Biểu đồ thể hiện lượng CO2 thải ra trên thế giới từ năm 2007-2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển chuỗi cung ứng xanh tại công ty TNHH sợi mekong (Trang 28 - 42)

(Nguồn: https://www.eia.gov)

Dựa theo biểu đồ, trong giai đoạn 2007-2017, lượng CO2 được thải ra trên thế giới có sự suy giảm đáng kể, khoảng 1 triệu tấn. Nhìn chung, tình hình ơ nhiễm được cải thiện một chút, tuy nhiên con số 5142 triệu tấn CO2 vẫn còn khá cao so với môi trường sống của chúng ta.

Chính vì vậy, việc mọi người ngày càng có ý thức và tôn trọng hơn đối với môi trường cũng là một trong những chiến lược cạnh tranh hàng đầu của nhiều cơng ty. Do đó, việc áp dụng các yếu tố xanh vào hệ thống Logistics đóng vai trị quan trọng trên tồn thế giới. Nó giúp ứng phó với biến đổi khí hậu tồn cầu, duy trì hệ sinh thái, giảm ảnh hưởng lên môi trường: giảm lượng phát thải CO2, giảm cấp độ tiếng ồn. Bên cạnh đó, chuỗi cung ứng xanh cịn giúp phát triển trong mối quan hệ hài hồ với văn hoá và các nguồn tài nguyên có sẵn, tiếp cận nguồn nước sạch, năng lượng sạch và xử lý tốt vấn đề rác thải.

1.2.3 Đối với xã hội

Tác động xã hội của một cơng ty có thể được đo lường bằng sự hài lòng của các nhân viên, khách hàng và cũng bởi thực tiễn lao động, tác động cộng đồng, nhân quyền và trách nhiệm sản phẩm. Về bản chất, một doanh nghiệp bền vững sẽ đưa ra quyết định liên quan đến cộng đồng và người lao động của họ với mục đích góp phần hướng tới sự phát triển của xã hội. Các yếu tố xã hội đóng góp ngày càng tăng đến hiệu suất của một

4600 4800 5000 5200 5400 5600 5800 6000 6200 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

công ty khi người tiêu dùng đang trở nên ý thức về ý nghĩa của nó. Một cơng ty nhận thức về xã hội là công ty giám sát điều kiện lao động để đảm bảo rằng chúng đạt tiêu chuẩn (mức lương thoả đáng, mơi trường làm việc an tồn, giờ làm việc tốt), ví dụ lao động trẻ em. Trong ngành cơng nghiệp Logistics, nhìn vào những khía cạnh xã hội sẽ bao gồm giờ lái xe có thể chịu đựng với thời gian nghỉ ngơi đầy đủ hoặc đóng góp đối với cộng đồng thơng qua giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Vì vậy, Logistics xanh có thể giảm thiểu các chi phí xã hội, nâng cao sức khoẻ và chất lượng cuộc sống.

1.3 Những thách thức trong chuỗi cung ứng xanh

Thứ nhất, chuỗi cung ứng xanh là mơ hình sản xuất được hình thành và triển khai ở các

nước phát triển, nơi có nền kinh tế mạnh làm nền tảng, có trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến để làm tiền đề. Trong khi đó, Việt Nam là nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình thấp, các điều kiện nền tảng cịn thiếu và yếu nên khó mà đáp ứng được các yêu cầu của chuỗi cung ứng xanh, đặc biệt là về vốn, nguồn nhân lực hay trình độ cơng nghệ.

Thứ hai, khủng hoảng kinh tế thế giới kéo dài đã làm suy kiệt nguồn lực của các quốc

gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, khiến các nguồn lực phải tập trung vào giải quyết các vấn đề ngắn hạn cơ bản như tạo việc làm, khôi phục tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề nóng của xã hội,… mà tạm gác lại các yếu tố dài hạn, ít cấp thiết hơn. Ngoài ra, nguồn vốn cho các dự án phát triển chuỗi cung ứng xanh ở các nước đang phát triển như Việt Nam đến từ các công ty, tổ chức quốc tế cũng bị cắt giảm do khủng hoảng.

Thứ ba, nhận thức cịn yếu kém, khơng đầy đủ. Quá trình chuyển đổi sản xuất từ chuỗi

truyền thống sang chuỗi xanh thường diễn ra khi nhận thức đã ở một trình độ nhất định. Người tiêu dùng cần phải nhận thức được tác động của quyết định tiêu dùng của mình tới mơi trường sống, cũng như các vấn đề xã hội liên quan, người sản xuất cũng phải nhận thức được rằng mục tiêu của họ không chỉ dừng lại ở việc tối đa hóa lợi nhuận (bằng tiền) cho bản thân mà là tối đa hóa lợi ích cho cả xã hội để hướng tới một sự phát triển bền vững. Trong khi đó các nhà quản lý cũng phải nhận thức được vai trò “người

thiết lập trò chơi” của mình. Các nhà quản lý phải tự định rõ mục tiêu phát triển cho đất nước là phát triển bền vững cho nhiều thế hệ con cháu chứ không chỉ tập trung phát triển bằng mọi giá mà tiêu tốn và phá hủy mất nền tảng của các thế hệ sau.

