CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. MÔ TẢ VÀ ĐỊNH NGHĨA CÁC BIẾN
3.2.1. Biến phụ thuộc
▪ Biến đại diện cho mức độ chấp nhận rủi ro
Việc tìm ra cơng cụ để phát hiện rủi ro và các dấu hiệu báo trước rủi ro của doanh nghiệp là mối quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu tài chính doanh nghiệp. Có nhiều cơng cụ được phát triển để phát hiện rủi ro nhưng chỉ số được công nhận rộng rãi bởi giới nghiên cứu học thuật và thực tiễn là chỉ số Z-score được phát triển 1968 bởi giáo sư Altman dựa vào bài nghiên cứu trên số lượng rất lớn các công ty khác nhau ở Mỹ. Chỉ số Z-score lần lượt được đưa vào nghiên cứu và đều được các nhà khoa học chấp nhận rằng Z-score phản ánh tốt khả năng phá sản của doanh nghiệp.
Tomasz (2013) sử dụng Z-score đánh giá rủi ro dẫn đến phá sản của các doanh nghiệp châu Âu và khu vực Mỹ Latinh. Leonardo và Jaime (2003) cho thấy Z-score đưa ra dự báo khả năng phá sản của các doanh nghiệp tại Ý rất tốt. Do đó, Z-score là cơng cụ hữu ích để các ngân hàng thương mại dự báo và theo dõi rủi ro tín dụng của ngân hàng, giúp dự báo tốt khả năng phá sản và đưa ra các phương án kịp thời với bất ổn thị trường.
Phương pháp chính để đo lường rủi ro mà ngân hàng chấp nhận là sử dụng Z-score. Dựa theo nghiên cứu của Sanjai Bhagat, Brian Bolton, Jun Lu (2013), Z-score được tính theo cơng thức dưới đây:
𝑍 − 𝑠𝑐𝑜𝑟𝑒 = 𝑅𝑂𝐴 + 𝐶𝐴𝑅 𝜎(𝑅𝑂𝐴) Trong đó :
ROA : lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản
𝜎(𝑅𝑂𝐴) : độ lệch chuẩn của ROA, được tính cuốn chiếu cho 5 năm liền trước. Ví dụ : độ lệch chuẩn 2009 được tính bằng cách tính backward thời kỳ từ năm 2009 về trước năm 2005.
(2009), Houston và cộng sự (2010), Balachandran, Kogut and Harnal (2010), and Vyas (2011).
𝐶𝐴𝑅 =𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 − 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛ợ 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛
Z-score đo lường khả năng chấp nhận rủi ro của ngân hàng. Z-score càng cao thì ngân hàng càng nằm trong vùng an toàn với mức độ chấp nhận rủi ro thấp hơn và hoạt động ổn định hơn. Ngược lại, khi chỉ số Z-score thấp nghĩa là mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng cao.
Chỉ số Z-score giữa các quan sát có độ lệch rất cao, vấn đề phát sinh khi có những chỉ số Z-score bị âm do bởi các ngân hàng hoạt động thua lỗ, dẫn đến việc mất một số quan sát. Dựa theo các bài nghiên cứu của Laeven và Levine (2009); Houston và cộng sự (2010) sử dụng logarit của Z-score để đo lường rủi ro. Vì thế, bài nghiên cứu vẫn sử dụng biến Z-score thô như là một thước đo rủi ro và xem xét đến độ lệch của phân phối khi tiến hành phân tích hồi quy, sau đó sử dụng logarit của Z-score để kiểm tra tính vững.
Bên cạnh đó, để xem thành phần nào của Z-score tác động đến biến quy mô và các biến độc lập khác, bài nghiên cứu sử dụng 3 thành phần của Z-score dưới dạng biến phụ thuộc riêng biệt : biến ROA, biến CAR, biến 𝜎(𝑅𝑂𝐴). Việc phân tích các thành phần của Z-score nhằm kiểm tra việc Z-score chịu tác động chính của thành phần nào, và thành phần này có ảnh hưởng đến quy mô ngân hàng ra sao.
3.2.2. Biến độc lập
▪ Biến đại diện cho quy mô ngân hàng
Có nhiều cách để đo lường quy mơ của ngân hàng. Thơng thường có hai cách là sử dụng phương pháp kế toán và phương pháp thị trường.
Với phương pháp kế tốn, có thể sử dụng tổng tài sản trung bình hoặc tổng lợi nhuận trung bình của ngân hàng; theo phương pháp thị trường sẽ sử dụng vốn hoá thị trường.
