Bệnh viêm ruột tiêu chảy ở dê, cừu do C.perfringens gây ra

Một phần của tài liệu Khả năng biểu hiện gene etx mã hóa độc tố epsilon của vi khuẩn clostridium perfringenstype d trên động vật thí nghiệm (Trang 28 - 29)

Bệnh thường xảy ra khi có sự thay đổi về thức ăn. Bệnh xảy ra ở các mùa, nhưng đặc biệt dễ xảy ra trong suốt thời gian cai sữa. Bệnh thường xảy ra ở cừu khi được chăn thả trên đồng cỏ vào mùa hè, lúc này cừu ăn nhiều lúa mì và hạt ngũ cốc, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn nhân lên và sinh độc tố epsilon. Quá trình này cần sự hoạt hóa của trypsin. Khi độc tố epsilon có nồng độ cao thì sẽ di chuyển từ từ vào ruột, tăng tính thấm vào thành ruột và chuyển hướng độc tố vào máu. Trong máu, độc tố gây nhiễm độc máu và bắt đầu biểu hiện triệu chứng bệnh [42].

Triệu chứng

Một vài trường hợp bệnh xảy ra chậm và động vật vẫn chết. Bệnh làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh, làm mất khả năng điều hòa, quáng gà, rối loạn di truyền và chết, một số khác thì bị tăng đường huyết.

Bệnh tích sau khi mổ khám

Một số động vật có hiện tượng chứa đầy thức ăn trong dạ cỏ và dạ múi khế, khi đó tìm thấy những điểm sung huyết trong ruột, nhất là ruột hồi, màng bao tim sưng phù và chứa dịch màu vàng rơm, ngoài ra phổi còn bị phù nề, cả màng trong và màng ngoài tim đều bị xuất huyết. Độc tố epsilon còn tấn công nhanh vào thận, gây tự hoại thận (nên gọi là bệnh mềm thận), và thường chỉ nhận diện được bệnh khi mổ khám trong vòng vài giờ sau khi động vật chết.

Bệnh mềm thận thường gặp ở cừu nhiều hơn dê, phụ thuộc đặc thù dinh dưỡng. Ở cừu khi thấy có những dấu hiệu về thần kinh thì cừu sẽ chết đột ngột. Dê thường bị viêm ruột kết xuất huyết. Bệnh mềm thận kinh niên thường xảy ra ở dê và những động vật có biểu hiện tiêu chảy trước khi chết [39].

1.5.2. Bệnh viêm ruột tiêu chảy ở dê, cừu do C. perfringens gây ra Nguyên nhân và cách lây nhiễm Nguyên nhân và cách lây nhiễm

Loại vi khuẩn này thường xuyên cư trú trong đường ruột của gia súc khoẻ mà không gây bệnh vì số lượng vi khuẩn thấp và độc tố được tiết ra sẽ nhanh chóng theo chiều nhu động của ruột thải ra ngoài. Khi gặp sự tiêu hóa bất bình thường như cho ăn nhiều thức ăn dễ lên men, giàu tinh bột hoặc thức ăn khó tiêu qua dạ cỏ tới dạ tổ ong và ruột, ở nơi đó tạo điều kiện cho vi khuẩn Clostridium perfringens phát triển nhanh. Sự tăng trưởng vi khuẩn này cùng với giảm nhu

động ruột sẽ tăng cường độ và độc lực gây bệnh của độc tố được sản xuất ra bởi vi khuẩn, rồi dẫn đến viêm ruột và tiêu chảy. Đặc biệt, khi niêm mạc đường tiêu hóa bị tổn thương thì vi khuẩn phát triển rất nhanh chóng và gây bệnh.

Triệu chứng

Bệnh thường xảy ra rất nhanh trong vòng vài giờ gồm có 3 thể quá cấp tính, cấp tính và mãn tính.

- Thể quá cấp tính:

Viêm ruột tiêu chảy quá cấp tính ở dê thường tiến triển rất nhanh và có triệu chứng dữ dội. Bệnh thường xảy ra ở dê hậu bị, ít bị ở giai đoạn trưởng thành, dê con nhiễm bệnh và tỷ lệ chết cao hơn so với dê trưởng thành. Dê con trong giai đoạn khoảng 5 tuần tuổi đang lớn nhanh, khoẻ mạnh hay bị nhiễm bệnh này. Khi mắc bệnh, dê kém ăn đột ngột, buồn rầu, đau bụng, kêu hét, nhiệt độ cơ thể tăng cao 40 - 41°C, xuất hiện tiêu chảy phân lỏng dính lẫn bọt, máu, có chất nhầy, sau đó thân nhiệt giảm xuống còn 36,2°C và dê chết trong vòng 24 giờ [38]. - Thể cấp tính

Bệnh thường xảy ra ở dê trưởng thành, con vật thường đau bụng, có thể kêu rên hoặc không. Phân lúc đầu nhão, sền sệt, nhưng sau đó trở nên lỏng như nước, có mùi hôi thối. Triệu chứng lâm sàng có thể kéo dài 3 đến 4 ngày [39]. - Thể mãn tính

Thường mắc bệnh ở dê trưởng thành, bệnh xuất hiện theo từng giai đoạn, có định kỳ vài tuần lại lặp lại, dê buồn bã, giảm sản lượng sữa, kém ăn. Dê giảm thể trọng cùng với sự tiêu chảy gián đoạn phân nhão.

Như vậy, các triệu chứng điển hình của bệnh này: Trợn, chớp mắt liên tục, co giật, cong lưng, nghiến răng, chảy nước dãi và chết trong vòng vài giờ. Có khi tiêu chảy phân lẫn máu, niêm mạc và đặc biệt có mùi thối khẳm. Nhu động dạ cỏ yếu dần rồi mất hẳn, dê thường chết [38].

Một phần của tài liệu Khả năng biểu hiện gene etx mã hóa độc tố epsilon của vi khuẩn clostridium perfringenstype d trên động vật thí nghiệm (Trang 28 - 29)