Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế phối hợp thu ngân sách nhà nước giữa kho bạc thuế ngân hàng thương mại, hướng tới tạo thuận lợi cho người nộp thuế (Trang 32)

PHẦN II NỘI DUNG

1.4.2. Nhân tố chủ quan

1.4.2.1. Sự điều hành của chính quyền địa phương

Cơng tác thu NSNN có hiệu quả sẽ đem lại nguồn thu cho ngân sách địa phương. Vì vậy các cấp chính quyền địa phương rất quan tâm đến hiệu quả về công tác thu NSNN. Sự điều hành của chính quyền kịp thời, đúng lúc và phù hợpivới tình hình thực tế của địa phương góp phần quan trọng trong việc thu NSNN đúng, hiệu quả và kịp thời tạo nguồn thu NSNN cho địa phương hoạt động.

1.4.2.2. Môi trường mạng và sự tương đồng trong trang bị thiết bị tin học

Hạ tầng CNTT là nhân tố cơ bản để hiện đại hóa cơng tác thu NSNN hoạt động có hiệu quả. Ứng dụng CNTT vào thu NSNN nhằm kết nối, trao đổi và thống nhất dữ liệu về thu NSNN giữa các đơn vị tham gia phối hợp thu. Giao diện dễ nhìn, dễ sử dụng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng thao tác nhanh và chính xác. u cầu đặt ra của mơi trường mạng là phải nhanh, đường truyền thông suốt để công tác truyền nhận, đối chiếu số

liệu hằng ngày giữa các cơ quan Thuế - Kho bạc – Ngân hàng được đảm bảo chính xác và kịp thời phản ánh các khoản thu NSNN.

Trang thiết bị của các ngành cần độ có sự đồng bộ mới đảm bảm sự tương thích trong kết nối dữ liệu.

1.4.2.3. Nguồn nhân lực của các cơ quan tham gia phối hợp thu

Nguồn nhân lực chính là nhân tố chủ yếu tạo nên hiệu quả của mọi hoạt động cụ thể. Mặc dù trang thiết bị, tài sản, nguồn tài chính là những nguồn tài nguyên mà các tổ chức, cơ quan đều cần phải có, nhưng trong đó tài nguyên nhân văn - con người lại đặc biệt quan trọng. Yêu cầu mỗi cá nhân tham gia phải nắm vững các quy định về thu NSNN, về “phối hợp thu NSNN”. Trong giai đoạn Nhà nước liên tục thực hiện đổi mới thì việc hiện đại hóa“cơng tác thu NSNN”càng được xem trọng, các hình thức thu được mở rộng thơng qua ứng dụng CNTT. Vì vậy để cơng tác phối hợp thu đạt hiệu quả cao thì địi hỏi nguồn nhân lực trực tiếp thự hiện quá trình thu NSNN cần phải có đủ trình độ, năng lực chun mơn, tinh thần trách nhiệm, khả năng giao tiếp, kỹ năng sử dụng thành thạo các ứng dụng và khai thác tối đa các tiện ích từ chương trình.

1.4.2.4. Ý thức về trách nhiệm của các cơ quan Thuế, Kho bạc và Ngân hàng thương mại trong công tác phối hợp thu mại trong công tác phối hợp thu

Ý thức trách nhiệm của các cơ quan tốt sẽ tác động tích cực đến“cơng tác phối hợp thu”NSNN. Từng cơ quan cần thực hiện tốt nhiệm vụ của mình được quy định trong quy chế mà cần có chủ động phối hợp với nhau.

5 Kinh nghiệm phối hợp thu ngân sách nh nƣớc của một số huyện, thị xã trên ịa b n tỉnh Đồng Tháp

- Ngay từ những ngày đầu triển khai TTSP điện tử KBNN Thanh Bình đã tổ chức triển khai tốt từ khâu đối chiếu số liệu.

- Tuyên truyền công tác phối hợp thu NSNN đến người dân trên các phương tiện thông tin, gửi công văn tới các cơ quan trên địa bàn để hướng dẫn NNT thực hiện nộp thuế tại các NHTM.

(2) Khó khăn

- Nhân viên các NHTM chưa nắm vững về nghiệp vụ thu NSNN nên xảy ra còn nhiều sai sót như: khơng đúng loại thuế, sai thông tin NNT thuế, sai địa bàn nộp thuế,…

- Chương trình TCS và TTSP còn bị lỗi nên việc truyền, nhận dữ liệu bị gián đoạn nên việc đối chiếu với Ngân hàng nhiều lúc cịn gặp khó khăn, làm ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán của cả hai bên. Thời gian gửi chứng từ thu chuyển tiếp, sổ chi tiết và đối chiếu của NHTM đến KBNN còn chậm.

