Để kiểm tra khả năng biểu hiện của độc tố epsilon trên dê chúng tôi sử dụng phương pháp của Uzal và cộng sự (2004) [39]. Chọn vi khuẩn C. perfringens type D chủng 135 để tiến hành kiểm tra. Kết quả nghiên cứu của Bộ môn nghiên cứu Vi trùng cho thấy liều MLD của C. perfringens type D chủng 135 là 0,125 ml độc tố nguyên/chuột. Để kiểm tra biểu hiện của độc tố epsilon, chúng tôi tiến hành tiêm tĩnh mạch cho dê với liều 6,5 và 7 MLD chuột/ Kg trọng lượng dê. Kết quả được trình bày ở bảng 3.3.
Bảng 3.3. Kết quả kiểm tra biểu hiện của epsilon toxin trên dê
Động vật Liều (MLD chuột/kgP) Số tiêm (con) Đường
tiêm Triệu chứng sau khi gây nhiễm
6,5 1 TM
Sau 1 giờ gây nhiễm dê bắt đầu có triệu chứng: ủ rũ, ăn ít, sốt (39,5oC): run rẩy, húc đầu vào tường, co giật, nằm liệt và chết sau 8 giờ gây nhiễm.
Dê
7 1 TM
Sau 30 phút dê ủ rũ, ăn ít, sốt nhẹ, run rẩy, đi vòng tròn sau đó co giật, nằm liệt và chết sau 1 giờ gây nhiễm.
Từ kết quả phân tích ở bảng cho thấy chủng kiểm tra biểu hiện của epsilon trên dê đã gây chết dê. Với liều 6,5 MLD chuột/ kg trọng lượng dê, độc tố đã gây ra các triệu chứng ngộ độc thần kinh sau 1 giờ và giết chết dê sau 8 giờ gây nhiễm bằng đường tĩnh mạch. Với liều 7 MLD chuột/ kg trọng lượng dê, độc tố đã gây ra các triệu chứng ngộ độc thần kinh sau 30 phút và giết chết dê sau 1 giờ gây nhiễm bằng đường tĩnh mạch.
Sau khi dê chết chúng tôi tiến hành mổ khám và kiểm tra bệnh tích, thấy xuất hiện những điểm sung huyết trong ruột, nhất là ruột hồi, màng bao tim sưng phù và chứa dịch màu vàng rơm, ngoài ra phổi còn bị phù nề, cả màng trong và màng ngoài tim đều bị xuất huyết. Kết quả này cho thấy dê chết do tác động của độc tố [25, 27].
Kết quả của chúng tôi trùng với kết quả của Miyashiro và cộng sự (2007) và kết quả của một số nghiên cứu khác đã công bố [27]. Vi khuẩn C. perfringens
type D sản sinh độc tố epsilon. Độc tố epsilon có độc lực mạnh nhất, chỉ xếp sau độc tố hướng thần kinh botulinum và tetanus, được tiết ra dưới dạng tiền độc tố và được hoạt hóa bởi enzyme protease như trypsin. ETX được hấp thụ thông qua dịch nhầy của ruột vào máu đi khắp cơ thể và đến các cơ quan bên trong. Tại đây độc tố làm tăng áp lực trong thành mạch, gây phá hủy màng trong của mạch máu, làm tăng tính thấm thành mạch và tích dịch trong các xoang của cơ thể, gây phù một số cơ quan, đặc biệt là não, tim, phổi, gan và thận. Độc tố epsilon còn tác động lên hệ thần kinh trung ương và các nội quan khác gây nên chứng đột tử, một số con bị mù, la hét, mất phương hướng và co giật trước khi chết. Type D gây bệnh nhiễm độc tố ruột huyết dê và các vật nuôi khác.
CHƯƠNG IV
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