Nhiệm vụ trong công tác phối hợp thu ngân sách nhà nước trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế phối hợp thu ngân sách nhà nước giữa kho bạc thuế ngân hàng thương mại, hướng tới tạo thuận lợi cho người nộp thuế (Trang 67)

PHẦN II NỘI DUNG

23 Đánh giá cơ chế phối hợp thu trên ịa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp

3.1.2. Nhiệm vụ trong công tác phối hợp thu ngân sách nhà nước trên địa bàn

Huyện Tam Nông phấn đấu đến năm 2020 công tác thu NSNN, quản lý thu NSNN được tin học hóa, tự động hóa cao. Hầu hết các khoản thu NSNN được thực hiện tại các NHTM trong đó 100% khoản thu NSNN bằng tiền mặt. Để đạt được kết quả quả cao trong“công tác phối hợp thu”trên địa bàn huyện Tam Nông cần thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể sau:

- UBND huyện tiếp tục chỉ đạo cơ quan thuế phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trên địa bàn thực hiện tuyên truyền, vận động, giao chỉ tiêu cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh thực hiện nộp thuế, phí vào NSNN tại các NHTM đã ký kết thỏa thuận phối hợp thu thông qua dịch vụ“nộp thuế điện tử.”

- Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Đồng Tháp có trách nhiệm chỉ đạo các chi nhánh NHTM trên địa bàn đầy mạnh việc“thanh tốn khơng dùng tiền mặt, phối hợp thực hiện tốt việc thu nộp thuế qua ngân hàng; thực hiện các lệnh thu NSNN do cơ quan Thuế phát hành và cung cấp kịp thời thông tin về NNT theo yêu cầu của cơ quan

- KBNN Tam Nông cần hướng dẫn thêm cho cán bộ thu NSNN của các NHTM về nghiệp vụ thu thuế, thu phạt. Các NHTM cũng cần chuẩn bị tốt về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phần mềm thu ngân sách để đáp ứng yêu cầu công việc, bảo đảm giải quyết kịp thời chứng từ giao dịch nộp tiền vào NSNN cho các tổ chức, công dân.

- Cơ quan Thuế, Kho bạc, NHTM thường xuyên trao đổi thông tin lẫn nhau về thông tin nộp thuế của tổ chức, cá nhân; công tác đối chiếu và truyện lệnh nhằm đảm bảo hạch tốn các nguồn thu NSNN chính xác và kịp thời.

3 2 Giải pháp trong công tác phối hợp thu ngân sách nh nƣớc

Trong suốt hơn 25 năm xây dựng và trưởng thành, hệ thống KBNN đã có những bước phát triển vượt bậc theo hướng cải cách và hiện đại hóa trên tất cả các lĩnh vực hoạt động. KBNN tiếp tục khẳng định được vị trí, vai trị của mình trong hệ thống tài chính quốc gia thơng qua việc triển khai các chính sách quản lý, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính của đất nước, góp phần đắc lực vào việc nâng cao chất lượng quản lý và điều hành tài chính ngân sách.

Nhằm giảm giao dịch tiền mặt qua KBNN theo chỉ đạo của Bộ Tài chính, KBNN và KBNN Đồng Tháp, KBNN Tam Nông đã phối hợp cùng cơ quan thuế, các NHTM ký văn bản thỏa thuận liên tịch về triển khai phối hợp thu NSNN tại 03 NHTM trên địa bàn huyện Tam Nơng. Qua đó góp phần tập trung nhanh chóng và đầy đủ các khoản thu của NSNN. Đồng thời tạo thuận lợi tối đa cho NNT, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, giảm thời gian nộp tiền (thời gian thực hiện 1 giao dịch còn khoảng 5 phút/1 giao dịch, so với trước đây là khoảng 30 phút).... Tuy nhiên bên cạnh kết quả đạt được cần phải thực hiện một số giải pháp nhằm xử lý một số vướng mắc, hạn chế để“cơng tác phối hợp thu NSNN”ngày càng hồn thiện hơn.