Tác giả thiên về việc sử dụng tổng tài sản hoặc tổng lợi nhuận của ngân hàng hơn là sử dụng vốn hố thị trường, bởi vì các nghiên cứu trước đây đưa ra các tranh luận rằng việc sử dụng phương pháp kế tốn thì sẽ ít gây nhiễu trong việc đo lường quy mô doanh nghiệp hơn là sử dụng phương pháp thị trường (Baker and Hall, 2004).
Dựa trên các bài nghiên cứu trước đây, tác giả tập trung chủ yếu vào tổng tài sản của ngân hàng. Sử dụng tổng tài sản của ngân hàng làm biến đại diện cho quy mô của ngân hàng. Do giữa các ngân hàng và thậm chí giữa các năm với nhau, con số đại diện cho tổng tài sản có độ chênh lệch rất cao, vì thế, bài nghiên cứu sẽ lấy logarit của tổng tài sản.
▪ Biến đại diện cho khả năng quản trị trong ngân hàng
Các phương pháp quản trị thường được sử dụng rộng rãi là G-index (Gompers, Ishii, and Metrick, 2003), E-index (Bebchuk, Cohen, and Ferrell, 2004), and Gov- Score (Brown and Caylor, 2006).
Tuy nhiên, trong các nghiên cứu gần đây, Bhagat, Bolton, and Romano, 2008; Bhagat and Bolton, 2008, 2012a) đã đặt ra câu hỏi, liệu các chỉ số quản trị có đo lường các thuộc tính quản trị thích hợp hay khơng. Các phương pháp quản trị thơng thường vẫn có những hạn chế nhất định.
Từ đó, Bhagat and Bolton (2008) đã phát triển một phương pháp quản trị mới. Đó là sử dụng trung vị cổ phần trung bình được nắm giữ bởi Hội đồng quản trị được đo bằng tiền. Ưu điểm của phương pháp này là tính tốn đơn giản, trực quan, ít bị lỗi đo lường, và có thể nâng cao khả năng so sánh các kết quả nghiên cứu.
Vì các thành viên trong hội đồng quản trị đa phần là những cổ đông của ngân hàng, nên sẽ chú ý vào giá trị cổ phiếu của ngân hàng, chứ không chỉ tập trung vào tỷ lệ phần trăm nắm giữ.
Do có sự chênh lệch khá lớn của dữ liệu, bài nghiên cứu lấy logarit của trung vị giá trị cổ phần trung bình được nắm giữ bởi Hội đồng quản trị để làm giảm độ lệch của dữ liệu nghiên cứu.
▪ Biến đại diện cho khả năng nắm giữ của CEO
Dựa trên bài nghiên cứu của Bhagat and Bolton (2008), bài nghiên cứu sử dụng lượng cổ phần trung bình được nắm giữ bởi CEO làm thước đo đại diện cho khả năng nắm giữ của CEO. Sự khác biệt giữa biến đại diện cho khả năng quản trị trong ngân hàng là việc sử dụng gía trị trung vị được đo bằng tiền trong khi biến đại diện cho CEO lại là tỷ lệ phần trăm, nguyên do là cổ phần của các CEO chủ yếu là từ việc khen thưởng hoặc bắt buộc phải nắm giữ, mục đích là để gắn lợi ích của CEO và các cổ đơng vào nhau.
▪ Biến đại diện cho giá trị thực của ngân hàng
Có nhiều cách để đo lường giá trị thực của doanh nghiệp, các chỉ tiêu thường được sử dụng chia thành hai nhóm chính :
Nhóm 1 : sử dụng các cơng cụ kế toán, tỷ suất giữa kết quả đạt được ( như thu nhập thuần, lãi ròng) và các yếu tố đầu vào (như tài sản, nguồn vốn, vốn chủ sở hữu, vốn đầu tư,…). Trong đó, hai hệ số được sử dụng phổ biến nhất để đo lường hiệu quả tài chính doanh nghiệp là tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản ROA và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ROE. Tuy nhiên, giá trị của ROA và ROE lại phụ thuộc vào cách xác định giá trị “lợi nhuận”.
Bài nghiên cứu của Hu & Izumida (2008); Le & Buck (2011); Wang & Xiao (2011) sử dụng lợi nhuận trước thuế và lãi vay EBIT. Một số tác giả khác lại sử dụng lợi nhuận trước thuế, lãi vay, hao mòn và khấu hao (EBITDA). Theo Shah, Butt & Saeed (2011); Thomsen & Pedersen, (2000) sử dụng lợi nhuận thuần cộng với lãi vay (trước hoặc sau thuế). Bài nghiên cứu của LI, Sun & Zou (2009); Tian & Estrin (2008) lại sử dụng lợi nhuận thuần.
