(Nguồn: Bộ phận Logistics tại công ty TNHH Sợi Mekong)
2.2.3.1 Nhận đơn hàng từ bộ phận Sale
Bộ phận Logistics nhận đơn hàng từ bộ phận Sale, thông tin đơn hàng bao gồm: tên mặt hàng bán, thông tin khách hàng, số lượng, đơn giá, ngày giao hàng, điều khoản thanh toán, và địa chỉ giao hàng…
2.2.3.2 Lên kế hoạch xuất hàng
Khi nhận thông tin đơn hàng, Bộ phận Logistics sắp xếp lên kế hoạch xuất hàng bao gồm các thông tin như sau: Tên hàng, mã hàng, số lượng, trọng lượng, mã số container/seal, ghi chú khi đóng hàng, ngày giao hàng và thơng tin xe lấy hàng. Nếu là hàng xuất khẩu thì Bộ phận Logistics sẽ đặt booking với forwarder. Sau đó, bộ phận Logistics thơng báo
(nếu có) sẵn trước. Bộ phận Logistics sẽ theo dõi quản lý các hoạt động vận chuyển đảm bảo giao hàng đúng hẹn.
2.2.3.3 Nhà máy đóng hàng
Khi nhà máy nhận được lịch đóng hàng từ bộ phận logistics, cơng nhân sẽ dọn hàng ra trước 1 ngày để chuẩn bị cho cơng tác đóng hàng trong sáng hơm sau. Cơng nhân sẽ bắt đầu đóng hàng từ 7h30 sáng cho đến khi hoàn tất các đơn hàng trong kế hoạch.
Xe container sẽ cho xe vào trong máng đóng hàng, sau đó cơng nhân sẽ dùng xe nâng kẹp càng để đem từ kiện hàng chất lên thùng container. Vì đặc điểm đóng gói của sản phẩm, nhà máy sẽ dùng xe nâng kẹp càng chứ không dùng xe nâng bệ, việc dùng loại xe nâng này sẽ giúp cho việc gắp hàng chính xác và nhanh hơn. Tuy nhiên, đơi khi sẽ có những rủi ro như rách bao hoặc đứt dây ràng kiện hàng xảy ra.
Trong q trình đóng hàng sẽ có các thành viên sau: một người giám sát đóng hàng đồng thời ghi lại số liệu, một xe nâng mang hàng chất lên xe và một người đứng bên trong thùng xe để sắp xếp hàng đúng vị trí. Song song đó, họ cũng phải chụp lại kỹ quá trình trước và sau khi đóng container để bộ phận logistics cập nhật cho khách hàng.
2.2.3.4 Kiểm tra thanh toán với Bộ phận Sale
Đối với hàng nội địa: Khi kho đóng hàng xong, Bộ phận Logistics gửi Invoice và Packing list cho Bộ phận Sale, Bộ phận Sale đối chiếu với Invoice và đơn đặt hàng xem đã khớp thông tin và số tiền hay chưa. Sau đó xuất hóa đơn vàkhi khách hàng thanh tốn xong, Bộ phận Sale thông báo cho Bộ phận Logistics để cho phép vận chuyển hàng đi giao.
2.2.3.5 Chuẩn bị các chứng từ hàng hóa, tiến hành thủ tục hải quan và giao hàng
Đối với hàng nội địa:
- Hóa đơn đỏ gốc.
- Đơn đặt hàng (order sheet): 01 bản.
- Phiếu giao hàng: 02 bản có mộc đỏ hoặc logo của công ty.
- Hợp đồng.
- Bảng kê chi tiết hàng hóa.
Đối với hàng xuất khẩu:
- Bộ phận Logistics chuẩn bị và hồn thành các chứng từ hàng hóa, tồn bộ chứng từ bao gồm Sales Contract, Invoice, Packing List, COA, bảo hiểm (nếu có) … gửi cho bộ phận chứng từ của forwarder làm những giấy tờ cần thiết để tiến hành làm thủ tục hải quan.
