Số thứ
tự Tác giả Năm Nội dung nghiên cứu Kết quả
1 Lê Cao Hoàng Anh và Nguyễn Thu Hằng 2012 Kiểm định lại chỉ số Z- Score của Altman trong việc dự báo thất bại của các doanh nghiệp VN.
Chỉ số Z-Score dự báo chính xác 91% tại thời điểm một năm trước khi công ty kiệt quệ tài chính, tỷ lệ này giảm xuống còn 72% trong vòng hai năm.
2 Võ Văn Nhị và Hoàng Cẩm Trang 2013 Tiến hành một nghiên cứu thực nghiệm xem xét mối quan hệ giữa hành vi điều chỉnh lợi nhuận và nguy cơ phá sản. Dữ liệu để nghiên cứu là của 85 công ty niêm yết trên sàn HOSE (sử dụng mơ hình Leuz và chỉ số Z-Score).
Mức độ điều chỉnh lợi nhuận tương đồng với nguy cơ phá sản. 3 Hoàng Khánh và Trần Thị Thu Hiền 2015
Dựa vào mơ hình nghiên cứu của DeAngelo (1986), Friedlan (1994) và Beneish (1999) để xây dựng nên hai mơ hình định lượng nhằm phát hiện ra sai phạm trên BCTC của các công ty xây dựng đang niêm yết trên sàn.
Mơ hình thứ nhất chỉ có ba biến có ý nghĩa thống kê là SGI, AQI, DEPI; mơ hình thứ hai có bốn biến có ý nghĩa là SGI, AQI, DEPI, DA. Và khả năng phát hiện gian lận của từng mô hình lần lượt là 63,41% và 68,29%. 4 Võ Minh Dương 2016 Áp dụng mơ hình Beneish (1999) để đánh giá khả năng bóp méo BCTC của các cơng ty đang niêm yết trên sàn HOSE, sàn HNX và tìm hiểu mối quan hệ giữa
30% các công ty niêm yết trên hai sàn HNX và HOSE có dấu hiệu bóp méo BCTC.
Nghiên cứu về mối tương quan giữa tình trạng bóp méo BCTC và suất sinh lời
việc bóp méo BCTC và suất sinh lời của cổ phiếu trên TTCK.
của cổ phiếu trên TTCK, tác giả đã kết luận rằng, các cơng ty khơng bóp méo BCTC có tỷ suất sinh lợi trung bình +5,89% và các cơng ty có bóp méo là 3,91%. 5 Trần Việt Hải 2017 Sử dụng mơ hình Beneish (1999) để phân loại các cơng ty có gian lận và khơng có gian lận. Sau đó, tiến hành tổng hợp các nghiên cứu trước và đưa ra mơ hình nghiên cứu bao gồm mười chỉ số tài chính, trong đó có Z- Score.
Mơ hình đã phân loại được các cơng ty có gian lận với tỷ lệ chính xác là 68,7%.
6 Ca Thị Ngọc
Tố 2017
Dựa vào mơ hình M- Score gốc của Beneish (1999) và kỹ thuật hồi quy Logistic để xây dựng mơ hình định lượng nhằm phát hiện sai sót thơng tin trên BCTC của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE và HNX.
Tác giả đã loại trừ ba biến độc lập so với mơ hình M- Score do khơng có ý nghĩa thống kê, cịn lại năm biến có ý nghĩa đó là biến LVGI, SGI, GMI, SGAI, DEPI. Mơ hình này có khả năng phân loại chính xác 80,83% các cơng ty có gian lận BCTC.
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
1.3 Khe hổng nghiên cứu
Sau khi thực hiện tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả nhận thấy có một số khe hổng nghiên cứu như sau:
(1) Mơ hình M-Score của Beneish, F-Score của Dechow và các cộng sự, chỉ số Z-Score đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới kiểm định và đánh giá
cao như nghiên cứu của Charalambos T. Spathis (2002), Lalith P. Samarakoon & Tanweer Hasan (2003), Burcu Diken và Guray (2011), Muntari Mahama (2015), Tarjo và Nural (2015),… nhưng hiện tại vẫn chưa được nghiên cứu nhiều tại VN.