Hạn chế của việc sử dụng chỉ tiêu này theo bài nghiên cứu của Jenkins, Ambrosini & Collier (2011) là khơng đưa ra một góc nhìn dài hạn cho các cổ đơng và ban giám đốc doanh nghiệp do đây là các thước đo quá khứ do sử dụng các số liệu kế toán đã qua và đánh giả khả năng lợi nhuận ngắn hạn của doanh nghiệp.
thông dụng như là công cụ đánh giá tốt về hiệu quả tài chính DN (Zeitun và cộng sự (2007); Jiraporn và cộng sự (2008); Nour, (2012).
Hệ số MBVR =giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu
giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu
Hệ số Tobin’s Q =giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu + giá trị sổ sách các khoản nợ phải trả
giá trị sổ sách của tổng tài sản
Các hệ số này cho biết hiệu quả tương lai của doanh nghiệp vì thể hiện sự đánh giá của thị trường về tiềm năng lợi nhuận trong tương lai của doanh nghiệp.
Bài nghiên cứu sử dụng Tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu là thước đo cho giá trị thực của ngân hàng.
Tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách = MBVR =giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu
giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu
Theo mơ hình năm nhân tố của Fama & French (1992) đã chỉ ra rằng các doanh nghiệp có hệ số MBVR càng thấp thì càng có nhiều rủi ro phá sản, thị trường đang kỳ vọng thấp về khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp.
Trong bài nghiên cứu của Demsetz, Saidenberg & Strahan (1997); Goyal (2005), các doanh nghiệp có hệ số MBVR càng thấp thì rủi ro sẽ cao hơn các doanh nghiệp có hệ số MBVR cao.
3.2.3. Các biến kiểm soát khác:
▪ Thời gian hoạt động của các ngân hàng thương mại
Bài nghiên cứu sử dụng thời gian hoạt động của ngân hàng để kiểm soát năng lực quản trị của ngân hàng, kỳ vọng các ngân hàng hoạt động lâu năm sẽ có khả năng kiểm sốt rủi ro tốt hơn các ngân hàng mới thành lập.
Các ngân hàng hoạt động lâu năm đã ổn định trên thị trường, các cổ đơng cũng phải góp lượng vốn lớn theo thời gian, họ sẽ yêu cầu các nhà quản trị ngân hàng duy trì tỷ lệ rủi ro ở một mức xác định nhằm mục đích bảo tồn vốn.
Còn các ngân hàng nhỏ lẻ mới thành lập, khả năng quản lý còn non kém, việc đảm bảo phải tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp khiến các nhà quản trị càng có động lực
▪ Biến khủng hoảng kinh tế
Việt Nam cũng là quốc gia chịu ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu.
Trong bài nghiên cứu của Sanjai Bhagat và cộng sự (2015), việc xem xét tác động của biến khủng hoảng kinh tế là từ năm 2007 đến 2009. Mặc dù là khủng hoảng kinh tế chỉ đến quý I/2009, và sau đó, thị trường Việt Nam có xu hướng phục hồi, tuy nhiên do độ trễ của các chính sách và tâm lý của cả thị trường trong nước, năm 2009, khủng hoảng vẫn tác động mạnh lên các chỉ số tài chính ngân hàng.
Tác giả lựa chọn để cả năm 2009 chịu tác động của khủng hoảng tài chính khơng chỉ quý I/2009.
Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, các nhà quản trị thắt chặt các hoạt động kinh doanh của mình, đảm bảo duy trì tỷ lệ rủi ro nhất định do thực trạng đen tối của khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Một số bài nghiên cứu khác lại cho rằng ngược lại, các nhà quản trị sẽ bị cuốn vào guồng đầu tư trước đó, chấp nhận tham gia các dự án có tỷ lệ rủi ro cao nhưng lợi nhuận đem về rất lớn.
▪ Biến giả tỷ lệ sở hữu nhà nước
Các ngân hàng hiện nay chia thành hai nhóm sở hữu. Nhóm thứ 1: Sở hữu tư nhân
Nhóm thứ 2: Sở hữu nhà nước
Trong nhóm này gồm có: ngân hàng quốc doanh, ngân hàng chính sách và ngân hàng có vốn sở hữu nhà nước trên 50%. Ngân hàng thương mại quốc doanh và ngân hàng chính sách là các ngân hàng được mở bằng 100% vốn từ ngân sách nhà nước. Các ngân hàng thương mại quốc doanh (Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng TNHH MTV Dầu khí tồn cầu (GP Bank), Ngân hàng TNHH MTV Đại Dương (Oceanbank), Ngân hàng TNHH MTV Xây dựng (CB)) ngoài trừ Agribank là hoạt động lâu đời nhất với quy mơ vốn tài sản lớn thì cịn lại là các ngân hàng 0 đồng được nhà nước mua lại nhằm hỗ trợ thị trường tín dụng.
