XÂY DỰNG GIẢ THIẾT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa quy mô, đòn bẩy tài chính và mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 31 - 43)

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

2.2. XÂY DỰNG GIẢ THIẾT

2.2.1. Mối quan hệ giữa quy mô Ngân hàng và mức độ chấp nhận rủi ro

Lập luận giả thiết H1a

Trong bài nghiên cứu của Sanjai Bhagat & Bolton (2015), các nhà quản lý ngân hàng biết rằng, việc quy mô của ngân hàng tăng lên và đạt đến trạng thái “Too big to fail” thì ngân hàng sẽ được nhiều ưu đãi hơn từ chính phủ và ngân hàng nhà nước. Bởi khi đã đạt đến trạng thái quy mô lớn ảnh hưởng đến nền kinh tế, một khi các ngân hàng này sụp đổ, cả hệ thống tài chính và tồn bộ nền kinh tế cũng bị ảnh hưởng theo. Chính vì những đặc quyền vượt trội nên các ngân hàng càng có động lực để tăng mạnh quy mơ để tiếp tục theo đuổi các dự án có rủi ro cao và lợi nhuận cực lớn mà vẫn có biện pháp cứu trợ từ chính phủ khi khủng hoảng xảy ra. Các ngân hàng thực hiện các chính sách để kích thích tăng mạnh quy mơ của mình, chấp nhận các dự án có rủi ro cao, dù có những dự án đem lại dòng tiền âm (NPV<0). Các ngân hàng thường xuyên chấp nhận các dự án có lợi nhuận khổng lồ nhưng kèm theo rủi ro cao sẽ cố gắng tăng quy mơ của mình.

Khi một ngân hàng chấp nhận một dự án có quá nhiều rủi ro, ngân hàng đó buộc lịng phải tăng ng̀n vớn chủ sở hữu để đảm bảo tính an tồn cho ngân hàng –“Giả thuyết điều chỉnh”. Vì khi một ngân hàng có ng̀n vớn chủ sở hữu lớn, điều đó cảm giác sẽ ta ̣o ra một vòng tròn bảo trợ đảm bảo an tồn cho ngân hàng.

Chính vì những lý luận trên, tác giả đưa ra giả thiết H1:

H1a : Có mối quan hệ cùng chiều giữa Quy mô ngân hàng và mức độ rủi ro ngân hàng chấp nhận.

Lập luận giả thiết H1b

Khi quy mô ngân hàng càng lớn, trong đó nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng đáng kể, các cổ đông sẽ yêu cầu nhà quản trị thiết lập các danh mục để đa dạng hố rủi ro nhằm bảo tồn nguồn vốn. Nhà quản trị các ngân hàng lớn có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc quản trị rủi ro so với các ngân hàng quy mô nhỏ. Lúc này, nguồn vốn chủ sở hữu được xem như là một bộ đệm hạn chế thiệt hại cho ngân

hàng.

Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của Demirguc-Kunt và Kane, 2002, rủi ro đạo đức sẽ giảm xuống nếu như quy mô ngân hàng càng lớn. Bài nghiên cứu nói rằng, rủi ro đạo đức liên quan đến việc trục lợi từ bảo hiểm tiền gửi. Các ngân hàng sẽ chạy theo lợi nhuận mà bỏ qua việc kiểm sốt rủi ro.

Bảo hiểm tiền gửi là cơng cụ được triển khai để đảm bảo người gửi tiền vào ngân hàng khi ngân hàng mất khả năng thanh tốn, khơng thể trả lãi và hồn trả tiền gửi cho người gửi khi người gửi yêu cầu rút hết số tiền trong tài khoản ra. Tuy nhiên, vì có các khoản bảo hiểm tiền gửi này, nên ngân hàng tập trung vào các dự án sinh ra lợi nhuận nhiều hơn, đi kèm với rủi ro nhiều hơn, nếu có vấn đề gì xảy ra với nguồn vốn ngân hàng, đã có bảo hiểm tiền gửi bù đắp.

Khi quy mô nguồn vốn lớn, ban quản trị ngân hàng có trách nhiệm nhiều hơn trong việc tạo lợi nhuận nhưng vẫn đảm bảo bảo toàn nguồn vốn cho các cổ đơng. Các cổ đơng nắm vị trí chủ chốt trong các ngân hàng đã bỏ ra một lượng tiền lớn vào ngân hàng, họ sẽ có một số quyền lực nhất định để yêu cầu ban quản trị, giám đốc điều hành tạo ra lợi nhuận nhất định nhưng vẫn đảm bảo nguồn vốn của họ.

