trưởng và tạo enzyme của các chủng vi khuẩn.
3.5.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian nuôi cấy lên khả năng sinh trưởng và tạo enzyme của các chủng vi khuẩn.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian nuôi cấy lên khả năng sinh trưởng và tạo enzyme của các chủng vi khuẩn theo phương pháp của Phạm Thị Ánh Hồng (2003) [8] như sau:
Tiến hành nuôi vi khuẩn trong môi trường thích hợp, ly trích enzyme thô có trong canh trường. Xác định hoạt tính của protease của môi trường bằng phương pháp Anson theo các khoảng thời gian nuôi cấy 28h, 32h, 36h, 40h, 44h, 48h. Dựa vào kết quả thu được xác định thời gian thích hợp cho quá trình lên men.
3.5.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ nuôi cấy lên khả năng sinh trưởng và tạo enzyme của các chủng vi khuẩn.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ nuôi cấy lên khả năng sinh trưởng và tạo enzyme của các chủng vi khuẩn theo phương pháp của Phạm Thị Ánh Hồng (2003) [8] như sau:
Các chủng giống được nuôi ở 37oC, sau đó cấy vào môi trường thích hợp trong bình trụ miệng nhỏ có chứa 50ml dịch với tỷ lệ 1-2%. Nuôi các bình này trong máy lắc ở các nhiệt độ 27oC, 32oC, 37oC, 42oC, 47oC... với tốc độ 200 vòng/ phút trong thời gian thích hợp. Đo OD, đo pH, hoạt độprotein để chọn nhiệt độ thích hợp.
3.5.3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của pH môi trường lên khả năng sinh trưởng và tạo enzyme của các chủng vi khuẩn.
Chúng tôi Nghiên cứu ảnh hưởng của pH môi trường lên khả năng sinh trưởng và tạo enzyme của các chủng vi khuẩn theo phương pháp của Phạm Thị Ánh Hồng (2003) [8] như sau:
Tiến hành nuôi vi khuẩn trong môi trường và thời gian nuôi cấy thích hợp. Ly trích dịch enzyme thô và xác định hoạt tính của protease có trong canh trường ở mỗi pH môi trường khác nhau: 6,5; 7; 7,5; 8; 8.5 ... Dựa vào kết quả thu được ta chọn pH môi trường thích hợp cho quá trình sinh tổng hợp protease.
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU