KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết hợp mô hình m score beneish và chỉ số z score để nhận diện khả năng gian lận trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP hồ chí minh (Trang 87)

5.1 Kết luận chung

Trong đề tài nghiên cứu, tác giả đã tiến hành thu thập dữ liệu về BCTC của các công ty đang niêm yết tại sàn HOSE để tiến hành phân tích đưa ra các kết luận mang tính khoa học nhằm giúp các bên liên quan như kiểm tốn viên, các nhà đầu tư, …có thể áp dụng để phát hiện gian lận BCTC. Thông qua phương pháp thống kê mô tả, hồi quy logistic với các kiểm định liên quan, đề tài đã đưa ra được mơ hình dự báo gian lận BCTC cho các công ty niêm yết trên sàn HOSE (mục 4.5.2). Mơ hình dự báo này có độ tin cậy khá cao là 77,1%, giải quyết được mục tiêu thứ hai mà đề tài đã đặt ra ở mục 2 phần mở đầu là dự đoán khả năng phát hiện gian lận BCTC của mơ hình được xây dựng. Mơ hình này bao gồm sáu biến độc lập có ý nghĩa thống kê theo mức độ ảnh hưởng từ cao đến thấp là Chỉ số chất lượng tài sản (AQI), Chỉ số đòn bẩy tài chính (LVGI), Phát hành cổ phiếu trong năm (ISSUE), Chỉ số lợi nhuận gộp biên (GMI), Chỉ số phải thu khách hàng trên DT thuần (DSRI) và cuối cùng là Hệ số nguy cơ phá sản (Z-Score). Kết quả này là phù hợp với kết quả của các nghiên cứu trước và giải quyết được mục tiêu thứ nhất mà đề tài đã đưa ra là nhận diện được những biến độc lập có khả năng phát hiện gian lận trên BCTC của các cơng ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khốn TPHCM.

Dựa vào kết quả nghiên cứu, tác giả khuyến nghị rằng các bên liên quan như nhà đầu tư, kiểm tốn viên, tổ chức tín dụng,…khi tiếp cận BCTC của các cơng ty niêm yết trên sàn nên chú ý phân tích sáu chỉ số nêu trên. Chỉ số Chất lượng tài sản (AQI) giúp doanh nghiệp đo lường khả năng rủi ro có thể xảy ra trong sự thay đổi của tài sản. Nếu AQI > 1 thì có khả năng doanh nghiệp trì hỗn việc ghi nhận chi phí và chuyển chi phí này cho kỳ sau. Việc chuyển dịch chi phí sang kỳ sau này sẽ giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận. Do đó, chỉ số chất lượng tài sản càng cao thì khả năng xảy ra gian lận BCTC càng lớn. Chỉ số thứ hai là chỉ số Địn bẩy tài chính

LVGI, nếu chỉ số này lớn hơn 1 có nghĩa là doanh nghiệp đang tăng cường việc sử dụng nợ, có thể là do khó khăn về mặt tài chính hay một sức ép về mặt lợi nhuận. Vì vậy, những doanh nghiệp có LVGI càng lớn thì khả năng gian lận trên BCTC càng cao. Biến ISSUE đã được Dechow và cộng sự (2011) kiểm định trong mơ hình phát hiện gian lận trên BCTC của mình, kết quả nó có tác động cùng chiều với khả năng xảy ra gian lận trên BCTC. Và đề tài của tác giả cũng đưa ra kết luận tương tự, vì vậy các bên liên quan nên quan tâm đến biến này. Doanh nghiệp có phát hành thêm cổ phiếu trong năm thì có khả năng gian lận nhiều hơn. Nếu GMI >1 thì cho thấy tỷ số lợi nhuận gộp biên đang suy giảm. Theo Lev và Thiagarajan (1993), chỉ số lợi nhuận gộp biên suy giảm là một tín hiệu khơng tốt cho sự phát triển của doanh nghiệp. Điều này phù hợp với kết quả trong bài nghiên cứu của tác giả, các cơng ty có GMI càng cao thì càng có khả năng gian lận BCTC. Nếu chỉ số Tỷ lệ phải thu khách hàng so với doanh thu thuần tăng bất thường, không tương xứng giữa các khoản phải thu khách hàng và doanh số bán ra thì rất có thể là do doanh nghiệp cố tình thổi phịng doanh thu nhằm tăng lợi nhuận. Vì vậy, chỉ số DSRI càng lớn thì khả năng doanh nghiệp điều chỉnh lợi nhuận lớn hơn mức thực tế càng lớn. Và cuối cùng là Chỉ số Z-Score, Z-Score là hệ số nguy cơ phá sản được EdWard I.Altman công bố vào 1968. Với kết quả nghiên cứu của đề tài, tổng tất cả các tỷ số trong cơng thức tính Z-Score càng cao thì tình hình tài chính của cơng ty càng tốt.

