CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN
5.1. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
“Too big to fail” – “Quá lớn để sụp đổ” luôn là một đề tài gây tranh cãi bởi sau cuộc khủng hoảng năm 2008. Với mục đích trả lời cho câu hỏi quy mơ ngân hàng có thực sự tác động đến việc quản trị rủi ro của các ngân hàng, câu chuyện về “Too big to fail” có khả năng xảy ra ở Việt Nam hay không, tác giả thực hiện đề tài này.
Bài nghiên cứu được thực hiện với bộ dữ liệu gồm 23 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 2009-2017 với mơ hình hồi quy hai giai đoạn 2SLS nhằm khắc phục hiện tượng nội sinh. Kết quả cho thấy có mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô và mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại. Khi quy mơ càng lớn thì rủi ro chấp nhận càng cao. Quy mơ và địn bẩy tài chính có mối quan hệ cùng chiều. Quy mô ngân hàng tăng lên chủ yếu là từ nguồn vốn vay. Mức độ chấp nhận rủi ro và Tỷ lệ cổ phần được nắm giữ bởi ban quản trị có mối quan hệ ngược chiều. Ban quản trị nắm giữ cổ phần ngân hàng càng nhiều thì việc quản trị rủi ro của các ngân hàng được kiểm soát chặt chẽ hơn, chấp nhận các dự án an toàn hơn, mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng giảm.
Bài nghiên cứu cũng đưa ra một số kiến nghị nhằm cải thiện việc kiểm soát rủi ro cho các ngân hàng tại Việt Nam.
Thứ nhất, Ngân hàng nhà nước thành lập một cơ quan có chức năng nghiên cứu và tính tốn nhằm xác định ra những cơng ty ngân hàng có tầm quan trọng ảnh hưởng đến cả nền kinh tế. Cơ quan này phải đưa ra các quy tắc, quy định và giám sát liên tục nhằm đảm bảo các ngân hàng này tuân thủ. Các ngân hàng nằm trong danh sách giám sát sẽ phải thường xuyên báo cáo về tình hình kinh doanh, tình hình tài chính, kế hoạch tăng trưởng, … Các ngân hàng trong nhóm này khi muốn tăng trưởng và thay đổi gia tăng quy mơ của mình, khi muốn sáp nhập và liên kết với các cơng ty cũng có sức ảnh hưởng cần đưa ra các kế hoạch cụ thể và phải được phê duyệt để tiến hành. Đổi lại, các ngân hàng này sẽ nhận được sự hậu thuẫn và cứu trợ từ ngân hàng nhà nước khi khủng hoảng xảy ra. Cơ quan kiểm soát này phải được ngân
có hiện tượng “cửa sau” xảy ra.
Thứ hai, các ngân hàng thương mại cần phải cân đối địn bẩy tài chính của mình. Các ngân hàng phải tăng nguồn vốn chủ sở hữu để tỷ lệ nợ vay ở mức độ vừa phải. Khi ngân hàng muốn tăng quy mơ của mình, ngân hàng nên cân nhắc đến việc sử dụng phần lợi nhuận giữ lại của mình. Việc sử dụng nguồn lợi nhuận này sẽ làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu. Kết quả thực nghiệm cũng cho thấy, tỷ lệ lợi nhuận giữ lại trên tài sản có mối quan hệ cùng chiều với quy mô ngân hàng. Bên cạnh lợi nhuận giữ lại, CEO cũng có thể cân nhắc thêm về quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, nguồn vốn thặng dư.
Thứ ba, khẩu vị rủi ro của hội đồng quản trị, và giám đốc điều hành của ngân hàng vơ cùng khó kiểm sốt. Để giải quyết vấn đề này, thì các ngân hàng cần phải tập trung vào chính sách đãi ngộ của mình. Việc để các thành viên trong hội đồng quản trị ngân hàng được quyền nắm giữ cổ phiếu công ty là một sự lựa chọn hoàn hảo. Dựa trên kết quả thực nghiệm, tỷ lệ cổ phần của hội đồng quản trị có mối quan hệ cùng chiều với mức độ rủi ro ngân hàng chấp nhận. Khi tỷ lệ nắm giữ cổ phần của hội đồng quản trị càng cao, thì tỷ lệ rủi ro ngân hàng chấp nhận càng thấp. Bên cạnh đó, việc hội đồng quản trị nắm giữ cổ đơng cũng làm cho các quyết định có “tiếng nói chung” hơn với các cổ đông. Chẳng hạn như việc đề xuất sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư và chia cổ tức ít đi sẽ khiến các cổ đơng khơng hài lịng. CEO sẽ cần phải giải thích cho các cổ đông hiểu rằng việc này là cần thiết. Các thành viên hội đồng quản trị - những người đang nắm giữ cổ phần ngân hàng sẽ củng cố niềm tin hơn cho các cổ đơng cịn lại về quyết định của CEO, vì đã được hội đồng thông qua trước khi thực hiện. Khả năng kiểm soát rủi ro của ngân hàng sẽ được tốt hơn và từ đó, các cổ đơng sẽ được hưởng giá trị từ việc cổ phiếu tăng giá.