Quy mô ngân hàng càng lớn, việc quản trị rủi ro càng được đảm bảo hơn. Tác giả đưa ra giả thiết H2:

H1b : Có mối quan hệ ngược chiều giữa Quy mô ngân hàng và mức độ rủi ro ngân hàng chấp nhận.

Mặc dù thực tế, tại Việt Nam, các ngân hàng rơi vào khủng hoảng và được nhà nước cứu trợ là các ngân hàng có quy mơ nhỏ, tuy nhiên, tác giả vẫn kỳ vọng kết quả bài nghiên cứu này về việc quy mơ tăng thì mức độ chấp nhận rủi ro chấp nhận cũng tăng lên, phù hợp và trùng với phần lớn các nghiên cứu thực nghiệm trước đây trên thế giới.

2.2.2. Mối quan hệ giữa quy mô ngân hàng và địn bẩy tài chính

Lập luận giả thiết H2a

Địn bẩy tài chính liên quan việc xác định tỷ lệ nợ vay và tỷ lệ vốn của ngân hàng. Nhiệm vụ của các nhà quản trị là lựa chọn một tỷ lệ thích hợp để tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp. Tuỳ vào quy mô của ngân hàng mà các nhà quản trị lựa chọn các tỷ lệ đòn bẩy khác nhau.

Trong các bài nghiên cứu trước đây của Harris và Ravi (1990), Y. Wiwattanakatang (1999), J. J. Chen, Yan Xue, (2004) cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô doanh nghiệp và địn bẩy tài chính.

Các ngân hàng có quy mơ lớn thì dịng tiền càng ổn định, năng lực quản trị, đa dạng hố đầu tư và việc nhận biết thơng tin bất cân xứng càng tốt hơn, vì thế khả năng phá sản cũng thấp hơn so với các ngân hàng cịn lại. Quy mơ ngân hàng càng lớn thì khả năng huy động được từ tiền gửi công chúng và đi vay từ các tổ chức tài chính khác sẽ dễ dàng hơn các ngân hàng có quy mô nhỏ. Điều này cho thấy, các ngân hàng lớn thì tỷ lệ nợ cao hơn.

Theo quan điểm của “Lý thuyết đánh đổi” - Kraus & Litzenberger (1973), các nhà quản trị tin rằng sẽ có một cấu trúc vốn tối ưu giúp tối đa hoá giá trị doanh nghiệp. Cấu trúc vốn của doanh nghiệp được xác định dựa trên sự đánh đổi giữa lợi ích tấm chắn thuế và chi phí kiệt quệ tài chính. Khi doanh nghiệp tăng tỷ lệ đòn bẩy tài chính lên, vay càng nhiều thì lợi ích của tấm chắn thuế càng lớn, đồng thời chi phí kiệt quệ tài chính cũng tăng. Các chủ nợ của doanh nghiệp sẽ yêu cầu một tỷ suất sinh lợi cao hơn bù đắp rủi ro tăng lên, chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp tăng. Theo Castanias (1983), khi lợi nhuận biên từ tấm chắn thuế cân bằng với chi phí của kiệt quệ tài chính thì dừng vay thêm nợ.

Do lợi ích từ tấm chắn thuế và lợi thế về khả năng huy động vốn tốt, các doanh nghiệp lớn càng có động lực để đi vay nhiều hơn.

Theo lý thuyết đánh đổi cấu trúc, quy mô doanh nghiệp và cấu trúc vốn có sự tương quan thuận. Doanh nghiệp có quy mơ lớn và đa dạng hố danh mục hoạt động có rủi ro phá sản thấp hơn khi so sánh với các doanh nghiệp nhỏ hơn. Các doanh

nghiệp lớn sẽ có lợi thế khi hợp tác với các tổ chức tài chính, các doanh nghiệp này sẽ nhận được ưu đãi về chi phí giao dịch, lãi suất vay.

Các doanh nghiệp nhỏ thường không nhận được khoản ưu đãi này do tần suất giao dịch thấp, quy mô đơn hàng nhỏ và quy mô khoản vay nhỏ.

Theo bài nghiên cứu của Ozkan (2001) các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ dễ bị tổn thương trước những biến động của nền kinh tế và rủi ro phá sản cao hơn, vì thế khả năng huy động vốn bị hạn chế.

Ngoài ra, nguồn vốn dựa trên tài sản của cổ đông, các quyết định sai lầm về tài chính sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của họ. Các cổ đông sẽ sử dụng quyền lực của mình để đảm bảo các nhà quản lý duy trì tỷ lệ địn bẩy thấp hoặc vừa phải.

H2a : Có mối quan hệ cùng chiều giữa Quy mơ ngân hàng và địn bẩy tài chính.