Tác giả đưa ra một số kiến nghị cụ thể như sau:

5.2 Một số kiến nghị cụ thể

5.2.1 Kiến nghị về kỹ thuật nhận diện gian lận BCTC

Qua tổng quan về các kỹ thuật, các mơ hình nhận diện gian lận BCTC trên thế giới cũng như ở Việt Nam, đồng thời kết hợp với thực trạng áp dụng các phương pháp phát hiện gian lận BCTC ở VN, tác giả nhận thấy rằng trên thế giới đã có nhiều mơ hình, kỹ thuật phát hiện gian lận BCTC với độ tin cậy cao và đã được chứng minh trong thực tiễn. Tuy nhiên, tại Việt Nam việc vận dụng các mơ hình phát hiện gian lận hay các kỹ thuật phát hiện gian lận BCTC của các cơng ty trên

TTCK vẫn cịn rất hạn chế. Vì vậy, đầu tiên tác giả kiến nghị rằng các nhà nghiên cứu trong tương lai nên vận dụng hoặc kết hợp các phương pháp phát hiện gian lận BCTC trên thế giới để xây dựng thêm nhiều mơ hình phát hiện gian lận chính xác hơn và độ tin cậy cao hơn áp dụng riêng cho các cơng ty trên TTCK VN. Cịn các bên liên quan có lợi ích bị ảnh hưởng trực tiếp từ các vụ việc gian lận tài chính như nhà đầu tư thì nên mạnh dạn áp dụng các mơ hình đã được nghiên cứu thực nghiệm tại VN hay kết hợp chúng với nhau để giúp cho công việc phát hiện gian lận trên TTCK Việt Nam ngày càng chuẩn xác hơn. Từ đó sẽ giúp cải thiện đáng kể mức độ minh bạch hóa thông tin cho thị trường giàu tiềm năng này, thu hút đầu tư, phát triển kinh tế.

5.2.2 Kiến nghị đối với kiểm toán viên

Kiểm toán BCTC là cơng việc kiểm tra, xác nhận tính trung thực và hợp lý của các số liệu kế tốn, BCTC của các cơng ty phục vụ cho nhu cầu sử dụng thông tin của các đối tượng bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp.

Tác giả kiến nghị rằng, trong quá trình kiểm tốn thì kiểm tốn viên cần phải mạnh dạn xem xét BCTC có khả năng gian lận hay khơng bằng nhiều phương pháp phát hiện gian lận khác nhau chứ khơng nên chỉ dựa vào chuẩn mực kiểm tốn hoặc dựa trên kinh nghiệm, cụ thể là nên áp dụng các phương pháp thực nghiệm đã được nghiên cứu vận dụng tại VN. Đây là một bước quan trọng. Một trong những phương pháp đơn giản và dễ sử dụng đó là phân tích kết hợp các chỉ số tài chính với hệ số nguy cơ phá sản và biến Phát hành cổ phiếu trong năm. Mơ hình dự báo gian lận BCTC mà tác giả nghiên cứu nêu trên có độ tin cậy khá cao mà cũng dễ thực hiện vì sử dụng dữ liệu có sẵn trên BCTC. Kiểm tốn viên có thể xem xét vận dụng.

Theo đó, kiểm tốn chỉ cần phân loại BCTC thu thập ban đầu thành hai nhóm là nhóm có khả năng gian lận và khơng có khả năng gian lận bằng cơng thức mà tác giả đã trình bày tại mục 3.3.1. Việc phân loại này giúp cho các kiểm tốn viên có được cái nhìn tổng quát ban đầu về khả năng gian lận BCTC của doanh nghiệp và việc tính tốn này được thực hiện dễ dàng trên MS-Excel. Sau đó, cần

tính tốn thêm sáu biến có ý nghĩa thống kê mà tác giả đã nghiên cứu và tìm ra trong chương 4 nhằm cung cấp thêm bằng chứng dự báo khả năng gian lận BCTC của đơn vị đang kiểm tốn.

Ngồi ra, kiểm tốn viên phải khơng ngừng học hỏi, cập nhật những phương pháp mới nhất nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, cũng như nâng cao đạo đức nghề nghiệp trong quá trình hành nghề của mình.

