(Nguồn: Encyclopaedia Britannica, Inc, 1997)
Nguyên liệu PET Làm khô Nung chảy Lọc
Chuyển đi Tính khối lượng Đưa vào thùng, phun sợi Thổi xoay vòng, làm lạnh Quấn cuộn,
tráng dầu kéo Đưa vào
Tự động chuyển động qua lại,
Quy trình kéo sợi thường được dựa trên ba bước cơ bản sau:
- Bước 1: Nguyên vật liệu thô được cho vào bồn chứa chất lỏng đậm đặc để nung chảy thành chất lỏng
- Bước 2: Dung dịch nung chảy được ép đùn qua khe có nhiều lỗ để tạo thành các bó xơ thơ.
- Bước 3: Xơ thô kéo ra được đưa vào bể đông tụ chứa dung môi là nước, rượu hoặc được cho đi qua dịng khí nóng trực tiếp.
Thơng thường, sợi sẽ được kéo dựa trên phương pháp khô (thông qua dịng khí nóng trực tiêp đến sợi nung chảy) hoặc phương pháp ướt (thông qua dung môi là rượu hoặc nước). Hiện tại, công ty TNHH Mekong đang sản xuất theo phương pháp ướt. Đây là phương pháp sản xuất sợi lâu đời nhất.
❖ Quy trình gia cơng sau khi kéo xơ sợi
Sau khi sợi bán thành phẩm được sản xuất, chúng sẽ được đựng vào trong các thùng nhựa để tập trung thành bó và tiến hành kéo duỗi. Ở quy trình kéo duỗi này, cáp sợi sẽ được duỗi nóng liên tục để định hướng thẳng hàng và sắp xếp cấu trúc tinh thể của các phân tử nhằm cải thiện tính chất chịu bền kéo của sợi. Khu vực kéo giãn được vận hành ở trong điều kiện nhiệt bao gồm các trục, đĩa tiếp xúc, buồng khí nóng, buồng hơi và bể ngấm. Quy trình kết thúc bằng quấn sợi lên trục hoăc trụ chạy với tốc độ cao, hoạt động liên tục lấy xơ sợi ra từ buồng kéo duỗi sợi.
Tiếp theo, xơ sợi sẽ được sấy khô và chuyển đến thiết bị cắt. Độ dài sợi lúc này sẽ được điều chỉnh theo yêu cầu của khách hàng và tính theo đơn vị milimet, thơng thường sẽ là 25mm, 32mm, 38mm, 64mm. Và cuối cùng được chuyển đến khâu đóng gói thành phẩm. Quy trình đóng gói sản phẩm: Thành phẩm sản xuất ra sẽ được ép chặt thành từng khối (mỗi khối khoảng 280 kgs-300 kgs) rồi được bao lại bởi bao bì nilon và dây đai. Đây là loại bao bì cách tĩnh điện và gần đây cải tiến dày hơn để chống nước, nhất và vào mùa mưa.
Nhà máy có hai chuyền chính: một chuyền chạy hàng màu trắng và một chuyền chạy hàng màu nâu/ đen. Mỗi ngày nhà máy sẽ tạo ra khoảng gần 65 tấn thành phẩm màu trắng và 85 tấn thành phẩm màu nâu/đen với trọng lượng mỗi bao dao động từ 250kgs đến 300 kgs tùy theo dòng sản phẩm. Những bao sản phẩm có dầu sẽ có trọng lượng nhẹ hơn những bao thành phẩm khơng dầu, bởi lẽ sản phẩm có dầu sẽ có độ đàn hồi tốt và trơn mượt hơn nên khó để ép chặt vào trong bao hàng.