Tác giả kỳ vọng về mối quan hệ cùng chiều giữa quy mơ ngân hàng và địn bẩy tài chính, trùng với kết quả của bài nghiên cứu nền tảng Sanjai Bhagat & Bolton (2015).

Lập luận giả thiết H2b

Ngân hàng có quy mơ lớn nghĩa là số tiền bỏ ra của các cổ đông cũng lớn hơn rất nhiều so với các cổ đơng các ngân hàng quy mơ nhỏ hơn, vì thế, các cổ đông muốn nhận được sự đảm bảo để nguồn vốn họ đầu tư được sử dụng hiệu quả tối đa nhất, đồng thời phải bảo toàn nguồn vốn của họ. Khi người điều hành ngân hàng – tổng giám đốc CEO sử dụng tỷ lệ nợ vay nhiều hơn, rủi ro của các cổ đông cũng nhiều hơn. Vì thế các cổ đơng sẽ sử dụng quyền lực của mình để đảm bảo các CEO sẽ duy trì tỷ lệ vay thấp.

Theo lý thuyết trật tự phân hạng, lý thuyết này chỉ ra rằng có mối quan hệ ngược chiều giữa quy mô ngân hàng và cấu trúc vốn. Lý thuyết trật tự phân hạng phát triển dựa trên việc bất cân xứng thông tin tác động đến các quyết định đầu tư và tài trợ của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phát hành các chứng khốn thì các nhà đầu tư mới sẽ yêu cầu một mức chiết khấu cao hơn do họ cho rằng các nhà quản trị và các

cũng tạo ra nhiều tín hiệu cho thị trường về hiện trạng cơng ty. Bởi vì bất cân xứng thông tin dẫn đến việc huy động vốn tốn nhiều chi phí, và tạo tín hiệu khơng tốt ra ngồi thị trường, khi có nhu cầu vốn, các nhà quản trị sẽ sử dụng nguồn tài trợ nội bộ từ lợi nhuận giữ lại của doanh nghiệp, huy động bằng các khoản vay, và cuối cùng mới là phát hành cổ phần thường mới.

Trong các nghiên cứu về việc xác định mức vốn tốn thiểu của ngân hàng của Shrieves và Dahl (1992) và các bài nghiên cứu mở rộng được thực hiện bởi Jacques và Nigro (1997), và Ediz, Michael và Perraudin (1998), đưa ra kết luận về việc điều chỉnh tỷ lệ vốn của ngân hàng tốn rất nhiều chi phí, nên các ngân hàng sẽ giữ nhiều vốn bằng hoặc hơn mức vốn tối thiểu ngân hàng nhà nước yêu cầu. Phần vốn được giữ dư ra so với quy định tối thiểu được gọi là “đệm vốn”. Myers and Majluf (1984) cho rằng các thông tin về việc ngân hàng thiếu vốn sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh và giá trị của ngân hàng do bất cân xứng thơng tin trên thị trường, do đó, các ngân hàng ln đảm bảo việc duy trì tỷ lệ vốn dư thừa để phòng ngừa các trường hợp bất ổn xảy ra dẫn đến thiếu vốn.

Các doanh nghiệp có quy mơ lớn thường sẽ có vốn nhàn rỗi và lợi nhuận giữ lại cao, vì thế các doanh nghiệp này sẽ huy động nguồn bên trong doanh nghiệp trước khi huy động ra bên ngồi bằng hình thức đi vay hoặc phát hành cổ phiếu mới. Quy mô càng lớn, tỷ địn bẩy tài chính càng thấp.

H2b : Có mối quan hệ ngược chiều giữa Quy mô ngân hàng và địn bẩy tài chính.

2.2.3. Mối quan hệ giữa tỷ lệ cổ phần được nắm giữ bởi Hội đồng quản trị, nhà điều hành CEO và mức độ chấp nhận rủi ro

Lập luận giả thiết H3a và H4a

Các định hướng, các quyết định cho vay và đầu tư của ngân hàng là một quyết định vơ cùng quan trọng giúp cho doanh nghiệp có thể tạo lập, duy trì và mở rộng dự án hoạt động. Tuy nhiên, đáng lý những quyết định này phải mang tính khoa học, dựa trên các dữ liệu phân tích, những báo cáo cụ thể, thì các quyết định này lại bị ảnh

hưởng bởi tâm lý, thái độ của Tổng giám đốc – CEO, Hội đồng quản trị và các cổ đông.

Trong một ngân hàng với các cơ chế đặc thù và quy mô lớn, các cổ đông – những người sở hữu ngân hàng không đủ năng lực chuyên môn, sẽ khơng thể nào có thể kiểm sốt hết các hoạt động và quản lý hết mọi việc. Vì thế, các cổ đơng sẽ họp lại thành lập Hội đồng cổ đông. Đại hội đồng cổ đông lại bầu ra Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị thay mặt các cổ đông của doanh nghiệp để thuê một người để điều hành doanh nghiệp – Tổng giám đốc CEO để giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động của ngân hàng.

