trưởng và tạo enzyme của chủng vi khuẩn KTC1
Để đánh giá được sự phát triển cũng như khả năng sinh enzyme của KTC1 ở các pH khác nhau, chúng tôi tiến hành nuôi các chủng giống trong môi trường MPA lỏng trong 24h, sau đó cấy sang môi trường cảm ứng sinh enzyme có cơ chất đậu nành 4%, bổ sung CaCO3 với nồng độ 0.5%, ở mỗi pH môi trường khác nhau: 6,5; 7; 7,5; 8; 8.5 ... trong 40h và ở nhiệt độ 37oC, ly tâm dịch enzyme thô. Đo OD sinh trưởng và hoạt độ của protease ta được kết quả như sau:
Bảng 4.7: Kết quả thí nghiệm ảnh hưởng của pH đến sinh trưởng và sinh tổng hợp enzyme protease của KTC1
pH OD sinh trưởng HĐP (UI/ml)
6,5 1,780 ± 0,003 1,931 ± 0,011
7 2,035 ± 0,002 2,225 ± 0,017
7,5 2,022 ± 0,002 2,099 ± 0,013
8 1,926 ± 0,002 2,014 ± 0,008
Hình 4.6: Đồ thị biểu hiện sự ảnh hưởng của pH đến sinh trưởng và sinh tổng hợp enzyme protease của KTC1
Qua bảng 4.7 ta thấy ở pH 6.5 vi khuẩn phát triển yếu, Khi pH tăng từ 7- 8.5 vi khuẩn sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Ở pH 7 vi khuẩn KTC1 cho hoạt tính enzyme cao nhất (2,225 UI/ml).
Kết quả này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu trước đây của Nguyễn Thị Trần Thụy (2009) khi nghiên cứu sự ảnh hưởng của pH lên sinh trưởng và sinh tổng hợp enzyme protease của vi khuẩn Bacillus subtilis. pH thu hoạt độ protease cao nhất cũng là 7.
Như vậy qua kết quả nghiên cứu các điều kiện môi trường ảnh hưởng đến sinh tổng hợp enzyme prorease của vi khuẩn KTC1 ta có kết luận sau:
Hoạt độ enzyme của vi khuẩn KTC1 đạt cao nhất ở khoảng thời gian 40h, nhiệt độ là 37oC và ở pH = 7.
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