CÁC BÀI NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa quy mô, đòn bẩy tài chính và mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 25 - 31)

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

2.1. CÁC BÀI NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY

Cuộc khủng hoảng tài chính gần đây đã tạo ra sự quan tâm to lớn trong việc nghiên cứu rủi ro của các tổ chức tài chính.

Saunders, Stock và Travlos (1990) đã nghiên cứu về ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu

đến mức độ chấp nhận rủi ro. Bài nghiên cứu được thực hiện với 38 ngân hàng niêm yết lớn ở Mỹ từ năm 1978 – 1985. Kết quả cho thấy tương quan dương giữa tổng tài sản và rủi ro. Rủi ro được đo lường bằng độ lệch chuẩn lợi nhuận hàng ngày của cổ phiếu. Kết quả còn cho thấy, ban quản trị của ngân hàng thể hiện hành vi chấp nhận rủi ro cao hơn khi ban quản trị cũng là chủ sở hữu ngân hàng.

Boyd và Runkle (1993) nghiên cứu dựa trên các ngân hàng lớn được niêm yết trên

thị trường chứng khoán ở Mỹ cho thấy rằng tổng tài sản và mức độ chấp nhận rủi ro có mối quan hệ ngược chiều. Ngồi ra cịn cho thấy độ lệch chuẩn ROA và tỷ lệ vốn chủ sở hữu tương quan ngược với tổng tài sản.

Demsetz, Saidenberg và Strahan (1997) nghiên cứu dựa trên 134 ngân hàng lớn

niêm yết tại My từ năm 1980 – 1993. Rủi ro của ngân hàng được đại diện là rủi ro đặc thù. Quy mô được đo lường bằng logarit của tổng tài sản. Kết quả cho thấy có mối quan hệ ngược chiều giữa quy mô và rủi ro. Quy mô của ngân hàng không ảnh hưởng đến việc quản trị rủi ro. Cấu trúc sở hữu vốn có tác động đáng kể đến rủi ro ở các ngân hàng có giá trị nhượng quyền thấp.

Boyd, De Nicolo và Al Jalal (2006) nghiên cứu ở các ngân hàng nhỏ hoạt động ở

khu vực phi nơng thơn tìm thấy mối tương quan ngược chiều giữa tổng tài sản và rủi ro. Rủi ro được đại diện bởi Z-score và tỷ lệ vốn trên vốn chủ sở hữu.

Houston và cộng sự (2010) nghiên cứu gồm 300 ngân hàng trên thế giới từ 2000-

2007. Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng tài sản có mối quan hệ tương quan cùng chiều với độ lệch chuẩn lợi nhuận hàng ngày của cổ phiếu, nghĩa là quy mơ có mối tương quan dương với mức độ chấp nhận rủi ro. Biến đại diện cho mức độ chấp nhận rủi ro là Z-score, ROA, tỷ lệ an toàn vốn CAR, độ lệch chuẩn của ROA.

Laeven và Levine (2009) đã nghiên cứu dữ liệu của 270 ngân hàng lớn nhất tại 48

quốc gia. Dữ liệu được thu thập từ 10 ngân hàng công lớn nhất mỗi quốc gia từ năm 1996 đến năm 2001. Họ tìm thấy một mối tương quan dương đáng kể giữa các quyền nắm giữ dịng tiền của các cổ đơng lớn nhất trong ngân hàng và rủi ro ngân hàng gánh chịu, mà rủi ro được đo lường bởi logarit Z-score. Tác giả xem xét sử dụng giá trị tổng tài sản ngân hàng để đại diện cho quy mô ngân hàng. Bài nghiên cứu cũng cho thấy mối tương quan dương giữa rủi ro và quy mô ngân hàng. Các tác giả cho rằng kết quả này phụ thuộc nhiều vào cấu trúc sở hữu của các ngân hàng. Các ngân hàng được điều hành trực tiếp bởi những chủ sở hữu thì có xu hướng chấp nhận rủi ro nhiều hơn nhằm bù đắp cho các chi phí khi đứng trước các yêu cầu về vốn cao.