5.2.3 Kiến nghị đối với nhà đầu tư

Hiện nay, đa số các nhà đầu tư trên TTCK là các nhà đầu tư cá nhân. Họ là các cá nhân hoặc hộ gia đình mong muốn dùng số tiền tiết kiệm nhàn rỗi của mình để đầu tư vào một kênh nào đó sinh lợi nhiều hơn là gửi tiết kiệm bình thường. Mục đích cuối cùng của họ là tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, bất kỳ một kênh đầu tư sinh lời nào cũng sẽ tồn tại những rủi ro nhất định. Rủi ro đó có thể đến từ thị trường hoặc đến từ bản thân nhà đầu tư. Thị trường bất ổn với thông tin công bố không minh bạch, hoặc năng lực phân tích, nắm bắt thị trường của nhà đầu tư cịn kém, hay làm theo “tâm lý bầy đàn” có thể gây thiệt hại nặng nề cho đối tượng này. Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro các nhà đầu tư cần phải trang bị cho mình những kiến thức vững vàng về thị trường, về kinh tế, tài chính và kiến thức về kế tốn. Đặc biệt phải có kiến thức về các phương pháp phát hiện gian lận trên BCTC để tự mình có thể phát hiện ra những thông tin bất thường. Do hạn chế về năng lực tài chính nên các nhà đầu tư cá nhân có thể vận dụng các phương pháp phát hiện gian lận đơn giản, dễ thực hiện đã được nghiên cứu áp dụng tại TTCK Việt Nam như mơ hình mà tác giả đã đưa ra để phát hiện ra những dấu hiệu bất thường. Từ đó đưa ra các quyết định đầu tư kịp thời, đúng đắn.

Đối với các nhà đầu tư tổ chức thì đa số sẽ gặp các rủi ro liên quan đến thị trường, rủi ro về tâm lý. Vì họ là những nhà đầu tư chuyên nghiệp nên rủi ro về năng lực sẽ thấp hơn rất nhiều so với các nhà đầu tư cá nhân. Ngồi mục đích tối đa hóa lợi nhuận thì họ mua cổ phiếu có thể vì mục đích là kiểm sốt các cơng ty. Và để giảm thiểu rủi ro về gian lận BCTC thì các nhà đầu tư tổ chức nên theo dõi và

phân tích BCTC của các công ty niêm yết qua nhiều năm để có cái nhìn tồn diện và chính xác hơn. Đặc biệt, các nhà đầu tư này cần phải nắm vững các phương pháp phát hiện gian lận BCTC và phải mạnh dạn áp dụng. Do không hạn chế nhiều về mặt tài chính và nhân sự nên các nhà đầu tư này có thể sử dụng các phương pháp phát hiện gian lận đơn giản, hiệu quả như mơ hình mà tác giả đã tìm ra hay sử dụng các mơ hình phức tạp hơn.

5.2.4 Kiến nghị đối với Sở giao dịch chứng khoán TPHCM

Hiện nay, các văn bản quy định về công bố thông tin và mức xử phạt dành cho các doanh nghiệp vi phạm đã có. Tuy nhiên, các quy định cịn chưa chặt chẽ và các biện pháp xử phạt cịn chưa mang tính răn đe cao nên tác giả kiến nghị như sau:

Sở giao dịch chứng khốn TPHCM nên có chính sách ưu tiên hơn cho các doanh nghiệp lập BCTC theo IFRS nhằm khuyến khích các doanh nghiệp cịn lại chuyển đổi việc lập BCTC theo chuẩn mực BCTC quốc tế, tăng cường thêm tính minh bạch cho thị trường tài chính, thu hút đầu tư.

Hiện nay, các biện pháp xử phạt vi phạm về công bố thông tin chỉ mới dừng lại ở mức độ xử phạt hành chính nên tính răn đe khơng cao. Ở nhiều nước trên thế giới, hành vi thao túng BCTC được xem là một vi phạm nghiêm trọng nên họ áp dụng chế tài hình sự để xử phạt. Vì vậy, tác giả kiến nghị rằng Sở giao dịch chứng khoán TPHCM sẽ đề xuất với cơ quan có thẩm quyền về việc áp dụng hình thức chế tài mạnh hơn nữa, chẳng hạn như xử lý hình sự đối với các cơng ty vi phạm để răn đe mạnh cho các công ty cịn lại.

Ngồi ra, thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả cũng mong muốn Sở giao dịch chứng khoán TPHCM sẽ kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền khi xem xét sửa đổi các quy định về công bố thông tin cần phải quy định chặt chẽ việc trình bày và cơng bố các thông tin liên quan đến sáu chỉ tiêu sau (theo mức độ ảnh hưởng từ cao đến thấp như trong bảng 4.8): (1) Chỉ số chất lượng tài sản (AQI), (2) Chỉ số địn bẩy tài chính (LVGI), (3) Phát hành cổ phiếu trong năm (ISSUE), (4) Chỉ số lợi nhuận gộp biên (GMI), (5) Chỉ số phải thu khách hàng trên DT thuần (DSRI), (6)

Hệ số nguy cơ phá sản (Z-Score). Vì sáu chỉ tiêu này có ảnh hưởng khá lớn đến khả năng gian lận BCTC của các doanh nghiệp.