Thứ tư là thể chế yếu kém. Chính nhận thức yếu kém là nguồn gốc của sự yếu kém về

thể chế. Đối với quản lý nhà nước, hạn chế của nhận thức về “xanh hóa” khiến các nhà hoạch định chính sách cịn lúng túng khi đưa ra các các “luật chơi” mang tính đồng bộ để định hướng buộc các “người chơi” hướng tới quá trình sản xuất xanh. Việc thiếu các luật, các qui định dưới dạng các văn bản pháp qui về chuỗi cung ứng xanh thể hiện điều đó. Cịn đối với các doanh nghiệp, việc thiếu nhận thức về chuỗi cung ứng xanh khiến các doanh nghiệp bị hạn chế về tầm tư duy trong việc lập các chiến lược phát triển trong dài hạn, cũng như sai lầm trong các kế hoạch kinh doanh ngắn hạn. Để tham gia vào chuỗi cung ứng xanh doanh nghiệp sẽ phải rời bỏ những lợi ích trong ngắn hạn để hướng tới tương lai phát triển lâu bền hơn, cùng với đó doanh nghiệp phải xây dựng được những nguyên tắc quản lý mới, hiện đại hơn, tối ưu hơn cho hoạt động của mình. Điều này nghe đơn giản nhưng hồn tồn khơng dễ thực hiện.

Thứ năm, các nguồn lực tăng trưởng bị thiếu cũng là lý do quan trọng của những bất

cập mà Việt Nam gặp phải trong việc chuyển đổi sang chuỗi cung ứng xanh. Nguồn lực ở đây, ngồi vốn tài chính cịn là nguồn nhân lực, cơng nghệ, trình độ cơng nghệ, trình độ quản lý giám sát. Thiếu vốn là nguyên nhân cơ bản nhưng các nguồn lực còn lại mới là mấu chốt vấn đề. Tất nhiên, có thể khơng khó khăn khi nhận thấy rằng tham gia vào chuỗi cung ứng xanh sẽ mang lại những lợi ích lớn và lâu dài nhưng không phải ai cũng dám bỏ vốn đầu tư vào nâng cao cơng nghệ, đổi mới q trình sản xuất để có thể tham gia vào chuỗi cung ứng xanh. Lý do một phần vì họ thường vấp phải những khó khăn về tiếp cận cơng nghệ mới và có đủ trình độ quản lý và giám sát. Nếu như vấn đề nguồn vốn có thể được giải quyết trong thời gian ngắn bằng việc vay vốn thì khả năng nắm bắt cơng nghệ, trình độ quản lý lại phải qua đào tạo và làm việc thực tiễn. Còn một số nguyên nhân khách quan nữa khiến việc đổi mới công nghệ, thiết bị của đại đa số doanh nghiệp

giẫm chân tại chỗ là: doanh nghiệp đang thiếu thông tin về các công nghệ mới trên thị trường; chi phí đầu tư cho cơng nghệ lớn hơn rất nhiều chi phí đầu tư cho sản xuất thơng thường nên chủ yếu là doanh nghiệp thiếu vốn để đầu tư đồng bộ một dây chuyền; đầu ra của sản phẩm công nghệ cao ở Việt Nam cịn nhỏ hẹp; tiêu chuẩn cơng nghệ áp dụng ở Việt Nam lạc hậu hơn thế giới nên nhiều doanh nghiệp chần chừ... Đó là chưa kể đến việc cần có quỹ đầu tư mạo hiểm để giúp doanh nghiệp yên tâm khi quyết định đầu tư trong khi những quĩ như vậy lại rất thiếu ở Việt Nam. Ngồi ra, quy mơ thị trường còn hạn hẹp, hạ tầng phục vụ sản xuất và tiêu dùng xanh cũng phần nào ảnh hưởng đến việc giới thiệu và mở rộng xu hướng tích cực này.