Sanjai Bhagat và cộng sự (2017) đã nghiên cứu mẫu gồm 702 tổ chức tài chính

(599 ngân hàng thương mại, 60 ngân hàng đầu tư, 43 công ty bảo hiểm nhân thọ, từ 2002-2012. Tác giả tìm thấy mối tương quan dương giữa giữa quy mô và mức độ chấp nhận rủi ro. Trong đó, quy mơ được đo lường bằng tổng tài sản doanh nghiệp, sau đó sử dụng doanh thu để kiểm tra tính vững của mơ hình. Rủi ro được đo lường bằng Z-score. Rủi ro của các ngân hàng tăng cao nguyên nhân là do sự gia tăng của tỷ lệ nợ vay. Các ngân hàng thương mại có ban quản trị nắm giữ cổ phần càng lớn thì mức độ chấp nhận rủi ro càng thấp. Các ngân hàng đầu tư có khả năng chấp nhận rủi ro nhiều hơn các ngân hàng thương mại.

Beltratti và Stulz (2012) khai thác sự thay đổi trong hiệu suất hoạt động của 164 ngân hàng lớn (được xác định là ngân hàng có tổng tài sản lớn hơn 50 tỷ USD) trên toàn thế giới trong giai đoạn khủng hoảng tài chính (2007-2008). Họ ghi nhận các ngân hàng nhỏ hơn với quyền sở hữu tập trung và lợi nhuận ngồi lãi càng cao thì rủi ro của ngân hàng càng cao.

Cheng, Hong và Scheinkman (2010) nghiên cứu dựa trên mẫu các tổ chức tài chính

tại Mỹ, họ nghiên cứu xem có phải chế độ đãi ngộ có ảnh hưởng đến việc chấp nhận rủi ro quá mức của công ty không. Kết quả nghiên cứu cho thấy, rủi ro gánh chịu,

được đo lường bởi beta và biến động lợi nhuận cổ phiếu, tương quan với khoản chi trả trong ngắn hạn như là các khoản thưởng.

Balachandran, Kogut, và Harnal (2010) cũng có bài nghiên cứu tương tự, việc chi

trả cổ phần như là các cổ phiếu hạn chế, các quyền chọn làm tăng khả năng kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp, trong khi việc chi trả không phải bằng cổ phần như là tiền mặt, làm giảm khả năng kiệt quệ.

Bolton, Mehran và Shapiro (2010) đề xuất giải quyết việc chấp nhận rủi ro quá mức

bằng cách buộc các chế độ đãi ngộ phụ thuộc vào giá của chứng khốn và nợ.

Vai trị của quản trị doanh nghiệp đối với mức độ chấp nhận rủi ro của doanh nghiệp vẫn chưa có bằng chứng cụ thể và khơng rõ ràng. Lý thuyết tiêu chuẩn về việc quản trị doanh nghiệp dự đoán rằng các doanh nghiệp có quản trị tốt hơn sẽ tăng giá trị doanh nghiệp bằng cách áp dụng các dự án có giá trị hiện tại thuần (NPV). Tuy nhiên, nó khơng loại trừ được khả năng cơng ty đầu tư vào dịng tiền có rủi ro cao. Do đó, có thể là do lợi ích cổ đơng nên ban quản trị chấp nhận các dự án có rủi ro miễn là dự án đó đem lại lợi nhuận cao hơn.

Ngoài ra, lý thuyết Quyền chọn (Black and Scholes, 1973) cho thấy rằng giá trị của một quyền chọn tăng lên với sự biến động của tài sản cơ sở. Vì cổ đơng của cơng ty chủ yếu nắm giữ quyền chọn mua với tổng giá trị của công ty là tài sản cơ bản và giá trị nợ là giá thực hiện (giả định cơng ty có nợ rủi ro), theo đó dịng tiền của cơng ty càng biến động nhiều thì quyền chọn mua càng có giá trị. Do đó, giá trị của cổ phiếu phổ thơng tăng lên.

Dựa trên các tranh luận của các bài nghiên cứu trên, bài nghiên cứu này mong đợi có mối tương quan dương giữa việc quản trị rủi ro hiệu quả và việc chấp nhận rủi ro của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng có những tranh luận đối nghịch với các lập luận trên.

Rajan (2006) và Diamond và Rajan (2009) chỉ ra, cấu trúc đãi ngộ thì khác nhau trong ngành tài chính, khi đó thành tích của CEO sẽ dựa trên lợi nhuận họ tạo ra được cho công ty.

Với áp lực này, các nhà quản lý được khuyến khích để chấp nhận các dự án có rủi ro cao hơn để đạt được lợi nhuận trong ngắn hạn ngay cả khi họ khơng thể tối đa hố hết giá trị của doanh nghiệp trong ngắn hạn.