3.2.1. Xây dựng mơ hình quy trình phối hợp thu ngân sách nhà nước

3.2.1.1. Xây dựng bộ mã đối với từng khoản thu NSNN

Theo quy trình thu NSNN, cán bộ thu NSNN tại KBNN hay các NHTM căn cứ vào BKNT do NNT lập (BKNT thể hiện các thông tin quản lý thu NSNN thông tin người nộp tiền, địa chỉ,... các thông tin khác tùy theo từng khoản thu như: loại phương tiện, số loại, màu sơn, nhãn hiệu, số khung, số máy của ô tô, xe máy, máy bay, tàu thuyền; địa chỉ lô đất, căn nhà và thơng tin thanh tốn số tiền, tên và tài khoản người thụ hưởng) , người làm công tác thu nhập thơng tin mã số thuế vào chương trình thu thuế của ngân hàng, KBNN để truy xuất trên ứng dụng hoặc trên Cổng TTĐT của Tổng cục Thuế dữ liệu về NNT và dữ liệu về khoản thuế. Sau khi kiểm tra, đối chiếu thơng tin, hạch tốn và in Giấy nộp tiền vào NSNN. Điều này làm cho công tác nhập liệu trên hệ thống TCS mất nhiều thời gian vì phải đối chiếu và dễ phát sinh sai sót giữa bảng kê của NNT và dữ liệu kết xuất từ chương trình do thường trình độ cán bộ thu còn hạn chế nên chưa thuận lợi cho khách hàng. Vì khi xảy ra sai sót phải làm lại hoặc phải đi lại để xử lý với các đơn vị liên quan. Bên cạnh đó, các NHTM, quản lý thu NSNN với nhiều thơng tin nhập liệu trên chương trình cũng chiếm nhiều dung lượng, ảnh hưởng đến tốc độ xử lý và tính ổn định của hệ thống thanh tốn.

Do đó giải pháp đưa ra nâng cấp và cập nhật thường xuyên hệ thống ứng dụng CNTT, đồng thời kết nối với các cơ quan thu về thông tin tất cả các khoản thuiphải nộp ngân sách. Các khoản thuinộp ngân sách được quản lý trên hệ thống thông tin theoitừng tờ khai của NNT, mỗi tờ khai theo dõi riêng một mã định danh. Các cơ quan liên quan có trách nhiệm nhập dữ liệu, quản lý thông tin chi tiết của các khoản thu. Khi phát sinh các khoản thu hệ thống sẽ tự động sinh ra một mã định danh duy nhất gắn cố định với khoản thu NSNN đó (gồm mã số thuế, tên NNT, cơ quan quản lý thu,

sách. Vì vậy NNT chỉ cần cung cấp mã định danh cho KBNN, ngân hàng khi nộp thuế. KBNN, ngân hàng căn cứ vào mã định danh để lập và in GNT vào NSNN. Điều này rất cần thiết vì đẩy nhanh thời gian xử lý cơng việc, làm giảm thủ tục hành chính, giảm thời gian nhập liệu, tránh sai sót trong giao dịch.

3.2.1.2. Sử dụng giao dịch trực tuyến trong việc thu nộp ngân sách nhà nước

Mục tiêu của chiến lược phát triển KBNN là các hoạt động KBNN được thực hiện trên nền tảng CNTT hiện đại và hình thành Kho bạc điện tử. KBNN sẽ triển khai cung cấp các dịch vụ công trực tuyến qua trang thông tin dịch vụ cơng của KBNN. Để hình thành kho bạc điện tử thì địi hỏi mọi giao dịch phát sinh tại KBNN đều thực hiện trên ứng dụng CNTT. Để thực hiện được điều này tác giả đề xuất các các giải pháp như sau:

Một là: NNT căn cứ vào địa điểm thu trên thông báo nộp thuế để đến nộp. Hiện

nay mạng lưới các phòng giao dịch của NHTM rất rộng lớn và rải đều nên việc nộp tiền của đối tượng nộp thuế, phạt... rất thuận lợi. Vì vậy các cơ quan ra thơng báo cần ghi rõ trên thông báo nếu nộp tiền mặt là địa điểm giao dịch của các NHTM tham gia phối hợp thu, cịn đến KBNN chỉ thu hình thức thuế điện tử (POS).

Hai là: Mở rộng kênh thu NSNN tại các NHTM

Để công tác“phối hợp thu NSNN”mang lại kết quả cao cần tiếp tục mở rộng kênh thu NSNN ở các NHTM trên cùng địa bàn đảm bảo đủ các điều kiện về pháp lý, hạ tầng truyền thông, nhân sự, …để tổ chức phối hợp thu NSNN, hướng đến toàn bộ các khoản thu nộp ngân sách đều được thực hiện qua hệ thống ngân hàng. Đồng thời cũng tạo thuận lợi cho đối tượng nộp thuế có thể thực hiện nghĩa vụ với NSNN ở mọi lúc, mọi nơi, giảm dần và tiến tới không giao dịch bằng tiền mặt qua KBNN đảm bảo phù hợp“mơ hình tổ chức bộ máy”tinh gọn của hệ thống KBNN.

Tiếp tục mở rộng“phối hợp thu NSNN”bằng phương thức điện tử, mở rộng phát triển dịch vụ thanh tốn cho NSNN thơng qua các kênh thanh tốn hiện đại như: thu thuế qua mạng, ATM, internet banking, mobilebanking, …và xây dựng cơ chế ưu đãi theo nhiều hình thức để thúc đẩy, khuyến khích các đối tượng nộp thuế triển khai các hình thức giao dịch điện tử trong q trình thu. Từ đó thay đổi dần thói quen và nhận thức của người dân trong việc sử dụng tiền mặt làm phương tiện thanh toán

Ba là: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền

Công tác tuyên truyền để các cá nhân, tổ chức biết các điểm giao dịch của NHTM có thực hiện thu NSNN để đến nộp phải được quan tâm hàng đầu.