2.2.2.3 Kho thành phẩm
Số lượng các dịng sản phẩm hiện tại có hơn 20 dịng được phân loại dựa theo màu và denier (độ mịn). Có 3 màu chính là màu nâu, màu đen và màu trắng. Denier hiện tại có các dịng phổ biến như: 1.2D, 3D, 7D, 15D …
❖ Quy trình
Hàng thành phẩm sau khi được sản xuất ra dựa theo kế hoạch của phịng Sale sẽ được đóng gói, dán nhãn với các thơng số cơ bản và xe nâng sẽ sắp xếp theo thành từng cây
hàng theo màu sắc và theo denier. Do diện tích kho hàng khá nhỏ và quản lý tất cả chỉ bằng thủ cơng nên rất khó để phân khu chi tiết theo từng mã hàng, vì thế bộ phận Sale và Logistics phải phối hợp thật chặt chẽ để xuất hàng ra khỏi kho hàng càng sớm càng tốt.
Tương tự như kho nguyên vật liệu, mỗi ngày sẽ có người kiểm kê số lượng thành phẩm, và ghi chú lại số lượng hàng hóa đạt chất lượng tốt và xấu. Để biết được hàng tốt hay xấu được xác định dựa trên hai yếu tố là chất lượng thật của hàng hóa bên trong và bao bì đóng gói. Hàng tốt là hàng có tiêu chuẩn kỹ thuật đạt u cầu và bao bì đóng gói, nhãn cịn ngun vẹn. Hàng kém là hàng có tiêu chuẩn kỹ thuật khơng chuẩn, bao bì bị rách, nhãn in khơng rõ hoặc thậm chí bị ướt do điều kiện thời tiết.
❖ Nguyên nhân hàng trở nên kém chất lượng:
Điều kiện thời tiết ở Việt Nam có hai mùa mưa và mùa nắng, nhất là tháng 7-10 và trong các trường hợp hàng không xuất ngay cho khách được mà phải chờ khách kiểm định (mất khoảng từ 1-2 tuần) hoặc vào mùa cao điểm không đặt được chỗ trên tàu, lúc này kho sẽ bị quá tải và phải mang hàng ra ngồi trời. Với phần trăm diện tích mái che bị giới hạn, khi trời mưa, mặc dù nhà máy đã dùng biện pháp che bạt nhựa và dùng pallet nhựa để hàng không tiếp xúc với mặt đất nhưng cũng rất khó tránh khỏi tình trạng hàng bị ướt và làm bay mực in trên nhãn dán.
❖ Xử lý hàng kém chất lượng:
Hàng kém chất lượng sẽ được phân loại theo mức độ thiệt hại và có cách giải quyết riêng:
- Đối với hàng chỉ bị rách nhẹ, không ảnh hưởng nhiều đến bên trong, mực trên nhãn còn thấy được: vẫn bán cho khách như bình thường.
- Đối với hàng rách nhiều, bị ướt, khơng cịn nhìn thấy chữ trên nhãn sẽ có hai phương án giải quyết:
• Hàng này sẽ được xếp vào danh mục hàng thanh lý và bán với giá rẻ cho khách, đa phần người mua hàng này là khách hàng nội địa
• Đem trở về khâu sản xuất nấu nóng chảy rồi kéo sợi lại, cách này khá tốn kém và rất hạn chế vì nó có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng của hàng mới.
2.2.3 Đầu ra
Nhiệm vụ chính của bộ phận này là giúp phân phối các đơn hàng đến tay khách hàng một cách kịp thời và hiệu quả, hoặc có thể nói đây là nhiệm vụ của bộ phận logistics. Hiện tại, công ty bán hàng cả trong thị trường nội địa lẫn xuất khẩu, trong đó xuất khẩu là chủ yếu. Thị trường xuất khẩu chủ yếu hiện nay của Mekong đó là thị trường Thổ Nhĩ Kỳ, châu Mỹ và châu Âu.
