuyên chính 14.Dây tam giác biên đầu tùng

15.Vịng khuyên biên đầu tùng

Hầu hết các tàu nghề lưới vây của tỉnh Ninh Thuận thuộc hình thức vây một tàu, trong đĩ chu trình thu lưới vây bao gồm các giai đoạn sau:

- Giai đoạn 1 : Thả lưới

Giai đoạn 1 tính bắt đầu sau khi khép kín vịng vây, kết thúc giai đoạn thả lưới. Sau đĩ tiến hành quá trình cuộn rút dây cáp rút chính để thu gom giềng chì đưa lên tàu. Từ khi máy tời bắt đầu làm việc cho đến thời điểm trước khi vịng khuyên và giềng chì được gom về một điểm thì gần như tàu chỉ bị trơi dọc dần vào tâm của vịng lưới vây. Quá trình này thường dẫn tới hiện tượng một phần lưới sẽ bị vướng vào chân vịt tàu. Để khắc phục hiện tượng này thực tế thường dùng một tàu phụ, cịn gọi là tàu chong (vì làm nhiệm vụ chong đèn, kiêm hậu cần) để lai dắt tàu chính theo hướng ngược lại. Khi vịng khuyên chính và chì được gom về một điểm và di chuyển đến sát mạn tàu thì

quá trình cuộn dây rút tạm dừng. Cơng đoạn tiếp theo là tiến hành đưa tồn bộ vịng khuyên và chì lên tàu.

- Giai đoạn 2: Thu lưới và cá.

Song song quá trình cuộn rút dây cáp chính, phần lưới cũng dịch chuyển dần về phía mạn đặt máy thu lưới và lưới được thu lần lượt từ phần cánh cho đến thân lưới. Khi chỉ cịn phần tùng lưới chứa cá nằm dưới nước thì tiến hành thu cá nằm bên trong. Sau khi thu xong cá thì tiếp tục tiến hành thu xếp phần tùng lưới cịn lại tiếp theo. Đến đây xem như kết thúc một chu kỳ đánh bắt. Hình 3.23 minh họa thao tác thu lưới của tàu lưới vây.

Hình 3.23. Hình vẽ minh họa thao tác thu lưới của tàu lưới vây

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá mức độ ổn định thực tế của loại tàu lưới vây khai thác xa bờ tại tỉnh ninh thuận (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)