5.3 Hạn chế của đề tài

Bài nghiên cứu của tác giả dựa trên các cơ sở lý thuyết khá vững chắc, đã được kiểm chứng trong thực tế tuy nhiên vẫn tồn tại những hạn chế nhất định.

Hạn chế đầu tiên là về mẫu nghiên cứu, tác giả sử dụng mẫu nghiên cứu của nhiều ngành nghề khác nhau trên sàn HOSE nên kết quả nghiên cứu mang tính bao quát chung cho các công ty trên sàn HOSE, không đưa ra được những chỉ số đặc thù của từng ngành nghề cụ thể.

Hạn chế thứ hai của đề tài là cách thức đo lường biến phụ thuộc (Khả năng gian lận BCTC) chưa có độ tin cậy cao. Hạn chế này mặc dù phần lớn là do khách quan (ở Việt Nam tác giả chưa tìm thấy cách thức đo lường nào đáng tin cậy hơn) nhưng tác giả cũng muốn nhấn mạnh để các nhà nghiên cứu trong tương lai có thể tìm ra một cách thức đo lường mới với độ tin cậy cao hơn tại Việt Nam.

Trên đây là hai hạn chế lớn nhất của đề tài mà tác giả thực hiện. Hạn chế này sẽ là tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5

Dựa vào kết quả nghiên cứu trong chương 4, tác giả đã nêu lên một số lưu ý quan trọng cũng như một số kiến nghị dành cho các nhà đầu tư, các kiểm tốn viên và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đây là các đối tượng sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn đối với các thông tin mà doanh nghiệp công bố nên cần phải lưu ý đặc biệt đến việc phát hiện gian lận để giảm thiểu bớt rủi ro trong q trình hoạt động. Ngồi ra, tác giả cũng kiến nghị các nhà nghiên cứu trong tương lai nên thực hiện nhiều nghiên cứu hơn về phương pháp phát hiện gian lận BCTC cho TTCK Việt Nam để các đối tượng hữu quan của các cơng ty niêm yết có thêm nhiều cơ sở đáng tin cậy trong việc nhận diện gian lận tài chính.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. DANH MỤC TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Bộ tài chính, 2003. Chuẩn mực kế tốn số 21: Trình bày báo cáo tài chính.

Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003.

2. Bộ tài chính, 2012. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 240: Trách nhiệm của Kiểm toán viên liên quan đến gian lận trong q trình kiểm tốn báo cáo tài chính.Thơng tư 214/2012/TT-BTC ngày 06/12/2012.

3. Bộ tài chính, 2012. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 320: Mức trọng yếu

trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm tốn. Thơng tư 214/2012/TT-BTC ngày

06/12/2012.

4. Ca Thị Ngọc Tố, 2017. Ứng dụng mơ hình M-Score trong việc phát hiện sai sót

thơng tin trên BCTC của các doanh nghiệp niêm yết. Luận văn thạc sĩ. Trường

ĐH Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

5. Đinh Phi Hổ và cộng sự, 2018. Nghiên cứu định lượng trong Kế tốn-Kiểm tốn. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.

6. Hoàng Khánh và Trần Thị Thu Hiền, 2015. Phát hiện sai phạm Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp xây dựng niêm yết. Tạp chí Kinh tế Phát triển, số 218 (II), trang 42-49.

7. Lê Cao Hoàng Anh và Nguyễn Thu Hằng, 2012. Kiểm định mơ hình chỉ số Z của Altman trong dự báo thất bại doanh nghiệp tại Việt Nam. Tạp chí cơng nghệ ngân hàng, số 742, trang 3-9.

8. Nguyễn Bá Duy, 2017. Kết hợp chỉ số M, chỉ số Z và phân tích các chỉ số tài

niêm yết ở thị trường chứng khoán Việt Nam. Luận văn thạc sĩ. Trường ĐH Tôn

Đức Thắng.

9. Trần Ngọc Trâm, 2013. Phân tích những biểu hiện gian lận BCTC thông qua sự

kết hợp chỉ số Z và chỉ số P của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Luận văn thạc sĩ. Trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh.

10. Trần Thị Đoan Trâm, 2015. Áp dụng hệ số F-Score để dự báo sai sót trên BCTC của các doanh nghiệp niêm yết ở Sàn giao dịch chứng khoán TP. HCM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết hợp mô hình m score beneish và chỉ số z score để nhận diện khả năng gian lận trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP hồ chí minh (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)