Tóm lại, những yếu kém và bất cập trong quá trình chuyển đổi sang chuỗi cung ứng xanh ở Việt Nam có thể được giải thích bằng nhiều ngun nhân nhưng tựu trung lại là do thiếu thể chế ràng buộc, thiếu nguồn lực và thiếu động lực. Do đó, để thúc đẩy tiến trình “xanh hóa” các chuỗi cung ứng ở Việt Nam còn rất nhiều điều phải làm từ các vấn đề ở tầm vĩ mô như thể chế, cơ chế chính sách tới các vấn đề liên quan tới thay đổi nhận thức của người sản xuất và người tiêu dùng về “tiêu dùng xanh” và “mua sắm xanh”. Chính phủ với tư cách là “một người tiêu dùng lớn” cần nâng cao các yêu cầu về “xanh hóa” trong hoạt động mua sắm của mình để qua đó thay đổi hành vi của các nhà sản xuất, các nhà cung ứng. Ngoài ra, với tư cách là “người thiết lập luật chơi” Chính phủ cần có các chính sách, biện pháp hành chính để thay đổi “động cơ” của nhà sản xuất để kích thích q trình chuyển đổi từ chuỗi truyền thống sang chuỗi xanh.

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng xanh

Một số các yếu tố có thể ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng xanh. Tùy thuộc vào từng trường hợp, các yếu tố này có những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực ở các mức độ khác nhau đến sự hình thành và phát triển của chuỗi cung ứng xanh. Các yếu tố đó bao gồm:

1.4.1 Yếu tố tài chính

Cơng nghệ thân thiện với môi trường và tiết kiệm năng lượng địi hỏi lượng đầu tư khá lớn, vì thế nếu các doanh nghiệp sản xuất khơng có đủ vốn hoặc khơng thể tiếp cận đến

vốn từ các nguồn bên ngồi (ví dụ ngân hàng, nhà tài trợ,…), doanh nghiệp rất khó chuyển đổi sang công nghệ thân thiện với môi trường và tiết kiệm năng lượng mặc dù doanh nghiệp nhận thức được rằng các cơng nghệ mới sẽ đem lại lợi ích về lâu dài cho họ.

1.4.2 Các yếu tố thể chế, các quy định của cơ quan chức năng

Trong quá trình thực hiện chuyển đổi sản xuất sang chuỗi cung ứng xanh, các quy định và giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước đóng vai trị rất quan trọng. Chẳng hạn các quy định được nhà nước ban hành liên quan đến tiêu chuẩn môi trường trong hoạt động sản xuất, dán nhãn sinh thái đối với sản phẩm,… sẽ là điều kiện cần để thúc đẩy q trình xanh hóa chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, để có thể có tác động thực sự đến chuỗi cung ứng xanh, ngoài các quy định ban hành, cơ quan quản lý nhà nước phải giám sát hiệu quả việc thực hiện các quy định của các cơng ty sản xuất. Có nhiều trường hợp, quy định về đảm bảo môi trường và tiết kiệm năng lượng được đưa ra nhưng lại khơng có phương tiện giám sát và các biện pháp chế tài hợp lý, vì thế các cơng ty sản xuất khơng có động lực để giảm thiểu ô nhiễm môi trường hay tiết kiệm năng lượng bằng các cải tiến công nghệ, trang thiết bị sản xuất phù hợp.

1.4.3 Quy mô thị trường

Quy mô thị trường sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất cũng là một nhân tố ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng xanh. Khi một doanh nghiệp sản xuất có thị phần lớn, chi phí đầu tư vào cải tiến trang thiết bị máy móc thân thiện với mơi trường và tiết kiệm năng lượng sẽ được dàn trải đều cho số lượng sản phẩm cung ứng, vì thế chi phí trung bình sẽ giảm và doanh nghiệp có động lực để đầu tư vào trang thiết bị hay qui trình sản xuất mới. Ngược lại, khi thị phần của một cơng ty hạn chế, chi phí đầu tư nhằm nâng cấp hay đổi mới trang thiết bị, máy móc, qui trình sản xuất sẽ trở nên tốn kém (so với sản lượng sản xuất trung bình của doanh nghiệp), do đó doanh nghiệp sẽ giảm động lực để thay đổi công nghệ thân thiện với môi trường và tiết kiệm năng lượng.