Phối hợppchặt chẽ với cơ quan Thuế, NHTM để thực hiện tốttkhâu tuyên truyền đến đối tượng nộp thuế. KBNN tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn đốiitượng nộp thuế đang nộp thuế trực tiếp bằng tiền mặt tại trụ sở KBNN chuyển sang nộp thuế tại các NHTM đang tham gia phối hợp thu.

Việc tuyên truyền phải được thực hiện dưới nhiều hình thức. Ngồi tuyên truyền trực tiếp cho khách hàng đến giao dịch, cần phải tuyên truyền qua tạp chí, báo đài, các phương tiện truyền thông của địa phương. Ngoài ra cần phải đảm bảo nhiệm vụ thu thuế theo phương thức điện tử được thơng suốt, an tồn và hiệu quả.

Tại các điểm giao dịch của các NHTM, cần có biển thơng báo, bảng cơng khai quy trình nộp thuế, nộp tiền phạt VPHC để NNT, nộp phạt biết, liên hệ. Bên cạnh đó NHTM phải đào tạo đội ngũ nhân viên năng lực chuyên môn cao, tác phong chuyên nghiệp, thái độ hịa đồng, vui vẻ, nhiệt tình trong cơng tác thu NSNN sẽ tạo được thiện cảm với khách hàng. Như vậy mới tạo được hình ảnh vững chắc, uy tín cho NNT nó sẽ tác động tích cực cho ngân hàng.

3.2.1.3. Tiếp nhận các khoản thu không đồng cấp

Theo điểm g, khoản 1 điều 9 của Thông tư 84/2016/TT-BTC ngày 17/6/2016 của Bộ Tài chính: “Cơ quan KBNN tiếp nhận khoản thu ngân sách là cơ quan KBNN đồng cấp với cơ quan quản lý thu. Trường hợp cơ quan KBNN tiếp nhận khoản thu không đồng cấp với cơ quan quản lý thu, cơ quan quản lý thu có trách nhiệm thơng báo cho NNT biết để chọn cơ quan KBNN phù hợp”. Tuy nhiên đã phát sinh một số hạn chế trong việc áp dụng quy định này là KBNN cấp dưới thu phải chuyển liên kho bạc lên KBNN cấp trên mất rất nhiều thời gian. Bên cạnh đó, trên địa bàn cịn phát sinh những khoản thu có mã chương và mã cơ quan quản lý thu khơng tương ứng. Vì vậy việc tiếp nhận các khoảnithui khơng đồng cấpitheo cơiquan quản lý thu dẫn đến khó chấm báo cáo thu toàn địa bàn do tỷ lệ điều tiết phân chia theo cơ quan quản lý thu.

Giải pháp đưa ra là KBNN cấp dưới có thế tiếp nhận các tất cả các khoản thu ngân sách có cơ quan quản lý thu cấp trên. Đồng thời Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp phải quy định phân cấp nguồn thu giữa các cấp ngân sách địa phương trong tỉnh cần điều chỉnh lại cho phù hợp, thực hiện phân chia các khoản thu ngân sách không điều tiết theo cơ quan quản lý thu mà thực hiện điều tiết theo chương và cấp quản lý thuận lợi cho công tác quản lý, lấy số liệu phục vụ điều hành ngân sách. Có như vậy các khoản thu của cơ quan quản lý thu cấp trên được tiếp nhận tại KBNN cấp dưới cũng không làm thay đổi TLPC cho các cấp ngân sách. Do đó việc kiểm tra, chấm báo cáo được chính xác, kịp thời và rõ ràng.

3.2.2. Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực tham gia phối hợp thu

Trong“công tác phối hợp thu NSNN”thì chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố cốt lõi vì tính chất phối hợp và trao đổi thơng tin qua lại. Các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực như sau:

Thứ nhất, xây dựng bộ máy làm việc thực hiện phối hợp thu ngân sách tại các

vụ, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Các ngân hàng cần tổ chức việc lựa chọn, bố trí cán bộ và đào tạo quy trình nghiệp vụ đảm bảo đầy đủ các điều kiện về đội ngũ cán bộ, trang thiết bị, cơ sở vật chất để tổ chức việc phối hợp thu NSNN được an toàn và thuận lợi..

