Về công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế phối hợp thu ngân sách nhà nước giữa kho bạc thuế ngân hàng thương mại, hướng tới tạo thuận lợi cho người nộp thuế (Trang 57 - 60)

PHẦN II NỘI DUNG

23 Đánh giá cơ chế phối hợp thu trên ịa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp

2.3.2. Hạn chế, vướng mắc trong cơ chế phối hợp thu

2.3.2.3. Về công nghệ thông tin

(1) Các khoản thu phạt vi phạm hành chính bằng chuyển khoản khó đối chiếu với“cơ quan ra quyết định”

Theo Thông tư số“153/2013/TT-BTC ngày 31 tháng 10 năm 2013”có 2 hình thức thu, nộp tiền VPHC:

- Nộp tiền phạt bằng tiền mặt trực tiếp tại KBNN hoặc NHTM nơi KBNN ủy nhiệm thu phạt VPHC: NHTM/KBNN căn cứ vào quyết định xử phạt VPHC lập biên

- Nộp tiền phạt bằng hình thức chuyển khoản: NHTM/KBNN lập GNT vào NSNN.

Theo quy định, định kỳ hàng tháng KBNN có trách nhiệm gửi cho “cơ quan ra quyết định xử phạt“Bảng kê thu tiền phạt”theo từng “cơ quan ra quyết định xử phạt”để đối chiếu, xác nhận số liệu. Như vậy với những khoản thu tiền phạt bằng chuyển khoản sẽ không thể hiện trên bảng kê biên lai thu và rất khó đối chiếu với“cơ quan ra quyết định xử phạt.”

(2) Hệ thống TCS-TT chưa hỗ trợ về hạch toán đúng mã Tiểu mục

Theo Thông tư số“153/2013/TT-BTC ngày 31/10/2013”thì tiền chậm nộp thi hành quyết định xử phạt được hạch toán vào chương của cơ quan của người ra quyết định xử phạt, mục 4900-các khoản thu khác. Thực tế chương trình TCS-TT chưa hỗ trợ hạch toán đúng tiểu mục tiền chậm nộp. Các khoản tiền chậm nộp VPHC đều được hạch toán vào mã tiểu mục tiền phạt tương ứng. Cụ thể như sau:

Ví dụ: Khi các tổ chức, cá nhân nộp phạt VPHC về lĩnh vực an toàn giao thông theo quyết định của Công an huyện Tam Nơng. Trường hợp có phát sinh tiền chậm nộp, trên hệ thống TCS-TT có hỗ trợ phần tính tiền chậm nộp nhưng chưa hạch tốn tiền chậm nộp theo đúng Thông tư 153. Thực tế tiền phạt VPHC và tiền chậm nộp đều hạch toán vào mã tiểu mục 4252- VPHC trong lĩnh vực giao thông

(3) Hệ thống TCS-TT chưa theo dõi số biên lai thu phạt chuyển trả theo thư tra soát của NHTM

Đối với các khoản thu NSNN: trường hợp ngân hàng thông báo chuyển tiền thừa sang KBNN, căn cứ vào thư tra soát của ngân hàng về số tiền thừa, kế toán KBNN lập giấy chuyển tiền chuyển trả ngân hàng số thu NSNN do ngân hàng chuyển thừa.

Đối với các khoản thu phạt VPHC: trường hợp ngân hàng thông báo chuyển tiền thừa sang KBNN do nhập nhầm biên lai thu tiền phạt, căn cứ vào thư tra soát của ngân hang, KTV KBNN thực hiện điều chỉnh GNT vào NSNN (trường hợp nhiều biên lai thu tiền phạt được gom chung vào một GNT vào NSNN) và lập giấy chuyển tiền chuyển trả lại ngân hàng biên lai do ngân hàng chuyển nhầm. Như vậy về mặt hạch toán thu NSNN được đảm bảo nhưng trên chương trình TCS-TT vẫn tồn tại biên lai thu phạt do ngân hàng chuyển thừa. Biên lai này phải theo dõi thủ công khi đối chiếu với các“cơ quan ra quyết định xử phạt.”

(4) Hệ thống TCS-TT chưa cho phép điều chỉnh biên lai thu phạt theo thư tra soát của NHTM.

Mỗi cơ quan ra quyết địn xử phạt VPHC ứng với một loại hình thu phạt sẽ hạch

toán vào một khoản thu NSNN khác nhau. Do trên địa bàn có nhiều cơ quan ra quyết định xử phạt VPHC. Mỗi cơ quan ra quyết định có thể ra nhiều loại hình thu phạt nên việc ngân hàng phối hợp thu hạch tốn sai mã loại hình thu phạt, mã cơ quan ra quyết định và dẫn đến hạch toán sai mã tiểu mục, mã chương, mã TLPC cho khoản thu NSNN là điều thường xuyên xảy ra. Khi phát hiện sai xót ngân hàng gửi tra sốt đề nghị điều chỉnh lại cho đúng với thông tin trên quyết định xử phạt VPHC sang kho bạc thì kho bạc khơng điều chỉnh được trực tiếp trên biên lai thu phạt mà lập bút tốn thủ cơng trên TCS- TT điều chỉnh lại đúng đoạn mã thu NSNN nhưng trên chương trình TCS-TT vẫn tồn tại biên lai thu phạt do ngân hàng hạch toán sai. Biên lai này phải theo dõi thủ công khi đối chiếu với các“cơ quan ra quyết định xử phạt.”

(5) Hệ thống TCS-TT chưa cho phép điều hạch toán nhiều mã địa bàn trên 01 chứng từ thu NSNN

báo cho NNT sẽ thông báo tất cả các khoản thuế, lệ phí mà NNT phải nộp trong kỳ thuế. NNT căn cứ thông báo của cơ quan thuế để nộp tất cả các khoản phải nộp vào chung 01 BKNT, ngân hàng thực hiện thu theo các bảng kê của NNT và hạch tốn vào 01mã địa bàn nhưng có thể trong các khoản thu đó có những khoản thu sẽ hạch toán theo mã địa bàn huyện điều tiết cho cấp ngân sách từ cấp 1 đến cấp 3 tùy từng khoản thu, có những khoản thu phải hạch tốn mã địa bàn xã điều tiết ngâ sách cấp 4 của xã. Khi đó chứng từ thu NSNN ngân hàng truyền sang kho bạc trên TCS-TT sẽ bị báo lỗi do chương trình TCS- TT chỉ được hạch tốn 01 mã địa bàn cho trên 01 chứng từ. Khi đó kho bạc phải treo vào chờ xử lý và gửi tra soát cho cơ quan thuế xác định khoản thu nào là mã địa bàn nào để hạch toán đúng mã địa cho từng khoản thu, đảm bảo điều tiết đúng cấp ngân sách gây mất thời gian và cơng sức của kế tốn thu kho bạc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế phối hợp thu ngân sách nhà nước giữa kho bạc thuế ngân hàng thương mại, hướng tới tạo thuận lợi cho người nộp thuế (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)