1.4.4 Con người và nguồn nhân lực

Trong quá trình đổi mới hay cải tiến công nghệ nhằm đảm bảo chuỗi cung ứng xanh, công nghệ mới/cải tiến địi hỏi phải phù hợp với trình độ kỹ sư và cơng nhân của cơng ty. Khi trình độ của kỹ sư và cơng nhân hạn chế thì việc cải tiến cơng nghệ nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường hay tiết kiệm năng lượng sẽ vượt quá năng lực của doanh nghiệp. Như vậy, khả năng chuyển đổi lên chuỗi cung ứng xanh phụ thuộc rất lớn vào trình độ và tay nghề của các kỹ sư và công nhân của doanh nghiệp. Các quy định của nhà nước về các tiêu chuẩn mơi trường và năng lượng cũng cần tính đến chất lượng nguồn nhân lực trong các cơng ty sản xuất. Khi mà trình độ của kỹ sư/cơng nhân thấp thì việc thực hiện chuyển đổi sang chuỗi cung ứng xanh đòi hỏi tốn nhiều thời gian. Ngược lại, khi trình độ của kỹ sư/cơng nhân cao, việc chuyển đổi sang chuỗi cung ứng xanh hay đáp ứng các tiêu chuẩn, quy định về môi trường và năng lượng của các cơ quan quản lý nhà nước sẽ dễ dàng hơn và mất ít thời gian hơn.

1.4.5 Cơng nghệ

Để thực hiện được chuỗi cung ứng xanh theo hai phương châm và ba tiêu chí của mơ hình 2E-3R, yếu tố cơng nghệ đóng vai trị tối quan trọng. Chỉ có cơng nghệ theo hướng xanh, tiết kiệm tài nguyên và thân thiện môi trường mới đáp ứng được u cầu của mơ hình này. Trong đó cơng nghệ tái chế làm giảm phát thải khí nhà kính và cơng nghệ xử lý chất thải rắn là cơng nghệ ở đẳng cấp cao, địi hỏi phải có nguồn lực tài chính đủ và phải có đội ngũ kỹ sư có thể vận hành các máy móc thiết bị. Tuy có những chuỗi sản phẩm khơng bao gồm đủ tất cả các tiêu chí trên vẫn có thể tạo nên các chuỗi được gọi là xanh, nhưng dù thế nào đi nữa, đảm bảo yếu tố về công nghệ gần như là điều kiện tiên quyết để thực hiện được chuỗi cung ứng xanh. Kèm với đó là năng lực trình độ của nguồn nhân lực để điều khiển và sử dụng cơng nghệ đó cũng như năng lực quản trị hệ thống có sự hiện diện của các cơng nghệ đó.

1.4.6 Quản trị

Thực hiện chuỗi cung ứng sản phẩm xanh là thực hiện một cách tiếp cận mới trong sản xuất và phân phối sản phẩm. Thay vì các yêu cầu của bài tốn chi phí – lợi nhuận trong đảm bảo hiệu quả của quản trị, giờ đây không gian của yêu cầu quản trị mở rộng hơn với các yêu cầu cao hơn. Bài toán lợi nhuận chưa hẳn là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp mà lợi nhuận phải đi kèm với đảm bảo các yêu cầu về giảm khí thải, giảm tiêu hao năng lượng cũng như đảm bảo các u cầu về mơi trường mới có vị trí ưu tiên. Bài tốn tối ưu trong quản trị giờ đây phức tạp hơn, địi hỏi trình độ quản trị của các nhà lãnh đạo các doanh nghiệp phải cao hơn và cũng như tầm nhìn phải xa hơn, hướng tới sự phát triển bền vững. Đấy là đối với quản trị doanh nghiệp. Chuỗi cung ứng xanh cũng đặt ra các vấn đề mới trong quản trị nhà nước. Giờ đây, các biện pháp quản lý, giám sát, đánh giá các dự án và doanh nghiệp sản xuất và phân phối sẽ phải được bổ sung nhiều khía cạnh hơn là thuần tuý các vấn đề kinh doanh và xã hội. Các khía cạnh về mơi trường và văn hố phải được chú ý nhiều hơn.

1.4.7 Thông tin – tuyên truyền

Nhân tố cuối cùng ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng xanh là công tác thông tin – tuyên truyền của các cơ quan quản lý nhà nước. Chuỗi cung ứng xanh bao gồm rất nhiều công đoạn từ khâu thiết kế, lựa chọn nguyên vật liệu, sản xuất, vận chuyển và tiêu thụ. Cùng với đó, chuỗi cung ứng xanh tác động đến rất nhiều tác nhân trong nền kinh tế như người dân, nhà sản xuất khác (hộ nuôi trồng thủy sản, cây ăn quả,…) thông qua hiệu ứng ngoại tác. Vì thế, việc thực hiện cơng tác thơng tin – tuyên truyền để các nhà sản xuất, người dân và các cơ quan quản lý nhà nước ở các cấp hiểu rõ hơn về lợi ích cũng như tác hại của việc gây ơ nhiễm mơi trường và lãng phí năng lượng sẽ thay đổi động lực của các nhà sản xuất trong việc thay đổi, đổi mới hay cải tiến công nghệ. Hội nhập là một yếu tố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển chuỗi cung ứng xanh tại công ty TNHH sợi mekong (Trang 28 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)