Theo lý thuyết, Hội đồng quản trị sẽ ln nhìn mọi vấn đề qua lăng kính “Mong đợi của cổ đơng” và có nhiệm vụ quan trọng trong việc hoạch định chiến lược doanh nghiệp và giám sát Tổng giám đốc – CEO điều hành doanh nghiệp. Thành viên trong hội đồng quản trị và Tổng giám đốc không nhất thiết phải là cổ đông của doanh nghiệp.

Sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyền quản lý doanh nghiệp làm nảy sinh các mối lo ngại rằng, những người quản lý, điều hành sẽ theo đuổi những mục tiêu rất hấp dẫn đối với họ, song chưa chắc đã có lợi cho các cổ đơng, cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, khẩu vị rủi ro của người quản lý và điều hành cũng ảnh hưởng trực tiếp đến việc điều hành công ty. Một trong những phương thức để có thể kiểm sốt được hành vi của người quản lý là thơng qua kiểm sốt thu nhập của họ. Cơng ty cần phải có một cơ chế phù hợp để đảm bảo lợi ích của chủ sở hữu và nhà điều hành luôn song hành chung với nhau. Theo nghiên cứu của Scott (2006), một cơ chế thù lao hợp lý cho các giám đốc phải đảm bảo được tối thiểu 3 yêu cầu sau :

• Thứ nhất, cơ chế thù lao khuyến khích nhà quản lý, điều hành làm việc với nỗ lực cao nhất. Mức thù lao của nhà quản lý, điều hành phải tỷ lệ thuận với sự nỗ lực của nhà quản lý, điều hành.

• Thứ hai, cơ chế thù lao phải khuyến khích nhà quản lý, điều hành tập trung vào lợi ích ngắn hạn cũng như dài hạn của doanh nghiệp.

• Thứ ba, kiểm soát được mức độ rủi ro đối với doanh nghiệp thơng qua kiểm sốt người điều hành.

Một số nghiên cứu nói rằng việc CEO được trả thù lao bằng cổ phiếu hoặc yêu cầu các nhà quản lý nắm giữ tỷ lệ cổ phiếu nhất định của doanh nghiệp sẽ thực sự gắn lợi ích của nhà quản lý, điều hành với lợi ích của cơng ty và của cổ đông. Khi tỷ lệ nắm giữ cổ phần của hội đồng quản trị, của tổng giám đốc càng cao, thì họ sẽ có xu hướng đưa ra các quyết định để đảm bảo nguồn vốn bỏ ra của mình, lựa chọn các dự án chắc chắn hơn, mức độ rủi ro chấp nhận cũng thấp hơn.

Dựa trên tâm lý muốn bảo toàn nguồn vốn đã bỏ ra của chủ sở hữu, tác giả đưa ra các giả thiết:

H3a: Có mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ cổ phần được nắm giữ bởi hội đồng quản trị và mức độ rủi ro ngân hàng chấp nhận.

H4a: Có mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ cổ phần được nắm giữ bởi Tổng giám đốc CEO và mức độ rủi ro ngân hàng chấp nhận.

Lập luận giả thiết H3b và H4b

Jensen và Meckling (1976) cho rằng chi phí đại diện xuất hiện trong mơi trường bất cân xứng thơng tin, do mâu thuẫn lợi ích giữa các cổ đông – người sở hữu và người quản lý, điều hành – hội đồng quản trị, tổng giám đốc CEO. Các nhà quản lý, điều hành có thể có các hành động trục lợi cá nhân, lựa chọn rút lui khỏi những cơng việc khó khăn, lờ đi mục tiêu tối đa hố giá trị doanh nghiệp. Những phí tổn này sẽ do những người sở hữu doanh nghiệp gánh chịu.

Theo nghiên cứu của Jensen (1986), một trong những biểu hiện của việc trục lợi cá nhân của các nhà quản lý, điều hành là họ không muốn chi trả cổ tức, thay vào đó giữ dịng tiền lợi nhuận trong doanh nghiệp. Nắm giữ dòng tiền trong doanh nghiệp nghĩa là các nhà quản lý, điều hành sẽ tìm cách chi tiêu, họ có xu hướng đầu tư vào các dự án không sinh lợi – những dự án khơng đem lại lợi ích cho cơng ty nhưng có mối liên hệ cá nhân với nhà quản lý, điều hành.

hoàn toàn đối lập với ước muốn của người sở hữu – những người có xu hướng chấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa quy mô, đòn bẩy tài chính và mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 31 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)