- Bộ phận chứng từ của forwarder sẽ chuyển toàn bộ chứng từ cho bộ phận giao nhận mang đi đến khai hải quan, xin C/O, xin giấy phép chuyên ngành…Giao nhận sẽ ứng tiền từ kế toán để làm hàng.
- Sau khi tàu đã chạy thì Bộ phận Logistics sẽ gửi CO (nếu có) và chứng từ cho khách hàng.
- Trước khi giao hàng cho khách hàng, Bộ phận Logistics sẽ kiểm tra thanh toán của khách hàng xem đã thanh tốn phần tiền hàng cịn lại hay chưa. Nếu đã thanh tốn rồi thì cho phép forwarder giao hàng cho khách hàng.
- Sau khi giao nhận làm xong lô hàng và cập nhật tất cả các chi phí phát sinh, chi hộ, chi ngoài…sẽ tổng hợp với Bộ phận Logistics. Bộ phận Logistics sẽ báo chi phí làm hàng với Bộ phận Sale và kế toán để làm thủ tục thanh toán cho forwarder. Đồng thời, bộ phận logistics phải luôn theo dõi đơn hàng và tiến độ giao hàng cho bên mua. Đảm bảo việc nhận và chuyển hàng đúng với số lượng và chất lượng.
Hàng hóa sau khi được giao cho khách hàng thì nhân viên xử lý sẽ đưa các chứng từ trở lại phịng kế tốn để kết thúc quy trình xử lý đơn hàng và hạch tốn.
2.2.3.6 Đối với trường hợp hàng bị lỗi:
Cơng ty đã xuất hóa đơn bán hàng và người mua đã nhận hàng. Sau đó người mua phát hiện ra hàng lỗi, kém chất lượng, không đúng mẫu mã, chủng loại. Trong những trường hợp này, Bộ phận Logistics thơng báo với Bộ phận Sale về tình trạng này để cùng điều tra xem hàng hóa bị lỗi hay hư hỏng từ khâu nào: trước khi xuất hàng khỏi kho, vận chuyển hay sau khi tới cảng đích…và đưa ra hướng giải quyết vấn đề.
Các cách giải quyết hàng bị lỗi:
- Đề xuất với khách hàng sẽ giảm giá cho lô hàng sau.
- Nếu hàng bị lỗi hay hư hỏng một phần thì đàm phán với người mua trả lại một phần hàng hư hỏng hoặc toàn bộ số hàng mua và quan trọng nhất phải đàm phán về chi phí vận chuyển sao cho tối ưu và tiết kiệm nhất.
- Nếu khách hàng từ chối nhận hàng tại cảng đến thì có thể thương lượng và đàm phán với một khách hàng khác cùng khu vực với khách hàng đó để giao với giá thấp hơn. Điều này có thể giảm bớt những chi phí phát sinh khi trả hàng về.
2.3 Đánh giá mức độ “xanh” của chuỗi cung ứng tại công ty TNHH Sợi Mekong
Việc đánh giá mức độ “xanh” của chuỗi cung ứng tại công ty TNHH Sợi Mekong được thực hiện thông qua khảo sát bên dưới:
- Mẫu khảo sát: 30 người.
- Đối tượng khảo sát: Công nhân, nhân viên văn phịng tại cơng ty TNHH Sợi Mekong và người dân xung quanh.
- Mục đích khảo sát: Việc khảo sát nhằm giúp xác định mức độ ô nhiễm đến môi trường xung quanh trong q trình sản xuất xơ sợi tại cơng ty TNHH sợi Mekong.
- Nội dung khảo sát:
• Nguồn ơ nhiễm từ đâu?