(3) Giải pháp của các đơn vị

- Hướng dẫn nhân viên Ngân hàng hiểu đúng về MLNSNN để ngăn chặn những trường hợp khách quan do người nộp tiền ghi sai thông tin, hạn chế sai sót; Ngân hàng tăng cường cơng tác kiểm soát trước khi truyền dữ liệu qua KBNN đã giảm thiểu trường hợp nhập sai tài khoản, sai địa chỉ người nộp.

- Phối hợp với các NHTM để cập nhật hàng giờ công việc truyền nhận chứng từ thu NSNN qua hệ thống NHTM một cách liên tục và kịpithời, tránhitình trạng chậm trễ. - Phối hợp với các NHTM để cập nhật hàng giờ công việc truyền nhận chứng từ thu NSNN qua hệ thống NHTM một cách liên tục và kịp thời, hạn chế tối đa tình trạng chậm trễ.

1.5.1.2. Phối hợp thu trên địa bàn huyện Tân Hồng

(1) Thuận lợi:

- Sự“phối hợp thu NSNN”giữa các đơn vị tham gia thực hiện một cách chặt chẽ, hiệu quả, đảm bảo nguồn thu NSNN trên địa bàn được tập trung ổn định, kịp thời.

- KBNN Tân Hồng đã tổ chức triển khai thực hiện cùng với cơ quan thuế và các NHTM trên địa bàn, tuân thủ các quy trình phối hợp thu NSNN.

(2) Khó khăn

- Cơng tác tun truyền chưa thực hiện thường xuyên, việc bố trí địa điểm thu thuế của các NHTM chưa thuận lợi, nên vẫn cịn tình trạng người dân đến KBNN nộp thuế với khối lượng lớn.

- Cán bộ Ngân hàng chưa nắm rõ nghiệp vụ thu nên chưa phân biệt được các khoản nộp thuế cần phải hạch tốn theo mã địa bàn tương ứng dẫn đến cịn sai sót các khoản thu.

(3) Giải pháp

- Các NHTM ký kết thoả thuận phối hợp thu: Đào tạo nghiệp vụ để nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ ngân hàng làm công tác thu NSNN, cập nhật liên tục các quy định về thu NSNN và thông tin của NNT. Khi gặp những vướng mắc cần phối hợp với kế toán thu của KBNN và cơ quan thu để kịp thời xử lý, nhằm tránh tình trạng để xảy ra những sai sót.

- Đối với cơ quan thuế: Tuyên truyền, hướng dẫn khách hàng khi nộp tiền cần ghi đầy đủ các nội dung trên BKNT theo quy định. Cập nhật kịp thời cơ sở dữ liệu về NNT, khoản nộp NSNN.

1.5.1.3. Phối hợp thu trên địa bàn Thị xã Hồng Ngự

(1) Thuận lợi

- Trên cơ sở các Thỏa thuận phối hợp thu đã được ký kết, đã triển khai đến 04 điểm giao dịch của các NHTM để thực hiện thu NSNN.

- Việc tổ chức uỷ nhiệm thu phạt VPHC cùng với thu NSNN tại các NHTM đã tạo thuận lợi cho người nộp phạt.

- Về cơ bản, số đã thu NSNN đều được các NHTM truyền đầy đủ, chính xác, nhanh chóng sang KBNN; hầu hết các đơn vị KBNN trên địa bàn đã nhận được số liệu NHTM chuyển sang trong ngày.

(2) Khó khăn

Việc nhập liệu chứng từ thu của cán bộ NHTM cịn sai sót về thơng tin NNT, chứng từ truyền sang KBNN 2 lần, nhiều khoản thu nhập thiếu thông tin dẫn đến phải tra soát rất mất thời gian và làm ảnh hưởng đến quyền lợi của NNT.

(3) Giải pháp

- Sắp xếp, bố trí lại đội ngũ cán bộ, đào tạo bồi dưỡng cán bộ phù hợp với yêu cầu cải cách, hiện đại hóa và chủ trương phối hợp thu NSNN.

- Các NHTM tổ chức việc lựa chọn, bố trí cán bộ và tổ chức việc đào tạo quy trình nghiệp vụ, đảm bảo đầy đủ các điều kiện về trang thiết bị, cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ để tổ chức việc ủy nhiệm thu NSNN được thuận lợi và an toàn.

( Nguồn: Báo cáo Tổng kết hoạt động KBNN Thị xã Hồng Ngự năm 2018 )

1.5.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Tam Nông trong công tác phối hợp thu

Học tập từ kinh nghiệm các địa phương trên, huyện Tam Nông cần rút ra những bài học như sau:

Thứ nhất, phối hợp với các NHTM trong việc tổ chức đào tạo, sắp xếp đội ngũ

làm công tác thu NSNN một cách chuyên nghiệp, có năng lực, có trách nhiệm để vận dụng chính xác các quy định về thu NSNN, phối hợp thu NSNN.