Sau đây là các bước phân phối hàng hóa từ kho thành phẩm đến khách hàng của bộ phận Logistics tại Cơng ty TNHH sợi Mekong
Hình 2-7: Sơ đồ phân phối hàng hóa tại cơng ty TNHH Sợi Mekong (Nguồn: Bộ phận Logistics tại công ty TNHH Sợi Mekong) (Nguồn: Bộ phận Logistics tại công ty TNHH Sợi Mekong)
2.2.3.1 Nhận đơn hàng từ bộ phận Sale
Bộ phận Logistics nhận đơn hàng từ bộ phận Sale, thông tin đơn hàng bao gồm: tên mặt hàng bán, thông tin khách hàng, số lượng, đơn giá, ngày giao hàng, điều khoản thanh toán, và địa chỉ giao hàng…
2.2.3.2 Lên kế hoạch xuất hàng
Khi nhận thông tin đơn hàng, Bộ phận Logistics sắp xếp lên kế hoạch xuất hàng bao gồm các thông tin như sau: Tên hàng, mã hàng, số lượng, trọng lượng, mã số container/seal, ghi chú khi đóng hàng, ngày giao hàng và thơng tin xe lấy hàng. Nếu là hàng xuất khẩu thì Bộ phận Logistics sẽ đặt booking với forwarder. Sau đó, bộ phận Logistics thơng báo
(nếu có) sẵn trước. Bộ phận Logistics sẽ theo dõi quản lý các hoạt động vận chuyển đảm bảo giao hàng đúng hẹn.
2.2.3.3 Nhà máy đóng hàng
Khi nhà máy nhận được lịch đóng hàng từ bộ phận logistics, cơng nhân sẽ dọn hàng ra trước 1 ngày để chuẩn bị cho cơng tác đóng hàng trong sáng hơm sau. Cơng nhân sẽ bắt đầu đóng hàng từ 7h30 sáng cho đến khi hoàn tất các đơn hàng trong kế hoạch.
Xe container sẽ cho xe vào trong máng đóng hàng, sau đó cơng nhân sẽ dùng xe nâng kẹp càng để đem từ kiện hàng chất lên thùng container. Vì đặc điểm đóng gói của sản phẩm, nhà máy sẽ dùng xe nâng kẹp càng chứ không dùng xe nâng bệ, việc dùng loại xe nâng này sẽ giúp cho việc gắp hàng chính xác và nhanh hơn. Tuy nhiên, đơi khi sẽ có những rủi ro như rách bao hoặc đứt dây ràng kiện hàng xảy ra.
Trong q trình đóng hàng sẽ có các thành viên sau: một người giám sát đóng hàng đồng thời ghi lại số liệu, một xe nâng mang hàng chất lên xe và một người đứng bên trong thùng xe để sắp xếp hàng đúng vị trí. Song song đó, họ cũng phải chụp lại kỹ quá trình trước và sau khi đóng container để bộ phận logistics cập nhật cho khách hàng.
2.2.3.4 Kiểm tra thanh toán với Bộ phận Sale
Đối với hàng nội địa: Khi kho đóng hàng xong, Bộ phận Logistics gửi Invoice và Packing list cho Bộ phận Sale, Bộ phận Sale đối chiếu với Invoice và đơn đặt hàng xem đã khớp thông tin và số tiền hay chưa. Sau đó xuất hóa đơn vàkhi khách hàng thanh tốn xong, Bộ phận Sale thông báo cho Bộ phận Logistics để cho phép vận chuyển hàng đi giao.
2.2.3.5 Chuẩn bị các chứng từ hàng hóa, tiến hành thủ tục hải quan và giao hàng
Đối với hàng nội địa:
- Hóa đơn đỏ gốc.
- Đơn đặt hàng (order sheet): 01 bản.
- Phiếu giao hàng: 02 bản có mộc đỏ hoặc logo của công ty.
- Hợp đồng.
- Bảng kê chi tiết hàng hóa.
Đối với hàng xuất khẩu:
- Bộ phận Logistics chuẩn bị và hồn thành các chứng từ hàng hóa, tồn bộ chứng từ bao gồm Sales Contract, Invoice, Packing List, COA, bảo hiểm (nếu có) … gửi cho bộ phận chứng từ của forwarder làm những giấy tờ cần thiết để tiến hành làm thủ tục hải quan.