(2) Tác giả chưa tìm thấy có nghiên cứu kết hợp mơ hình M-Score với chỉ số Z- Score và biến liên quan đến thị trường Issue (phát hành cổ phiếu trong năm) để phát hiện khả năng gian lận BCTC tại thị trường chứng khoán VN. (3) Tại VN, đã có các nghiên cứu đưa ra mơ hình, các phương pháp kiểm định
khác nhau nhằm phát hiện được khả năng gian lận trên BCTC, tuy nhiên đa số các mơ hình và phương pháp kiểm định này khá phức tạp, khó thu thập được dữ liệu như nghiên cứu của Lê Cao Hoàng Anh và Nguyễn Thu Hằng (2012), Võ Văn Nhị và Hoàng Cẩm Trang (2013), Hoàng Khánh và Trần Thị Thu Hiền (2015), Võ Minh Dương (2016),…. Điều này sẽ gây khó khăn cho các nhà đầu tư hay các bên liên quan trong việc phân tích BCTC để đưa ra quyết định chính xác.
Từ các khoảng trống nghiên cứu nêu trên, tác giả quyết định sử dụng mơ hình M-Score kết hợp với chỉ số Z-Score và biến Issue để nhận diện khả năng gian lận BCTC của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TPHCM.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, tác giả đã thực hiện việc tổng hợp lại các nghiên cứu trong và ngồi nước có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến đề tài nghiên cứu của mình. Từ đó, giúp tác giả xác định rõ ràng các khe hổng nghiên cứu làm cơ sở để tiếp tục thực hiện đề tài này. Việc tổng hợp và trình bày các nghiên cứu có liên quan của tác giả dựa trên cơ sở chọn lọc các cơng trình nghiên cứu tiêu biểu đã được cơng bố rộng rãi và có độ tin cậy cao.
Thông qua việc tổng quan về các nghiên cứu, ta thấy rằng trên thế giới đã có khá nhiều nghiên cứu giúp các nhà đầu tư, các kiểm tốn viên và các đối tượng hữu quan khác có thể nhận diện gian lận trên BCTC một cách dễ dàng hơn thơng qua các mơ hình, các phương pháp kiểm định khác nhau. Mà tiêu biểu đó là mơ hình M- Score của Messod D. Beneish, F-Score của Dechow và các cộng sự, chỉ số Z-Score của EdWard I.Altman.
Trong chương 2, tác giả sẽ tiếp tục củng cố cơ sở khoa học cho bài nghiên cứu của mình bằng cách trình bày về các cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Cơ sở lý thuyết về gian lận 2.1 Cơ sở lý thuyết về gian lận
2.1.1 Khái niệm về gian lận
Theo Chuẩn mực kiểm tốn VN số 240 (VSA 240), sai sót trong BCTC có thể phát sinh từ gian lận hoặc nhầm lẫn.
Nhầm lẫn là hành vi gây ra sai sót do khơng cố ý, khơng vì mục đích thu lợi bất chính.
Gian lận là hành vi cố ý làm sai lệch thơng tin kinh tế, tài chính do một hoặc nhiều người trong HĐQT, BGĐ, các nhân viên hoặc bên thứ ba thực hiện để thu lợi bất chính. Một số biểu hiện của hành vi gian lận như sau:
- Sửa đổi, giả mạo chứng từ, tài liệu làm sai lệch BCTC. - Biển thủ tài sản.
- Cố ý áp dụng sai các nguyên tắc kế toán, các chuẩn mực, chế độ kế tốn hoặc cố ý tính tốn sai lệch làm ảnh hưởng đến BCTC.
- Cố ý ghi chép sai nội dung các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
2.1.2 Gian lận BCTC
Theo chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 240 (ISA 240), hành vi gian lận được chia làm hai loại đó là gian lận BCTC và gian lận biển thủ tài sản.
Cũng theo IAS 240, gian lận BCTC là các sai phạm trọng yếu và hành vi này được thực hiện một cách cố ý để đánh lừa người sử dụng thông tin nhằm tạo ra một khoản lợi ích cho đơn vị mình. Các sai phạm này thơng thường bao gồm:
- Làm sai lệch hoặc cố ý gây ra các sai sót đối với các giao dịch, sự kiện hoặc các thông tin quan trọng trên BCTC.
- Giả mạo hoặc sửa đổi chứng từ, thay đổi sổ kế toán, các tài liệu liên quan được sử dụng để lập BCTC.
- Cố ý vận dụng sai các nguyên tắc kế toán liên quan đến cách thức ghi nhận, cách thức phân loại, nội dung được trình bày và các chỉ tiêu, khoản mục cần công bố trên BCTC.