Thứ hai, tăng cườngihơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực,

kỹ năng xử lý nghiệp vụ đối với cán bộ, nhân viên thực hiện nhiệm vụ thu NSNN, gắn yêu cầu, trách nhiệm theo vị trí việc làm. Thường xuyên cập nhật cho người làm công tác thu NSNN về các kiến thức, quy định trong lĩnh vực thu NSNN. Khi gặp những vướng mắc cần phối hợp với kế toán thu của KBNN và cơ quan thu để kịp thời xử lý, nhằm tránh tình trạng để xảy ra những sai sót khi sang KBNN phải đưa vào tài khoản chờ xử lý nhiều.

Thứ ba, đào tạo, trang bị đầy đủ kiến thức CNTT, các thao tác về nhập liệu,

nâng cao kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp, đạo đức nghề nghiệp, cho người thực hiện thu NSNN đê hướng dẫn, phục vụ tốt nhất NNT. Bên cạnh đó lựa chọn, bố trí ổn định đối với người làm công tác thu NSNN.

Thứ tư, Kho bạc và Thuế cần phối hợp thực hiện, mở các lớp tập huấn nghiệp vụ

thu NSNN cho các cán bộ, nhân viên làm công tác thu tại các NHTM khi có sự thay đổi về nghiệp vụ thu, nhằm cung cấp, trang bị đầy đủ các kiến thức về quy trình thu ngân sách giúp cho việc xử lý chứng từ được nhanh hơn, chính xác hơn. Các NHTM cũng xem đây như là một nhiệm vụ, nghiệp vụ chun mơn của mình để từ đó thực hiện cơng việc phối hợp thu ngân sách được tốt hơn.

3.2.3. Đầu tư trang thiết bị và áp dụng phần mềm

nối lên tỉnh và trung ương đảm bảo vận hành các chương trình ứng dụng của KBNN theo mơ hình tập trung thì hệ thống phải đảm bảo hệ thống máy chủ, hệ thống sao lưu dữ liệu phải đáp ứng trang thiết bị là điều rất cần thiết. Tối ưu hóa hạ tầng cơng nghệ thông tin nhằm đáp ứng yêu cầu mở rộng hệ thống CNTT và thay đổi của các hoạt động nghiệp vụ .

Nghiên cứu và thực hiệnitheo lộ trình giải pháp cho phép các đốiitượng nộp NSNN khai báo thônggtin liên quannđến khoản nộp NSNN trên các chương trình ứng dụng phục vụ cho việc quản lý thu NSNN với các thông tinnthanh toán.

3.2.3.2. Nâng cấp phần mềm lập biên lai thu từ bảng kê đối với chứng từ thu phạt vi phạm hành chính bằng chuyển khoản phạm hành chính bằng chuyển khoản

Đối với khoản nộp tiền VPHC bằng chuyển khoản thì người nộp tiền nộp trực tiếp vào tài khoản thu NSNN thông qua nộp tiền qua mạng hoặc chuyển khoản từ tài khoản tiền gửi tại ngân hàng. Vì vậy trên chương trình TCS-TT khơng thể theo dõi các khoản thu phạt theo số, ngày, cơ quan ra quyết định,... từng món. Như vậy với những khoản thu tiền phạt bằng chuyển khoản sẽ không thể hiện trên bảng kê biên lai thu và rất khó đốiichiếu với“cơ quan ra quyết định xử phạt.”

Giải pháp đưa ra là khi KBNN nhận được khoản nộp xử phạt VPHC bằng chuyển khoản thì kế tốn thu căn cứ vào các thơng tin như cơ quan xử phạt, số quyết định, ngày ra quyết định, và nội dung xử phạt trên nội dung nộp tiền và thực hiện nhập liệu trên chương trình TCS-TT. Cụ thể là nhập vào phần “Lập biên lai thu từ bảng kê” để lấy thông tin của người nộp phạt, cuối tháng kế toán thu lập Bảng kê chi tiết thu phạt theo biên lai thu lập từ bảng kê thì sẽ có các khoản nộp tiền xử phạt VPHC bằng chuyển khoản. Như vậy, công tác đối chiếu với cơ quan xử phạt được thực hiện đảm bảo và đầy đủ, chính xác.

3.2.3.3. Nâng cấp hệ thống TCS-TT để hạch toán đúng mã tiểu mục

Theo TT153/2013/TT-BTC ngày 31/10/2013, tiền nộp do chậm thi hành quyết định xử phạt được hạch toán vào chương của cơ quan của người ra quyết định xử phạt, mục 4900-các khoản thu khác. Thực tế chương trình TCS-TT chưa hỗ trợ hạch tốn đúng tiểu mục tiền chậm nộp. Các khoản tiền chậm nộp VPHC đều được hạch toán vào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế phối hợp thu ngân sách nhà nước giữa kho bạc thuế ngân hàng thương mại, hướng tới tạo thuận lợi cho người nộp thuế (Trang 67)