Khe hổng nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết hợp mô hình m score beneish và chỉ số z score để nhận diện khả năng gian lận trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP hồ chí minh (Trang 32 - 35)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC

1.3 Khe hổng nghiên cứu

Sau khi thực hiện tổng hợp các nghiên cứu trong và ngồi nước, tác giả nhận thấy có một số khe hổng nghiên cứu như sau:

(1) Mơ hình M-Score của Beneish, F-Score của Dechow và các cộng sự, chỉ số Z-Score đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới kiểm định và đánh giá

cao như nghiên cứu của Charalambos T. Spathis (2002), Lalith P. Samarakoon & Tanweer Hasan (2003), Burcu Diken và Guray (2011), Muntari Mahama (2015), Tarjo và Nural (2015),… nhưng hiện tại vẫn chưa được nghiên cứu nhiều tại VN.

(2) Tác giả chưa tìm thấy có nghiên cứu kết hợp mơ hình M-Score với chỉ số Z- Score và biến liên quan đến thị trường Issue (phát hành cổ phiếu trong năm) để phát hiện khả năng gian lận BCTC tại thị trường chứng khốn VN. (3) Tại VN, đã có các nghiên cứu đưa ra mơ hình, các phương pháp kiểm định

khác nhau nhằm phát hiện được khả năng gian lận trên BCTC, tuy nhiên đa số các mơ hình và phương pháp kiểm định này khá phức tạp, khó thu thập được dữ liệu như nghiên cứu của Lê Cao Hoàng Anh và Nguyễn Thu Hằng (2012), Võ Văn Nhị và Hoàng Cẩm Trang (2013), Hoàng Khánh và Trần Thị Thu Hiền (2015), Võ Minh Dương (2016),…. Điều này sẽ gây khó khăn cho các nhà đầu tư hay các bên liên quan trong việc phân tích BCTC để đưa ra quyết định chính xác.

Từ các khoảng trống nghiên cứu nêu trên, tác giả quyết định sử dụng mơ hình M-Score kết hợp với chỉ số Z-Score và biến Issue để nhận diện khả năng gian lận BCTC của các cơng ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khốn TPHCM.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, tác giả đã thực hiện việc tổng hợp lại các nghiên cứu trong và ngồi nước có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến đề tài nghiên cứu của mình. Từ đó, giúp tác giả xác định rõ ràng các khe hổng nghiên cứu làm cơ sở để tiếp tục thực hiện đề tài này. Việc tổng hợp và trình bày các nghiên cứu có liên quan của tác giả dựa trên cơ sở chọn lọc các cơng trình nghiên cứu tiêu biểu đã được cơng bố rộng rãi và có độ tin cậy cao.

Thông qua việc tổng quan về các nghiên cứu, ta thấy rằng trên thế giới đã có khá nhiều nghiên cứu giúp các nhà đầu tư, các kiểm toán viên và các đối tượng hữu quan khác có thể nhận diện gian lận trên BCTC một cách dễ dàng hơn thơng qua các mơ hình, các phương pháp kiểm định khác nhau. Mà tiêu biểu đó là mơ hình M- Score của Messod D. Beneish, F-Score của Dechow và các cộng sự, chỉ số Z-Score của EdWard I.Altman.

Trong chương 2, tác giả sẽ tiếp tục củng cố cơ sở khoa học cho bài nghiên cứu của mình bằng cách trình bày về các cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết hợp mô hình m score beneish và chỉ số z score để nhận diện khả năng gian lận trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP hồ chí minh (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)