Hiệp hội các nhà điều tra gian lận Hoa Kỳ (ACFE) đã phân chia gian lận ra làm ba loại là gian lận liên quan đến tài sản, tham ô và gian lận BCTC. ACFE đã định nghĩa gian lận BCTC như sau:
Gian lận BCTC là loại gian lận cố ý làm sai lệch, bóp méo các thơng tin trên BCTC nhằm đánh lừa người sử dụng thông tin như giảm các khoản chi phí, khai khống doanh thu,…
Còn gian lận liên quan đến tài sản là hành vi gian lận chủ yếu do nhân viên hoặc nhà quản lý thực hiện như đánh cắp hàng tồn kho và biển thủ tiền. Tham ô là hành vi gian lận chủ yếu do nhà quản lý hoặc chủ sở hữu của công ty thực hiện. Họ lợi dụng chức vụ và quyền hạn để làm trái các quy định và cam kết về nghĩa vụ đối với cơng ty để thu lợi bất chính cho bản thân mình hoặc bên thứ ba.
2.1.3 Nguyên nhân gian lận BCTC
Theo mơ hình tam giác gian lận của Donal R. Cressy – nhà nghiên cứu về tội phạm vào những năm 40 của thế kỷ XX, gian lận thường phát sinh khi con người hội đủ ba điều kiện là Áp lực/Động cơ, Cơ hội và Thái độ/Cá tính.
- Áp lực/Động cơ: Khi một nhân viên hoặc một người quản lý chịu một áp lực nào đó thì có thể sẽ dẫn đến hành vi gian lận hay nói cách khác là họ có động cơ để gian lận. Áp lực đó có thể là sự khó khăn về mặt tài chính.
- Cơ hội: Khi họ đã chịu áp lực thì nếu có cơ hội để thực hiện hành vi gian lận họ sẽ gian lận. Và có hai yếu tố tạo cơ hội cho họ là nắm bắt thơng tin và có kỹ năng thực hiện hành vi gian lận đó.
- Thái độ/Cá tính: Theo Cressy, khơng phải tất cả mọi người khi chịu áp lực và có cơ hội gian lận thì họ sẽ gian lận mà cịn phụ thuộc vào thái độ, cá tính của mỗi người.
Mơ hình tam giác gian lận của Donal R. Cressy đã được nhiều nghiên cứu áp dụng và sử dụng để đánh giá rủi ro gian lận trong nhiều lĩnh vực. VSA 240 cũng đã vận dụng mơ hình này để giúp KTV có thể từng bước đánh giá rủi ro gian lận trong q trình kiểm tốn.
Cụ thể, trong VSA 240 nêu rõ các yếu tố dẫn đến việc lập BCTC gian lận bao gồm: Động cơ hoặc áp lực, Cơ hội và Thái độ/Sự biện minh cho hành động.
- Động cơ hoặc áp lực để thực hiện hành vi lập BCTC gian lận:
+ Có thể do sự bất ổn kinh tế ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của đơn vị. + Hoặc có thể do Ban giám đốc hoặc nhà quản lý của công ty phải chịu một áp lực từ bên trong hoặc bên ngồi, áp lực đó có thể là phải đạt được một mục tiêu về lợi nhuận mà đơn vị đề ra, đặc biệt là trong trường hợp mà BGĐ, nhà quản lý không đạt được mục tiêu đó sẽ phải chịu một hậu quả nặng nề. - Cơ hội: Khi đã có động cơ hoặc áp lực đi kèm với một cơ hội rõ ràng để thực
hiện hành vi gian lận mà người thực hiện tin rằng họ có thể kiểm sốt tốt việc gian lận thì họ rất có thể sẽ gian lận.
+ Các cơ hội đó có thể là do kiểm sốt nội bộ yếu kém, hoạt động giám sát tổ chức không hiệu quả, hay cơ cấu tổ chức phức tạp hoặc là do đặc điểm của ngành nghề kinh doanh,…
- Và cuối cùng là thái độ của các cá nhân hoặc cá nhân có thể tự biện minh cho việc thực hiện hành vi gian lận của mình.
+ Các cá nhân có thể có thái độ, tính cách hoặc các giá trị đạo đức không phù hợp do cấp quản lý truyền đạt, hoặc yêu cầu cá nhân thực hiện văn hóa cơng ty, tiêu chuẩn đạo đức khơng đúng, khơng lành mạnh.
2.1.4 Một số thủ thuật gian lận BCTC phổ biến
ACFE là một tổ chức chuyên nghiên cứu về hành vi gian lận và tham ô. Theo ACFE, BCTC của doanh nghiệp thường bị thao túng theo các cách cụ thể như sau:
Che dấu công nợ và chi phí
Khi doanh nghiệp mong muốn tăng lợi nhuận trước thuế thì hành vi che dấu cơng nợ và chi phí sẽ được ưu tiên áp dụng. Việc che dấu công nợ này sẽ dẫn đến việc giảm chi phí cho doanh nghiệp và từ đó thì lợi nhuận kế tốn trước thuế sẽ tăng một con số tương ứng với con số được che giấu trên BCTC. Đây là một trong những kỹ thuật gian lận phổ biến nhất vì nó hầu như khơng để lại dấu vết nên rất khó phát hiện. Có ba phương pháp thường sử dụng để che giấu công nợ và chi phí như sau:
+ Khơng ghi nhận cơng nợ và chi phí, nhất là khơng lập dự phịng theo đúng quy định.