Hai ngân hàng chính sách (Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (VBSP), Ngân hàng Phát triển Việt Nam) là các ngân hàng hoạt động vì mục đích phi lợi nhuận, là cơng cụ của chính phủ thực hiện các nhiệm vụ chính trị như điều tiết và chuyển dịch nền kinh tế và hỗ trợ người nghèo.
Các ngân hàng cổ phần được niêm yết thuộc sở hữu nhà nước hoặc nhà nước nắm tỷ lệ chi phối trên 50% thường có quy mơ lớn như, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).
Xét theo khối các ngân hàng thương mại cổ phần, từ trước đến nay, quy mô tài sản của các ngân hàng thương mại Nhà nước vẫn luôn dẫn đầu và chiếm phần lớn trong hệ thống. Các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân dù có sự bất phá trong tổng tài sản trong khoảng thời gian gần đây nhưng vẫn có sự tách biệt rất lớn với 3 ông lớn nhà nước. Dựa theo số liệu thống kê năm 2017, tổng tài sản của các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân mới bằng 3 "ông lớn" VietinBank, BIDV, Vietcombank.
Giữa các ngân hàng cổ phần thương mại nhà nước và các ngân hàng thương mại tư nhân có sự sở hữu chéo, tuy nhiên, tỷ lệ nắm giữ của các ông lớn ngân hàng nhà nước trong các ngân hàng tư nhân không cao, trung bình dưới 8%, và theo thơng tư 36/2014, các ngân hàng thương mại chỉ được mua và nắm giữ không quá 2 tổ chức tín dụng khác và tỷ lệ nắm giữ dưới 5% vốn có quyền biểu quyết, cũng như cũng không được cử người tham gia vào hội đồng quản trị của tổ chức mình nắm giữ. Do đó, tác giả sử dụng biến giả tỷ lệ sở hữu nhà nước loại bỏ yếu tố sở hữu chéo giữa các ngân hàng thương mại, không xét đến yếu tố bị chi phối của nhà nước thông qua các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước, và chỉ xem xét đến các ngân hàng có vốn sở hữu nhà nước trên 50%.
Các ngân hàng có vốn sở hữu nhà nước có quy mơ rất lớn và tầm ảnh hưởng đến nền kinh tế hơn là các ngân hàng sở hữu tư nhân.
hơn về yêu cầu công khai minh bạch. Ngân hàng niêm yết không chỉ được giám sát bởi Ngân hàng nhà nước mà còn của Uỷ ban chứng khoán, Sở giao dịch chứng khốn, vì thế, các ngân hàng niêm yết sẽ có thể phát hiện sớm các rủi ro, khiếm khuyết và từ đó quản trị các rủi ro tốt hơn.
Các ngân hàng chưa niêm yết một phần vì khả năng của ngân hàng chưa đủ để tiến hành niêm yết trên thị trường, khơng muốn minh bạch thơng tin tình hình tài chính cơng ty, cũng như là khả năng kiểm sốt rủi ro của các ngân hàng còn yếu kém. Các ngân hàng được niêm yết trên thị trường đa phần là các ngân hàng có quy mơ lớn hơn các ngân hàng chưa niêm yết, trừ trường hợp đặc biệt của Agribank.
▪ Biến tài sản cố định hữu hình PPE
Các ngân hàng có tài sản cố định hữu hình càng lớn thì quy mơ ngân hàng càng lớn. Biến này cũng đã được Sanjai Bhagat, Brian Bolton, Jun Lu (2015) sử dụng trong bài nghiên cứu của mình.
Việc sử dụng ba biến công cụ trên để đưa vào mơ hình hồi quy phải thêm một bước kiểm tra về mức độ phù hợp. Biến công cụ PPE đã từng được sử dụng nhiều trong các bài nghiên cứu trước đây, tuy nhiên, biến giả ngân hàng có tỷ lệ sở hữu nhà nước và biến ngân hàng được niêm yết trên thị trường được tác giả thêm vào dựa trên số liệu thống kê tại Việt Nam, chưa có nhiều bài nghiên cứu dẫn chứng vì thế sẽ phải kiểm tra lại mức độ phù hợp.
Theo mô hình hồi quy 2 SLS, các biến công cụ được sử dụng phải có mối tương quan với quy mô của ngân hàng, việc kiểm định sự phù hợp sẽ xem xét trong việc