- Bộ phận chứng từ của forwarder sẽ chuyển toàn bộ chứng từ cho bộ phận giao nhận mang đi đến khai hải quan, xin C/O, xin giấy phép chuyên ngành…Giao nhận sẽ ứng tiền từ kế toán để làm hàng.
- Sau khi tàu đã chạy thì Bộ phận Logistics sẽ gửi CO (nếu có) và chứng từ cho khách hàng.
- Trước khi giao hàng cho khách hàng, Bộ phận Logistics sẽ kiểm tra thanh toán của khách hàng xem đã thanh tốn phần tiền hàng cịn lại hay chưa. Nếu đã thanh tốn rồi thì cho phép forwarder giao hàng cho khách hàng.
- Sau khi giao nhận làm xong lô hàng và cập nhật tất cả các chi phí phát sinh, chi hộ, chi ngoài…sẽ tổng hợp với Bộ phận Logistics. Bộ phận Logistics sẽ báo chi phí làm hàng với Bộ phận Sale và kế toán để làm thủ tục thanh toán cho forwarder. Đồng thời, bộ phận logistics phải luôn theo dõi đơn hàng và tiến độ giao hàng cho bên mua. Đảm bảo việc nhận và chuyển hàng đúng với số lượng và chất lượng.
Hàng hóa sau khi được giao cho khách hàng thì nhân viên xử lý sẽ đưa các chứng từ trở lại phịng kế tốn để kết thúc quy trình xử lý đơn hàng và hạch tốn.
2.2.3.6 Đối với trường hợp hàng bị lỗi:
Cơng ty đã xuất hóa đơn bán hàng và người mua đã nhận hàng. Sau đó người mua phát hiện ra hàng lỗi, kém chất lượng, không đúng mẫu mã, chủng loại. Trong những trường hợp này, Bộ phận Logistics thơng báo với Bộ phận Sale về tình trạng này để cùng điều tra xem hàng hóa bị lỗi hay hư hỏng từ khâu nào: trước khi xuất hàng khỏi kho, vận chuyển hay sau khi tới cảng đích…và đưa ra hướng giải quyết vấn đề.
Các cách giải quyết hàng bị lỗi:
- Đề xuất với khách hàng sẽ giảm giá cho lô hàng sau.
- Nếu hàng bị lỗi hay hư hỏng một phần thì đàm phán với người mua trả lại một phần hàng hư hỏng hoặc toàn bộ số hàng mua và quan trọng nhất phải đàm phán về chi phí vận chuyển sao cho tối ưu và tiết kiệm nhất.
- Nếu khách hàng từ chối nhận hàng tại cảng đến thì có thể thương lượng và đàm phán với một khách hàng khác cùng khu vực với khách hàng đó để giao với giá thấp hơn. Điều này có thể giảm bớt những chi phí phát sinh khi trả hàng về.
2.3 Đánh giá mức độ “xanh” của chuỗi cung ứng tại công ty TNHH Sợi Mekong
Việc đánh giá mức độ “xanh” của chuỗi cung ứng tại công ty TNHH Sợi Mekong được thực hiện thông qua khảo sát bên dưới:
- Mẫu khảo sát: 30 người.
- Đối tượng khảo sát: Công nhân, nhân viên văn phịng tại cơng ty TNHH Sợi Mekong và người dân xung quanh.
- Mục đích khảo sát: Việc khảo sát nhằm giúp xác định mức độ ô nhiễm đến môi trường xung quanh trong quá trình sản xuất xơ sợi tại công ty TNHH sợi Mekong.
- Nội dung khảo sát:
• Nguồn ơ nhiễm từ đâu?
