Nguyên nhân của hạn chế, vướng mắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế phối hợp thu ngân sách nhà nước giữa kho bạc thuế ngân hàng thương mại, hướng tới tạo thuận lợi cho người nộp thuế (Trang 61 - 66)

PHẦN II NỘI DUNG

23 Đánh giá cơ chế phối hợp thu trên ịa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp

2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế, vướng mắc

Để tìm hiểu nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc được nêu ở mục 2.3.2, tác giả sử dụng một kỹ thuật trong phương pháp định tính là phỏng vấn sâu các đối tượng có liên quan như cán bộ nghiệp vụ, nhà quản lý tại Chi cục Thuế huyện, KBNN huyện và các NHTM có phối hợp thu trên địa bàn huyện Tam Nông ( chi tiết câu hỏi phỏng vấn thể hiện ở Phụ lục 1 và Phụ lục 2). Qua đó để kiểm chứng lại những nhận định và đưa ra các giải pháp góp phần hồn thiện cơ chế phối

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

Cơ chế chính sách trong phối hợp thu ngân sách nhà nước

- Thứ nhất, Thông tư 84/2016/TT-BTC ngày 17/06/2016 của Bộ Tài chính tại

khoản 1 điều 9 quy định NNT lập BKNT về thông tin nội dung khoản nộp NSNN: “Trường hợp nộp thuế, tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ, khoản nộp khác liên quan đến đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản, người nộp thuế kê khai thêm thông tin theo đặc điểm của từng loại tài sản trong ô nội dung khoản nộp ngân sách nhà nước như: địa chỉ căn nhà, lô đất; loại phương tiện, nhãn hiệu, số loại, màu sơn, số khung, số máy của máy bay, tàu thuyền, ô tơ, xe máy” dẫn đến dễ sai sót trong q trình nhập liệu vì q nhiều thơng tin trong phần nội dung thanh tốn. Như vậy, khi có sự sai sót, NNT sẽ đánh giá sự đồng bộ, điều hành phối hợp giữa các cơ quan công quyền chưa tốt làm cho người dân phải đi lại nhiều lần.

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

- Thứ hai, quy định về chứng từ thu NSNN do NNT gửi đến NHTM/KBNN hiện

nay khá nhiều loại. Ngồi BKNT, thì NNT có thể gửi“quyết định, thơng báo”của cơ quan thuế đến NHTM/KBNN thay cho BKNT để làm thủ tục nộp thuế. Như vậy, chuẩn thơng tin đầu vào khó thống nhất, nó tùy thuộc vào trình độ, sự hiểu biết của người làm“công tác thu NSNN.”

( Nguồn: Phỏng vấn bà Lê Thị Bích Thư- Giao dịch viên Ngân hàng Nông nghiệp- Phát triển Nông Thôn chi nhánh huyện Tam Nông).

- Thứ ba, Thơng tư 328/2016/TT-BTC ngày 26/12/2016 của Bộ Tài chính tại khoản

1, điều 4 quy định: “ Trường hợp KBNN cấp tỉnh hoặc KBNN cấp huyện đã ủy nhiệm thu NSNN bằng tiền mặt, song người nộp NSNN vẫn đến KBNN cấp tỉnh hoặc KBNN cấp huyện để nộp NSNN, thì KBNN cấp tỉnh hoặc KBNN cấp huyện vẫn phải thực hiện thu tiền mặt từ người nộp NSNN” làm cho kho bạc khó hướng dẫn, tuyên truyền cho những khách hàng có thói quen nộp thuế bằng tiềnimặtitạiikho bạc.

( Nguồn: Phỏng vấn ông Trương Minh Đức- Kế tốn thu NSNN của KBNN Tam Nơng).

Mức độ áp dụng Công nghê thông tin

Việc ứng dụng CNTT trong thu ngân sách chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế

- Thứ nhất, chương trình TCS-TT chỉ hỗ trợ phần tính tiền chậm nộp phạt VPHC.

Chương trình chưa hỗ trợ phần hạch toán tiền chậm nộp theo đúng Thơng tư 153/2013/TT-BTC ngày 31/10/2013 hạch tốn đúng mã tiểu mục.

- Thứ hai, đối với các khoản thu phạt VPHC bằng chuyển khoản: khách hàng nộp

trực tiếp vào tài khoản thu NSNN theo cơ quan quản lý thu, chương, mã tiểu mục ghi trên quyết định.

Theo khoản c, mục 1, điều 15 của Thông tư 153/2013/TT-BTC ngày 31/10/ 2013: Cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt có trách nhiệm đối chiếu thường xuyên với KBNN nơi nộp tiền phạt VPHC (ghi trên quyết định xử phạt) về số liệu thu tiền phạt (tổng số quyết định xử phạt và số tiền theo từng quyết định xử phạt đã được xử lý với tổng số tiền và tổng số khoản thu phạt tại KBNN, chi tiết theo từng cơ quan ra quyết định xử phạt); xác nhận số liệu đối chiếu trên bảng kê thu phạt do KBNN gửi đối chiếu.