Thứ hai, các NHTM có kế hoạch cụ thể về việc truyền dữ liệu sớm để kịp thời

đối chiếu, rà soát và tránh nghẽn đường truyền khi cùng một lúc tất cả các NHTM cùng truyền dữ liệu.

Thứ ba, cơ quan thuế tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn cho NNT biết địa

điểm nộp và các thông tin kê khai cần thiết khi thực hiện nộp thuế nhằm giảm thiểu sai sót.

Thứ tư, cơ quan thuế thường xuyên cập nhật thông tin của NNT giúp KBNN và

NHTM có đủ thơng tin cần thiết để hạch tốn, hạn chế những sai sót, tra sốt và chờ xử lý.

KẾT LUẬN CHƢƠNG

Ở chương 1, tác giả trình bày cơ sở lý luận về thu NSNN và“phối hợp thu NSNN.”Trình bày khái niệm NSNN, thu NSNN, nêu lên vai trò, đặc đểm, nguyên tắc tổ chức, các cơ quan thu NSNN và các hình thức thu NSNN. Tổng quan về “phối hợp thu NSNN.”Các nội dung liên quan đến“phối hợp thu NSNN,”như “quy trình phối hợp thu”của các cơ quan thuế- kho bạc- NHTM. Nêu ra những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động“phối hợp thu NSNN.”Đồng thời nêu kinh nghiệm của một số KBNN huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp trong“công tác phối hợp thu NSNN”để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho huyện Tam Nơng. Qua đó, cung cấp cho người đọc nền tảng lý thuyết và có tầm nhìn rộng hơn về“phối hợp thu NSNN”để dễ hiểu về quy trình phối hợp thu trên địa bàn huyện Tam Nơng, tỉnh Đồng Tháp.

Chƣơng 2 THỰC TRẠNG CƠ CHẾ PHỐI HỢP THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC GIỮA KHO BẠC-THUẾ- NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TRÊN ĐỊA

BÀN HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH ĐỒNG THÁP TỪ NĂM 20 6-2018 2 Khái quát về vị trí ịa l , kinh tế - xã hội huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp

2.1.1. Khái quát về vị trí địa lý

“Huyện Tam Nơng có phía Bắc tiếp giáp các huyện Tân Hồng, phía Nam giáp

huyện Thanh Bình, phía Tây giáp Thị xã Hồng Ngự, phía Đơng giáp huyện Tháp Mười, huyện Cao Lãnh và tỉnh Long An.”

“Huyện có vị trí nằm ở trung tâm khu vực phía Bắc tỉnh, có đoạn sơng Tiền và

Quốc lộ 30 đi qua, có mạng lưới giao thơng thủy bộ phân bố đều khắp, tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu hàng hóa và phát triển kinh tế.”

Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 474,3 km2, dân số năm 2018 là 106.565 người, mật độ dân số trung bình 224 người /km2

, huyện chia làm 12 đơn vị hành chính cấp xã với 11 xã và 01 thị trấn. Trung tâm hành chính huyện đặt tại thị trấn Tràm Chim (Chi cục Thống kê huyện Tam Nơng - 2018)

2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội

Sau 35 năm từ ngày tái thành lập ( 10/8/1983-10/8/2018), huyện Tam Nông đã dành được thành tựu đáng tự hào. Tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt khá, năm sau cao hơn năm trước. Từ năm 2016 - 2018, tốc độ tăng trưởng GDP địa phương đều từ 8- 9%( năm 2018 là 9,1%), cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực.

Trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, bảo đảm duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định và bền vững của ngành nông nghiệp. Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng liên kết gắn với yêu cầu của thị trường, tạo ra vùng sản xuất nguyên liệu tập trung, chuyên canh có năng suất và chất lượng cao thông qua ứng dụng khoa học, công nghệ mới vào sản xuất, bảo quản và chế biến, đồng thời gắn với hợp

đồng tiêu thụ sản phẩm. Đa dạng hố các hình thức khuyến nơng, thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã.

Thương mại- dịch vụ“được tập trung đầu tư và phát triển nhanh theo hướng mở rộng về số lượng, quy mô và đa dạng về hình thức kinh doanh. Hoạt động thương mại trên địa bàn huyện ngày càng phát triển do cơ sở hạ tầng nông thôn được đầu tư mở rộng.”Giá trị tăng thêm theo giá cố định trong năm 2016 đạt 1.863 tỷ đồng, năm 2017 đạt 1.991 tỷ đồng, năm 2018 đạt 2.172 tỷ đồng.

Chương trình giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo những năm qua được quan tâm hàng đầu. Mỗi năm giải quyết cho hàng trăm hộ vay vốn, đào tạo và giới thiệu việc làm trong và ngoài nước cho hàng nghìn lao động góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện xuống còn 6,72 % ( 2.041 hộ).