• Mức độ gây ơ nhiễm mơi trường
• Ngun nhân xảy ra tình trạng ơ nhiễm mơi trường Bảng câu hỏi khảo sát như bên dưới:
BẢNG CÂU HỎI
Họ và Tên: Tuổi: Giới tính:
1. Nghề nghiệp của anh/chị:
A. Công nhân Công ty TNHH Mekong
B. Nhân viên văn phịng Cơng ty TNHH Mekong C. Người dân sống xung quanh Công ty TNHH Mekong D. Khác
2. Theo anh/chị, môi trường xung quanh nhà máy Cơng ty TNHH Mekong có ơ nhiễm khơng? (Nếu có, vui lịng tiếp tục thực hiện khảo sát, nếu không dừng khảo sát)
A. Có B. Khơng
3. Anh/chị nhận thấy môi trường xung quanh Công ty TNHH Mekong bị ơ nhiễm từ: A. Khí thải
B. Nước thải C. Cả hai yếu tố trên D. Khác
4. Anh/chị vui lịng đánh giá mức độ ơ nhiễm từ thang điểm 1-5 A. Khơng ơ nhiễm
B. Ít ơ nhiễm C. Ô nhiễm vừa D. Ô nhiễm cao E. Ô nhiễm rất cao
5. Theo anh/chị nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường xung quanh Công ty TNHH Mekong là: A. Do nguyên vật liệu đầu vào bẩn
B. Do hệ thống xử lý chất thải của công ty kém
C. Do ý thức ban quản lý công ty TNHH Sợi Mekong kém D. Do cơng tác quản lý của chính quyền địa phương lỏng lẻo
Theo kết quả khảo sát, trong 30 người tham gia thì có 15 người là cơng nhân, 8 người là nhân viên văn phòng và 7 người là người dân xung quanh. Tất cả 30 người đều khẳng định rằng hoạt động sản xuất tại công ty Mekong gây ra ơ nhiễm trầm trọng thơng qua khí thải và nước thải.
Hình 2-8: Biểu đồ thể hiện nguồn ô nhiễm từ việc sản xuất tại công ty TNHH Sợi Mekong
Sau khi khảo sát, nguồn ô nhiễm dễ nhận biết nhất là qua khí thải và nước thải. Tỷ lệ của hai nguồn ô nhiễm này gần như bằng nhau. Và có đến 57% số người khảo sát cho rằng mức độ ô nhiễm đang diễn ra ở mức cao. Khí thải và nước thải thải ra mỗi ngày đều đen kịt làm ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường tại khu công nghiệp và người dân xung quanh.
Hình 2-9: Mức độ ơ nhiễm tại cơng ty TNHH Sợi Mekong
20%
30% 50%
Khí thải Nước thải Cả hai yếu tố
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18
Bốn ngun nhân chính gây ra việc ơ nhiễm này là do nguyên vật liệu đầu vào bẩn, do hệ thống xử lý chất thải của công ty kém, do ý thức ban quản lý công ty TNHH Sợi Mekong kém, do cơng tác quản lý của chính quyền địa phương lỏng lẻo. Trong đó, hai nguyên nhân đầu tiên chiếm đến 70%.
Đánh giá hiệu quả của từng khâu như sau:
- Đầu vào: nguồn nguyên vật liệu được thu mua đều dựa trên giá rẻ, không quan tâm đến chất lượng đầu vào và nguồn gốc xuất xứ, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và chất lượng thành phẩm làm ra. Hiệu quả: thấp.
- Sản xuất: Máy móc thiết bị cũ kỹ, tiềm ẩn rất nhiều rủi ro liên quan đến an toàn lao động cho cơng nhân. Diện tích kho bãi bị giới hạn. Hệ thống cống rãnh và hệ thống xử lý nước thải còn sơ sài gây ô nhiễm môi trường. HIệu quả: thấp.