Trong bài nghiên cứu của Diamond và Rajan (2009), “ngay cả khi các nhà quản lý nhận ra rằng chiến lược này không thực sự tạo ra giá trị, tuy nhiên với mong muốn tăng giá cổ phiếu và danh tiếng cá nhân của CEO, họ có thể khiến chiến lược này trở thành lựa chọn hấp dẫn nhất để thực hiện cho doanh nghiệp”.

Nếu lập luận trên là chính xác, bài nghiên cứu kỳ vọng các tổ chức tài chính sẽ có cách quản trị tốt hơn để đặt ra các ưu đãi và quyền kiểm soát để tránh các xung đột lợi ích có hại cho các cổ đơng. Theo hướng này, bài nghiên cứu thấy có mối quan hệ ngược chiều giữa việc quản trị doanh nghiệp hiệu quả và việc chấp nhận rủi ro. Bởi vì hai lập luận đối kháng này, tác động của việc quản trị doanh nghiệp đối với việc chấp nhận rủi ro phải có một kết quả thực nghiệm để chứng minh.

Bảng 2.1 : Tổng quan các bài nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa quy mô và rủi ro của các ngân hàng

Tác giả nghiên cứu

Khoảng thời gian và Mẫu

Nguồn dữ liệu Biến phụ thuộc – Rủi ro

Quy mô Tương quan Các biến độc lập

khác Saunders, Strock and Travlos (1990) 1978-1985 Mẫu : 38

Báo cáo hàng quý của các công ty nắm giữ ngân hàng

Độ lệch chuẩn của lợi nhuận cổ phiếu hàng ngày

Tổng tài sản + Quyền sở hữu nội bộ

Tỷ lệ tài sản vốn Boyd and Runkle

(1993) 1971-1990 Mẫu : 122 Dữ liệu COMPUSTAT hàng năm Công ty năm giữ ngân hàng có tài sản trên 1 tỷ đơ la Z-score Độ lệch chuẩn của ROA Tỷ lệ vốn chủ sở

hữu trên tài sản

Log của tổng tài sản - Demsetz and Strahan (1997) 1980-1993 Mẫu : 134 Công ty nắm giữ ngân hàng Trên báo cáo Y-9C

& Tuần giao dịch CRSP> 30

Rủi ro đặc thù của doanh nghiệp

(σ(ε))

Log của tổng tài sản - Tỷ lệ vốn bình phương Đặc trưng cho vay De Nicolo (2000) 1988-1998 Mẫu : 419 Dữ liệu World scope các cơng ty nắm giữ ngân hàng có dữ liệu trên 3 năm Z-scored Biến động của ROA Tỷ lệ vốn trên tổng tài sản

Log của tổng tài sản - Tỷ lệ tăng trưởng tài sản Boyd, De Nicolo and Al Jalal (2006) June, 2003 Mẫu : 2500 Các ngân hàng nhỏ hoạt động ở các khu vực phi nông

thôn

Z-score Tỷ lệ vốn trên

tổng tài sản

Log của tổng tài sản

- Quy định cạnh tranh ngân hàng

Laeven and Levine (2009) 1996-2001 Mẫu : 270 BankScope & Bankers Almanac 10 ngân hàng công lớn nhất của mỗi quốc gia

Z-score Log của tổng tài sản

- Quyền về dòng tiền của quốc gia

Houston et al (2010)

2000-2007 Mẫu : 2400

Dữ liệu Bank scope Các ngân hàng xuyên quốc gia

Z-score ROA Tỷ lệ vốn trên tài sản Biến động của ROA

Log của tổng tài sản

+ Log của tổng tài sản Quyền tín dụng Kiểm sốt quốc

gia Sanjai Bhagat;

Brian Bolton; Jun Lu

1998-2008 Mẫu : 302

Dữ liệu của các ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, tổ chức tài chính

Z-score Biến động của

ROA Biến động của lợi

nhuận cổ phiếu

Log của tổng tài sản Log của tổng lợi

nhuận - Giá trị thị trường trên giá trị sổ sách Tỷ lệ nắm giữ của ban giám đốc Tỷ lệ nắm giữ của CEO Nguồn : Tác giả tổng hợp từ bải nghiên cứu trước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa quy mô, đòn bẩy tài chính và mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)