Sử dụng giao dịch trực tuyến trong việc thu nộp ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế phối hợp thu ngân sách nhà nước giữa kho bạc thuế ngân hàng thương mại, hướng tới tạo thuận lợi cho người nộp thuế (Trang 70 - 72)

PHẦN II NỘI DUNG

23 Đánh giá cơ chế phối hợp thu trên ịa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp

3.2. Giải pháp trong công tác phối hợp thu ngân sách nh nƣớc

3.2.1.2. Sử dụng giao dịch trực tuyến trong việc thu nộp ngân sách nhà nước

Mục tiêu của chiến lược phát triển KBNN là các hoạt động KBNN được thực hiện trên nền tảng CNTT hiện đại và hình thành Kho bạc điện tử. KBNN sẽ triển khai cung cấp các dịch vụ công trực tuyến qua trang thông tin dịch vụ công của KBNN. Để hình thành kho bạc điện tử thì địi hỏi mọi giao dịch phát sinh tại KBNN đều thực hiện trên ứng dụng CNTT. Để thực hiện được điều này tác giả đề xuất các các giải pháp như sau:

Một là: NNT căn cứ vào địa điểm thu trên thông báo nộp thuế để đến nộp. Hiện

nay mạng lưới các phòng giao dịch của NHTM rất rộng lớn và rải đều nên việc nộp tiền của đối tượng nộp thuế, phạt... rất thuận lợi. Vì vậy các cơ quan ra thơng báo cần ghi rõ trên thông báo nếu nộp tiền mặt là địa điểm giao dịch của các NHTM tham gia phối hợp thu, cịn đến KBNN chỉ thu hình thức thuế điện tử (POS).

Hai là: Mở rộng kênh thu NSNN tại các NHTM

Để công tác“phối hợp thu NSNN”mang lại kết quả cao cần tiếp tục mở rộng kênh thu NSNN ở các NHTM trên cùng địa bàn đảm bảo đủ các điều kiện về pháp lý, hạ tầng truyền thông, nhân sự, …để tổ chức phối hợp thu NSNN, hướng đến toàn bộ các khoản thu nộp ngân sách đều được thực hiện qua hệ thống ngân hàng. Đồng thời cũng tạo thuận lợi cho đối tượng nộp thuế có thể thực hiện nghĩa vụ với NSNN ở mọi lúc, mọi nơi, giảm dần và tiến tới không giao dịch bằng tiền mặt qua KBNN đảm bảo phù hợp“mơ hình tổ chức bộ máy”tinh gọn của hệ thống KBNN.

Tiếp tục mở rộng“phối hợp thu NSNN”bằng phương thức điện tử, mở rộng phát triển dịch vụ thanh tốn cho NSNN thơng qua các kênh thanh tốn hiện đại như: thu thuế qua mạng, ATM, internet banking, mobilebanking, …và xây dựng cơ chế ưu đãi theo nhiều hình thức để thúc đẩy, khuyến khích các đối tượng nộp thuế triển khai các hình thức giao dịch điện tử trong quá trình thu. Từ đó thay đổi dần thói quen và nhận thức của người dân trong việc sử dụng tiền mặt làm phương tiện thanh toán

Ba là: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền

Công tác tuyên truyền để các cá nhân, tổ chức biết các điểm giao dịch của NHTM có thực hiện thu NSNN để đến nộp phải được quan tâm hàng đầu.

Phối hợppchặt chẽ với cơ quan Thuế, NHTM để thực hiện tốttkhâu tuyên truyền đến đối tượng nộp thuế. KBNN tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn đốiitượng nộp thuế đang nộp thuế trực tiếp bằng tiền mặt tại trụ sở KBNN chuyển sang nộp thuế tại các NHTM đang tham gia phối hợp thu.

Việc tuyên truyền phải được thực hiện dưới nhiều hình thức. Ngồi tuyên truyền trực tiếp cho khách hàng đến giao dịch, cần phải tuyên truyền qua tạp chí, báo đài, các phương tiện truyền thông của địa phương. Ngoài ra cần phải đảm bảo nhiệm vụ thu thuế theo phương thức điện tử được thơng suốt, an tồn và hiệu quả.

Tại các điểm giao dịch của các NHTM, cần có biển thơng báo, bảng cơng khai quy trình nộp thuế, nộp tiền phạt VPHC để NNT, nộp phạt biết, liên hệ. Bên cạnh đó NHTM phải đào tạo đội ngũ nhân viên năng lực chuyên môn cao, tác phong chuyên nghiệp, thái độ hịa đồng, vui vẻ, nhiệt tình trong cơng tác thu NSNN sẽ tạo được thiện cảm với khách hàng. Như vậy mới tạo được hình ảnh vững chắc, uy tín cho NNT nó sẽ tác động tích cực cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế phối hợp thu ngân sách nhà nước giữa kho bạc thuế ngân hàng thương mại, hướng tới tạo thuận lợi cho người nộp thuế (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)