Như vậy đối với các khoản thu phạt VPHC bằng chuyển khoản KBNN rất khó đối chiếu với cơ quan ra quyết định xử phạt.

Thứ ba, đối với các khoản thu phạt VPHC do ngân hàng chuyển nhầm sang

KBNN do cán bộ ngân hàng nhập biên lai thu phạt sai cơ quan ra quyết định xử phạt, loại hình thu phạt hay sai số tiền…. Sau đó ngân hàng lập điện tra sốt yêu cầu KBNN hoàn trả biên lai thu này hoặc điều chỉnh lại đúng thơng tin hạch tốn. Chương trình TCS-TTchưa hỗ trợ phần chuyển trả biên lai hoặc điều chỉnh lại thơng tin hạch tốn

xử phạt.”Vấn đề này chưa có văn bản quy định, hướng dẫn nên khi thực tế phát sinh KBNN rất lúng túng trong xử lý tình huống này.

( Nguồn: Phỏng vấn ơng Trương Minh Đức- Kế tốn thu NSNN của KBNN Tam Nông).

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Nguồn nhân lực của cơ quan tham gia phối hợp thu

- Thứ nhất, một số NHTM vì thiếu nhân sự nên chưa bố trí cán bộ chuyên thu NSNN mà phân cơng kiêm nhiệm nên cịn trường hợp cán bộ ngân hàng chưa nắm rõ quy trình thu NSNN, cịn gặp nhiều lúng túng trong khi hướng dẫn thủ tục thu, xử lý cơng việc chưa nhanh chóng, chưa giải phóng được khách hàng.

( Nguồn: Tác giả tổng hợp)

- Thứ hai, một số cán bộ ngân hàng hiểu biết về lĩnh vực thu NSNN còn hạn chế.

Việc nhập liệu chứng từ thu cịn sai sót về thơng tin (sai mã tiểu mục, sai chương, mã địa bàn…), chứng từ truyền sang KBNN 2 lần do cán bộ ngân hàng nhập trùng, nhiều khoản thu cịn thiếu thơng tin hạch toán, …dẫn đến phải tra soát mất thời gian và chưa hạch toán kịp thời vào NSNN.

( Nguồn: Phỏng vấn bà Võ Hoàng Tuyết Nhung- cán bộ Đội Kê Khai của Chi cục Thuế huyện Tam Nông)

Trách nhiệm của các đơn vị tham gia phối hợp thu ngân sách nhà nước

- Chất lượng phối hợp thu của NHTM còn hạn chế. Một số đơn vị tham gia phối hợp thu vẫn chưa làm tốt trách nhiệm trong cơng tác phối hợp. Có đơn vị khi xử lý công việc khi gặp vướng mắc không nắm bắt được quy trình nghiệp vụ dẫn tới khách hàng phải đi lại nhiều lần. Khi xảy ra sai xót, các bên cịn đùng dẩy trách nhiệm cho nhau thay gì phối hợp tra sốt để hạch tốn đúng chứng từ.

- Cơng tác tun truyền đến NTT chưa thực sự được quan tâm. Tại các điểm giao dịch chưa có biển thơng báo, bảng cơng khai quy trình nộp thuế, nộp tiền phạt VPHC làm cho NNT mất thời gian tìm kiếm, gây tâm lý khó chịu.

- Chi phí“nộp thuế điện tử”và sử dụng các dịch vụ chuyển tiền từ tài khoản các ngân hàng khác hệ thống hay chưa phối hợp thu có phần tốn kém hơn, NNT e ngại. Chính vì thế chưa khuyến khích NNT nộp thuế điện tử.

( Nguồn phỏng vấn bà Nguyễn Thị Tuyết Mai- Phó Giám đốc KBNN Tam Nơng)

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Ở chương 2, tác giả giới thiệu sơ lược về“vị trí địa lý, tình hình kinh tế, xã hội”của huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp, nêu lên thực trạng quy trình phối hợp thu NSNN”trên địa bàn huyện, qua đó đã đánh giá kết quả đạt được cũng như những hạn chế, vướng mắc trong cơ chế phối hợp trên địa bàn huyện giai đoạn 2016-2018.Phân tích nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc đến công tác phối hợp thu NSNN. Đồng thời, tiến hành phổng vấn sâu các đối tượng có liên quan đến quy trình phối hợp thu NSNN. Từ đó định hướng đưa ra các kiến nghị, giải pháp hoàn thiện cơ chế phối hợp thu NSNN”được trình bày ở chương 3.

Chƣơng 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ PHỐI HỢP THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC GIỮA KHO BẠC- THUẾ- NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TRÊN

ĐỊA BÀN HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH ĐỒNG THÁP

3 Định hƣớng v nhiệm vụ trong công tác phối hợp thu ngân sách nh nƣớc trên ịa b n huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế phối hợp thu ngân sách nhà nước giữa kho bạc thuế ngân hàng thương mại, hướng tới tạo thuận lợi cho người nộp thuế (Trang 61 - 66)