+ Không ghi nhận các khoản hàng bán bị trả lại, hay các khoản giảm trừ hoặc khơng trích trước chi phí bảo hành cho các sản phẩm.
+ Cuối cùng là thực hiện việc vốn hóa chi phí khi chưa đủ điều kiện.
Điều chỉnh doanh thu trong kỳ
Doanh nghiệp có thể tiến hành điều chỉnh doanh thu trong kỳ bằng cách ghi nhận vào sổ sách các nghiệp vụ bán hàng khơng có thật. Một kỹ thuật thường thấy là doanh nghiệp sẽ tiến hành tạo ra những khách hàng giả mạo để thực hiện việc bán hàng và lập chứng từ theo quy định nhưng lại không thực hiện việc giao hàng, đến đầu kỳ kế toán tiếp theo sẽ tiến hành ghi nhận bút toán hàng bán bị trả lại.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể khai khống doanh thu bằng cách ghi nhận các khoản doanh thu chưa đủ điều kiện để ghi nhận như chưa chuyển giao quyền sở hữu và chuyển giao rủi ro cho khách hàng, hoặc ghi tăng số lượng, giá bán trên hóa đơn một cách cố ý.
Định giá sai tài sản
Hành vi gian lận trên BCTC cũng có thể được doanh nghiệp thực hiện thơng qua việc cố tình định giá sai tài sản mà doanh nghiệp đang sở hữu. Hoặc thông qua việc không ghi giảm giá trị của hàng tồn kho khi đã hư hỏng, khơng trích lập dự
phịng giảm giá, hay cố tình kê khai vượt mức số lượng hàng thực tồn trong kho. Một số tài sản thường bị định giá sai đó là các tài sản mua trong quá trình hợp nhất kinh doanh, khơng được vốn hóa đầy đủ các khoản chi phí hay cố tình phân loại sai tài sản.
Ghi nhận sai niên độ
Các khoản thường bị các doanh nghiệp cố ý ghi sai niên độ là các khoản doanh thu và chi phí. Doanh thu và chi phí của kỳ kế tốn này lại được ghi sang kỳ khác hoặc niên độ này được ghi sang niên độ khác và ngược lại. Kỹ thuật này có thể giúp doanh nghiệp tăng hoặc giảm lợi nhuận như mong muốn.
Khai báo thông tin không đầy đủ
Các thông tin không được khai báo đầy đủ là nhằm hạn chế khả năng tiếp cận thông tin của người sử dụng BCTC. Việc khai báo thiếu này thường xảy ra trên thuyết minh BCTC, doanh nghiệp thường không ghi nhận các khoản nợ tiềm tàng hoặc các sự kiện sau ngày kết thúc niên độ, những chính sách kế tốn đã bị thay đổi.
Che giấu giao dịch
Có thể nhiều giao dịch của doanh nghiệp đã bị che giấu đi thông qua việc không hạch toán các nghiệp vụ đã phát sinh hoặc ghi sai nội dung nghiệp vụ. Ví dụ như hàng hóa đã bán cho khách hàng nhưng lại không ghi nhận dẫn đến hàng tồn trong kho không đúng với thực tế. Các khoản chi phí hoa hồng, chi cho các cá nhân được hợp lý hóa thơng qua việc ký các hợp đồng tư vấn.
2.2 Mơ hình M-Score Beneish
Mơ hình M-Score của Messod D. Beneish (1999) là một mơ hình thống kê giúp nhận diện được các cơng ty có điều chỉnh lợi nhuận và các công ty không điều chỉnh lợi nhuận. Dữ liệu Beneish thu thập để nghiên cứu là từ 74 cơng ty có điều chỉnh lợi nhuận (các cơng ty này bị Ủy ban chứng khốn Mỹ buộc tội có điều chỉnh lợi nhuận hoặc tự nhận có điều chỉnh lợi nhuận do sức ép từ cộng đồng). Beneish đã
sử dụng mơ hình probit ước lượng khả năng cực đại của mẫu ngoại sinh có trọng số để xác định khả năng một cơng ty có điều chỉnh lợi nhuận hay không.