CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.4 Thuyết hành vi dự định (TPB) (Ajzen, 1991)
Ajzen, (1991), giả định rằng: “Một hành vi có thể được dự báo hoặc giải thích bởi các xu hướng hành vi để thực hiện hành vi đó, các xu hướng hành vi được giả sử bao gồm các nhân tố động cơ mà ảnh hưởng đến hành vi, và được định nghĩa như là mức độ nỗ lực mà mọi người cố gắng để thực hiện hành vi đó”.
Theo Ajzen &Fishbein, (1975) nhận định xu hướng hành vi là một hàm của ba yếu tố: (1) “Các thái độ được khái niệm như là đánh giá tích cực hay tiêu cực về hành vi thực hiện; (2) Sự ảnh hưởng xã hội mà đề cập đến sức ép xã hội được cảm nhận để thực hiện hay không thực hiện hành vi đó; (3) Cuối cùng, thuyết hành vi dự định TPB được Ajzen xây dựng bằng cách bổ sung theo yếu tố kiểm soát hành vi cảm nhận vào mô hình TRA. Thành phần kiểm soát hành vi cảm nhận phản ảnh việc dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi; điều này phụ thuộc vào sự sẵn có của các nguồn lực và các cơ hội để thực hiện hành vi”.
Thông qua thuyết hành vi dự định ta có thể hiểu được cách mà mợt doanh nghiệp đới phó với mợt quy định mới của nhà nước. Với những doanh nghiệp có những ng̀n lực khác nhau thì sẽ có những phản ứng khác nhau. Đó là do sự chi phối của thuyết hành vi dự định.
Các công ty đại chúng tại Việt Nam sẽ bị tác động bởi thuyết hành vi dự định trong việc sẵn sàng áp dụng IFRS. Dưới áp lực của hoạt động kinh doanh và thu hút nhà đầu tư ngoại quốc, thì việc trình bày một bản báo cáo tài chính theo một chuẩn mực rõ ràng và có tính quốc tế hoá cao là một yêu cầu thiết yếu.
Vận dụng thuyết hành vi dự định, em có thể xác định được sự chuẩn bị trong việc áp dụng IFRS của các cơng ty niêm ́t trên sàn chứng khốn tại Việt Nam. Qua đó có thể nhận diện được nhân tớ nợi tại nào có tác đợng đến sự áp dụng IFRS ở các công ty.