- Đầu ra: Logistics vẫn cịn phụ thuộc phần lớn vào các cơng ty dịch vụ, tuy nhiên việc vận chuyển hàng vẫn thuận lợi và không xảy ra nhiều vấn đề. Hiệu quả: trung bình
Tóm lại, mặc dù việc sử dụng phế liệu để tái chế lại thành một sản phẩm xơ sợi có thể được xem là một ý tưởng giúp xanh hóa mơi trường, góp phần nào làm giảm lượng nhựa phế liệu ngồi mơi trường sống của chúng ta. Tuy nhiên, ý tưởng này như con dao hai lưỡi, nếu như hành động khơng đến nơi đến chốn thì cũng sẽ mang lại hậu quả vô cùng lớn cho môi trường xung quanh. Trường hợp của Công ty TNHH Sợi Mekong là một minh chứng điển hình khi mà cơng ty quá vội vàng muốn tạo ra lợi nhuận mà quên mất trách nhiệm với mơi trường xung quanh.
TĨM TẮT CUỐI CHƯƠNG 2
Công ty TNHH Sợi Mekong là một cơng ty hồn tồn của Trung Quốc, nên dường như vấn đề bảo vệ môi trường không được đặt lên hàng đầu. Việc Công ty TNHH Sợi Mekong tái chế nhựa phế liệu thành một sản phẩm mới giúp ích có thể được xem là một sáng kiến hay trong việc giảm bớt lượng phế liệu gây ô nhiễm trong môi trường tự nhiên. Tuy nhiên, cách thức vận hành quy trình sản xuất vẫn chưa thực sự hiệu quả và chưa thực sự “sạch” ở tất cả các khâu.
Dựa trên khảo sát trên, ta có thể thấy được mơi trường xung quanh cơng ty TNHH Sợi Mekong đang trong tình trạng báo động khi hiện tượng ơ nhiễm nước, khơng khí đang diễn ra hằng ngày dưới sự chứng kiến của tất cả mọi người, từ công nhân đến người dân xung quanh. Chung quy lại, cơng ty vẫn cịn tồn đọng một số vấn đề sau:
- Nguồn nguyên vật liệu đầu vào vẫn chưa ổn định, chưa có một quy chuẩn nào, và vẫn chưa “sạch”. Đây là nguyên nhân chính gây ra ơ nhiễm mơi trường.
- Máy móc sản xuất cũ kỹ, hệ thống cống rãnh chưa hoạt động tốt.
- Hệ thống quản lý chưa chặt chẽ, từ việc ghi chép số liệu đến việc điều hành xuất hàng và nhập hàng.
- Diện tích kho bãi và nhà máy sản xuất vẫn cịn hạn chế, khó khăn trong việc bảo quản hàng hóa nhất là mùa mưa cũng như việc cung không đủ cầu trong mùa cao điểm.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHUỖI CUNG ỨNG XANH TẠI CÔNG TY TNHH SỢI MEKONG
Theo lý thuyết ở chương 1, ta có cơng thức chuỗi cung ứng xanh như sau:
Chuỗi cung ứng xanh = Thiết kế sản phẩm xanh + Quản lý vật liệu xanh + Sản xuất xanh + Phân phối và Marketing xanh + Logistics ngược
Các giải pháp phát triển chuỗi cung ứng xanh sẽ được xây dựng trên nền tảng công thức trên. Chuỗi cung ứng hiện tại của Công ty TNHH Sợi Mekong vẫn chưa thể “xanh” bởi lẽ có rất nhiều khâu từ ngun vật liệu đến q trình vận chuyển, cơng ty vẫn chưa chủ động được. Nguyên liệu hiện tại vẫn còn phải thu mua rất nhiều qua trung gian, máy móc sản xuất đều là máy móc cũ nhập khẩu từ Trung Quốc, hệ thống cống rãnh chưa tốt, thậm chí chưa có hệ thống quản lý chặt chẽ từ khâu nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra. Chính vì lẽ đó, sự hao hụt ngun vật liệu, nhiên liệu và cả lượng chất thải thải ra môi trường không thể quản lý chặt chẽ được. Công ty TNHH Sợi Mekong cần xây dựng một chuỗi các giải pháp vừa giúp tối ưu hóa chi phí, vừa đem lại nhiều lợi ích cho mơi trường. Hơn nữa, nhìn vào chuỗi cung ứng hiện tại của cơng ty, ta thấy đây là một chuỗi hoàn tồn khơng xanh, từ đầu vào đến đầu ra. Tuy nhiên, giải pháp xanh dành cho khâu sản xuất và khâu đầu ra rất khó thực thi. Bởi lẽ khâu sản xuất địi hỏi phải có kiến thức chuyên sâu về kỹ thuật, còn ở khâu đầu ra, người tiêu thụ chẳng quan tâm nhiều về vấn đề xanh, họ chỉ quan tâm về lợi ích kinh tế, chỉ cần giá thành rẻ cho sản phẩm mà họ mong muốn. Vì vậy ở phần giải pháp sẽ đề cập chủ yếu về nguồn gốc nguyên vật liệu vì đây vẫn đang là một trong những trăn trở của nhà nước Việt Nam hiện nay.