Đời sống vật chất tinh thần của người dân ln được quan tâm. Chăm sóc y tế, tuổi thọ, trình độ dân trí của người dân ngày càng nâng cao. Cơng tác quốc phịng- an ninh luôn được chú trọng, thường xuyên xây dựng các lực lượng vũ trang đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội, bảo vệ cuộc sống bình n của nhân dân.

2 2 Thực trạng cơ chế phối hợp thu trên ịa b n huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp

Xác định nhiệm vụ thu ngân sách là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chức năng của hệ thống KBNN. KBNN Tam Nông chủ động phối hợp chặt chẽ với Chi cụcithuế huyệniTam Nông và các cơiquan thu khác trong công tác tổ chức, trao đổi, cung cấp thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng nộp thuế để thực hiện thu, hạch tốn đầy đủ, kịp thời, chính xác các khoản thu cho các cấp ngân sách.

Tam Nông đã triển khai mở tài khoản phối hợp thu NSNN đến các NHTM (“ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Tam Nông;”NHTM cổ phần Đầu tư và phát triển chi nhánh tỉnh Đồng Tháp- Phịng Giao dịch Tam Nơng, NHTM cổ phần Cơng thương chi nhánh Đồng Tháp- Phịng giao dịch Tam Nơng). Theo đó các điểm thu được mở rộng, tạo điềuikiện thuận lợi cho đốiitượng nộp thuếitrong việc lựa chọnicác điểm nộp thuế phù hợp. Trong công tác thu phí trên địa bàn chủ yếu là các đơn vị công lập, cơ quan Nhà nước đã khốn chi phí nên các đơn vị này đưa nguồn thu phí vào tài khoản tiền gửi phí và lệ phí của đơn vị. Chỉ một số ít đơn vị hành chính nộp vào tài khoản tạm thu. Kết quả thu ngân sách qua phối hợp thu được thể hiện ở bảng 2.1 sau:

Bảng 2.1. Kết quả thu NSNN qua công tác phối hợp thu

Năm

Tổng số món thu

NSNN

Thu tại KBNN Thu tại NHTM

Số món tỷ trọng % / tổng số món thu NSNN Số món tỷ trọng % / tổng số món thu NSNN 2016 17.828 1.888 10,59 15.940 89,41 2017 20.202 1.586 7,86 18.616 92,14 2018 22.777 1.191 5,23 21.586 94,77

(Nguồn“Báo cáo tổng kết hoạt động KBNN”Tam Nông)

Đẩy mạnh cơng tác hiện đại hóa thu, đa dạng phương thức thu phấn đấu hoàn thành và vượt dự tốn giao, Kho bạc Tam Nơng đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan thu, các Ngân hàng trên địa bàn. Khối lượng thu tại Ngân hàng rất lớn chiếm tỷ trọng cao, tăng gấp nhiều lần so với số món thu tại Kho bạc. Cơng tác phối hợp thu NSNN đã

mang lại kế quả cao. Giảm tải khối lượng lớn khách hàng đến nộp tiền mặt tại Kho bạc.

Trong “công tác phối hợp thu”thì thu phạt hành chính cũng là một phầniquan

trọng. Với hơn 16 cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt thì qua đó cũng mang lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách huyện. Có thể nói rằng, khối lượng quyết định xử phạt rất lớn nên công tác này đã được ngân hàng phối hợp thực hiện giảm tải một khối lượng rất lớn cho kho bạc được thể hiện qua bảng 2.2 sau

Bảng 2 2 Kết quả ủy nhiệm thu thu phạt vi phạm hành chính

Năm

Tổng số món thu phạt

VPHC

Thu tại KBNN Thu tại NHTM

Số món tỷ trọng % / tổng số món thu phạt VPHC Số món tỷ trọng % / tổng số món thu phạt VPHC 2016 1.422 132 9,28 1.290 90,72 2017 1.371 101 7,36 1.270 92,64 2018 1.590 15 0,94 1.575 99,06

(Nguồn Báo cáo tổng kết hoạt động KBNN Tam Nông)

Để đạt được kết quả trên là sự phối hợp chặc chẽ, hiệu quả của KBNN Tam Nông với các cơ quan thu, cơ quan ra quyết định xử phạt và các NHTM trên địaibàn trong quáitrình thực hiệniquy trình thuiNSNN. Cơng tác tuyên truyền của Kho bạc,

cận hình thức thu mới qua NHTM góp phần đổi mới quy trình nghiệp vụ theo hướng đơni giản, dễ hiểu, hiện đại, công khaiiminh bạch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế phối hợp thu ngân sách nhà nước giữa kho bạc thuế ngân hàng thương mại, hướng tới tạo thuận lợi cho người nộp thuế (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)