• Mức độ gây ơ nhiễm mơi trường
• Ngun nhân xảy ra tình trạng ơ nhiễm mơi trường Bảng câu hỏi khảo sát như bên dưới:
BẢNG CÂU HỎI
Họ và Tên: Tuổi: Giới tính:
1. Nghề nghiệp của anh/chị:
A. Công nhân Công ty TNHH Mekong
B. Nhân viên văn phịng Cơng ty TNHH Mekong C. Người dân sống xung quanh Công ty TNHH Mekong D. Khác
2. Theo anh/chị, môi trường xung quanh nhà máy Cơng ty TNHH Mekong có ơ nhiễm khơng? (Nếu có, vui lịng tiếp tục thực hiện khảo sát, nếu khơng dừng khảo sát)
A. Có B. Khơng
3. Anh/chị nhận thấy môi trường xung quanh Công ty TNHH Mekong bị ơ nhiễm từ: A. Khí thải
B. Nước thải C. Cả hai yếu tố trên D. Khác
4. Anh/chị vui lịng đánh giá mức độ ơ nhiễm từ thang điểm 1-5 A. Không ô nhiễm
B. Ít ơ nhiễm C. Ơ nhiễm vừa D. Ô nhiễm cao E. Ô nhiễm rất cao
5. Theo anh/chị nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường xung quanh Công ty TNHH Mekong là: A. Do nguyên vật liệu đầu vào bẩn
B. Do hệ thống xử lý chất thải của công ty kém
C. Do ý thức ban quản lý công ty TNHH Sợi Mekong kém D. Do cơng tác quản lý của chính quyền địa phương lỏng lẻo
Theo kết quả khảo sát, trong 30 người tham gia thì có 15 người là cơng nhân, 8 người là nhân viên văn phòng và 7 người là người dân xung quanh. Tất cả 30 người đều khẳng định rằng hoạt động sản xuất tại công ty Mekong gây ra ô nhiễm trầm trọng thông qua khí thải và nước thải.
Hình 2-8: Biểu đồ thể hiện nguồn ô nhiễm từ việc sản xuất tại công ty TNHH Sợi Mekong
Sau khi khảo sát, nguồn ô nhiễm dễ nhận biết nhất là qua khí thải và nước thải. Tỷ lệ của hai nguồn ô nhiễm này gần như bằng nhau. Và có đến 57% số người khảo sát cho rằng mức độ ô nhiễm đang diễn ra ở mức cao. Khí thải và nước thải thải ra mỗi ngày đều đen kịt làm ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường tại khu công nghiệp và người dân xung quanh.
Hình 2-9: Mức độ ơ nhiễm tại cơng ty TNHH Sợi Mekong
20%
30% 50%
Khí thải Nước thải Cả hai yếu tố
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18
Bốn ngun nhân chính gây ra việc ơ nhiễm này là do nguyên vật liệu đầu vào bẩn, do hệ thống xử lý chất thải của công ty kém, do ý thức ban quản lý công ty TNHH Sợi Mekong kém, do cơng tác quản lý của chính quyền địa phương lỏng lẻo. Trong đó, hai nguyên nhân đầu tiên chiếm đến 70%.
Đánh giá hiệu quả của từng khâu như sau:
- Đầu vào: nguồn nguyên vật liệu được thu mua đều dựa trên giá rẻ, không quan tâm đến chất lượng đầu vào và nguồn gốc xuất xứ, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và chất lượng thành phẩm làm ra. Hiệu quả: thấp.
- Sản xuất: Máy móc thiết bị cũ kỹ, tiềm ẩn rất nhiều rủi ro liên quan đến an toàn lao động cho cơng nhân. Diện tích kho bãi bị giới hạn. Hệ thống cống rãnh và hệ thống xử lý nước thải cịn sơ sài gây ơ nhiễm mơi trường. HIệu quả: thấp.
- Đầu ra: Logistics vẫn cịn phụ thuộc phần lớn vào các cơng ty dịch vụ, tuy nhiên việc vận chuyển hàng vẫn thuận lợi và không xảy ra nhiều vấn đề. Hiệu quả: trung bình
Tóm lại, mặc dù việc sử dụng phế liệu để tái chế lại thành một sản phẩm xơ sợi có thể