3.1 Phát triển chuỗi cung ứng nguyên vật liệu xanh
3.1.1 Thu mua trực tiếp phế phẩm tại các nhà máy sản xuất nhựa
Từ chuỗi giá trị nguyên vật liệu, ta thấy các phế thải nhựa PET từ lúc thải ra đến khi trở thành hạt nhựa hay mảnh nhựa phế liệu sử dụng tại các cơ sở sản xuất công nghiệp phải trải qua những q trình thu gom, phân loại, xử lí, vận chuyển … phức tạp gây lãng phí
tiền, thời gian cũng như làm giảm chất lượng hạt nhựa, mảnh nhựa phế liệu khi đến các cơ sở sản xuất công nghiệp.
Vì nhựa có đặc thù là nhựa ngun sinh đem đi tái sinh thành loại sản phẩm khác, chứ không được dùng cho cùng một mục đích hai lần. Nếu tận dụng thu mua tại nguồn các nguồn nguyên liệu trực tiếp từ nguồn phế phẩm, rác thải từ quá trình sản xuất sản phẩm PET sẽ giúp tăng chất lượng nguyên liệu đầu vào. Đây là giải pháp tạm thời cho công ty, mặc dù chắc chắn giá thành sẽ cao hơn nhưng xét về yếu tố môi trường, giải pháp này sẽ góp phần làm xanh hóa chuỗi sản xuất tại công ty.
Sơ bộ như sau, với dây chuyền cơng nghệ hiện nay hiệu suất tồn bộ quá trình sản xuất các sản phẩm từ nhựa PET trung bình là là 99%, tức là có 1% phế phẩm và rác trong quá trình sản xuất. Con số 1% này là rất thấp, thực tế tỉ lệ phế phẩm tại các doanh nghiệp khoảng 20-30%, nhưng họ lại đưa các sản phẩm lỗi trở lại vòng quay sản xuất và tái chế thêm một lần nữa để tạo ra các dịng sản phẩm thấp cấp hơn. Họ tính toán con số 1% bằng cách lấy chênh lệch số lượng sản phẩm đầu ra so với nguyên vật liệu đầu vào. Ta có thể ước tính sơ bộ nguồn ngun liệu thơng qua một số ví dụ điển hình sau: Nhắc đến sản xuất bao bì nhựa PET khơng thể khơng nhắc đến Cơng ty Cổ Phần Nhựa Ngọc Nghĩa. Thành lập từ năm 1993, đến nay Ngọc Nghĩa đang là một trong những doanh nghiệp lớn của ngành nhựa PET, sở hữu hơn 30% thị phần và nắm hơn 80% thị trường chai PET. Cơng ty này có nguồn thu ổn định đến từ những khách hàng lớn là Coca Cola Việt Nam, PepsiCo Việt Nam, Vinamilk, Unilever, Tường An, Masan… Riêng hai hãng Coca Cola Việt Nam và PepsiCo Việt Nam xem Ngọc Nghĩa là nhà cung