KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa quy mô, đòn bẩy tài chính và mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 69 - 72)

Từ các kết quả nghiên cứu trên, bài nghiên cứu có thể tóm lược như sau :

Tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa Quy mô ngân hàng và mức độ rủi ro mà ngân hàng chấp nhận.

Kết quả thực nghiệm cho thấy biến ASSET và biến Z-SCORE có mối quan hệ ngược chiều với nhau. Quy mô ngân hàng được xác định bởi tổng tài sản của ngân hàng. Z-score là chỉ số được phát triển bởi Altman (1968) nghiên cứu dựa trên một số lượng lớn các công ty tại Mỹ, chỉ số này có tác dụng dự báo khả năng phá sản của doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp phản ứng kịp thời với rủi ro doanh nghiệp, bài nghiên cứu sử dụng chỉ số Z-score để đo lường mức độ rủi ro mà ngân hàng chấp nhận. Chỉ số Z-score càng cao thì ngân hàng càng nằm trong vùng an toàn, hoạt động ổn định với mức độ rủi ro thấp. Khi quy mô ngân hàng càng lớn, thì chỉ số Z-score càng bé, mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng càng cao. Và ngược lại, khi quy mô ngân hàng nhỏ, chỉ số Z-score lớn nghĩa là mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng càng thấp, ngân hàng hoạt động trong vùng an toàn.

Kết quả này trùng với kết quả của các tác giả :

o Boyd and Runkle (1993) với bài nghiên cứu dựa trên 122 mẫu quan sát từ năm 1971 đến năm 1990 của các cơng ty nắm giữ ngân hàng có tài sản trên 1 tỷ đô la.

o De Nicolo (2000) với nghiên cứu dựa trên 419 mẫu quan sát từ năm 1988 đến năm 1998 của các cơng ty nắm giữ ngân hàng có dữ liệu trên 3 năm.

o Boyd, De Nicolo and Al Jalal (2006) với nghiên cứu dựa trên 2500 mẫu quan sát năm 2003 của ngân hàng nhỏ hoạt động ở các khu vực phi nông thôn.

o Laeven and Levine (2009) với nghiên cứu dựa trên 270 mẫu quan sát từ năm 1996 đến 2001 của 10 ngân hàng công lớn nhất của mỗi quốc gia.

o Sanjai Bhagat; Brian Bolton; Jun Lu (2013) với nghiên cứu dựa trên 302 mẫu quan sát từ năm 1998 đến 2008 của các ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, tổ chức tài chính.

ngân hàng

Kết quả thực nghiệp cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa biến ASSET và biến CAR. Hệ số CAR là hệ số an toàn vốn của ngân hàng. Khi quy mơ của ngân hàng càng lớn thì hệ số an toàn vốn của doanh nghiệp càng bé, địn bẩy tài chính ngân hàng chấp nhận càng lớn. Do các ngân hàng lớn có lợi thế về quy mơ, dịng tiền, năng lực quản trị vì thế huy động được vốn từ các công chúng và các tổ chức tài chính khác. Bên cạnh đó, cộng thêm lợi ích từ tấm chắn thuế, các ngân hàng có quy mơ lớn càng có động lực để gia tăng địn bẩy tài chính doanh nghiệp.

Ngược lại, khi quy mô ngân hàng càng bé, khả năng huy động vốn kém hơn so với các ngân hàng quy mơ lớn, vì thế nguồn vốn vay của các ngân hàng này thấp, tỷ lệ địn bẩy tài chính càng thấp, hệ số an tồn vốn CAR càng lớn.

Kết quả này trùng với kết quả các nghiên cứu của Harris và Ravi (1990), Y. Wiwattanakatang (1999), J. J. Chen, Yan Xue, (2004) về mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô và địn bẩy tài chính.

Tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa Rủi ro ngân hàng chấp nhận và Tỷ lệ cổ phần ban quản trị nắm giữ

Kết quả thực nghiệm cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa biến DIRECTOR và biến Z-SCORE.

Khi tỷ lệ cổ phần sở hữu của ban quản trị càng lớn thì chỉ số Z-Score càng lớn, rủi ro ngân hàng chấp nhận giảm. Chính sách đãi ngộ bằng cổ phần cho ban quản trị nhằm đảm bảo gắn chặt quyền lợi và lợi ích tài chính của người quản lý và người sở hữu. Các cổ đông vừa muốn tối đa hố gía trị ngân hàng, vừa muốn đảm bảo cổ phần của mình khơng bị mất giá, lúc này ban quản trị, những người sẽ được tưởng thưởng bằng cổ phần công ty sẽ đưa ra các quyết định chọn lựa các dự án chắc chắn với mức độ rủi ro vừa phải hoặc giảm thiểu rủi ro nhất có thể.

Kết quả này trùng với nghiên cứu của Bolton, Mehran và Shapiro (2010) về đề xuất giải quyết việc chấp nhận rủi ro quá mức bằng cách buộc các chế độ đãi ngộ phụ thuộc vào giá của chứng khoán và nợ.

lợi trên vốn cổ phần

Kết quả thực nghiệm cho thấy có mối quan hệ cùng chiều giữa biến ASSET và biến ROA. ROA đại diện cho khả năng sinh lợi của ngân hàng. Khi các ngân hàng tăng lợi nhuận, thì càng dễ dàng sử dụng lợi nhuận giữ lại để gia tăng thêm vốn chủ sở hữu, quy mô ngân hàng tăng lên. Với quy mô lớn về nguồn vốn, các ngân hàng có lợi thế khơng chỉ thu hút thêm nguồn vốn mà cịn thu hút được các dự án đầu tư lớn. Lợi thế về vốn tạo cảm giác an toàn cho các nhà quản trị để thực hiện các dự án rủi ro cao nhưng đem lại lợi nhuận cao hơn.

Kết quả này trùng với nghiên cứu của Goddard và các đồng sự (2004) chứng minh rằng mối quan hệ giữa tỷ lệ vốn trên tài sản và lợi nhuận là cùng chiều trong sáu ngành ngân hàng lớ n của châu Âu trong giai đoa ̣n 1992 – 1998.

Và vớn được tìm thấy có tương quan thuận với lợi nhuận theo nghiên cứu của Berger (1995); Jacques và Nigro (1997); Demirgỹỗ-Kunt v Huizinga (2000); Rime (2001); và Iannotta và các đồng sự (2007) và Chien-Chiang Lee và Meng-Fen Hsieh (2013).

Tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa Thời gian hoạt động của ngân hàng và Rủi ro ngân hàng chấp nhận.

Kết quả thực nghiệm cho thấy có mối quan hệ cùng chiều giữa biến AGE và biến Z- score. AGE là biến đại diện cho thời gian hoạt động của ngân hàng.

Khi thời gian hoạt động của các ngân hàng càng dài, thì Z-score càng lớn, rủi ro ngân hàng chấp nhận càng bé. Các ngân hàng hoạt động lâu đời trên thị trường có lợi thế về quy mô vốn, khả năng huy động nguồn vốn mới, năng lực của nhà quản lý và khả năng quản trị rủi ro tốt hơn so với các ngân hàng mới thành lập. Các ngân hàng mới thành lập hoặc hoạt động chưa lâu trên thị trường, các nhà quản trị chịu áp lực về lợi nhuận, họ sẽ chấp nhận nhiều dự án có rủi ro hơn để nhận lại được lợi nhuận tương xứng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa quy mô, đòn bẩy tài chính và mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)