Quy trình cho vay DNNVV của VCB Lâm Đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại vietcombank lâm đồng (Trang 37)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

2.4 Quy trình cho vay DNNVV của VCB Lâm Đồng

Quy trình cho vay các DNNVV tại VCB Lâm Đồng các bước thẩm định, phê duyệt, vận hành, giám sát các khoản vay, xử lý nợ có vấn đề. Trong đó khâu thẩm định là bước có vai trị quyết định đến việc cho vay các DNNVV tại ngân hàng.

Bảng 2.7 Quy trình cho vay của VCB Lâm đồng Thẩm định Phê duyệt Vận hành Giám sát Thẩm định Phê duyệt Vận hành Giám sát

khoản vay Xử lý nợ có vấn đề 1. Thẩm định về năng lực tài chính, 2. Các phương án, dự án SXKD của DN 3. Thẩm định tài sản đảm bảo, 4. Xếp hạng tín dụng 5. Đánh giá rủi ro và các điều kiện tín dụng

Phê duyệt trên cơ sở khẩu vị rủi ro, chính sách tín dụng từng thời kỳ, quy định/quy trình nội bộ 1. Kiểm tra pháp lý và tính tuân thủ so với quy định, quy trình nội bộ, phù hợp với các điều kiện phê duyệt 2. Soạn thảo và ký kết văn kiện tín dụng 3. Kiểm tra chứng từ giải ngân và thực hiện giải ngân 4. Nhắc nợ và thu nợ 1. Vận hành hệ thống cảnh báo sớm nhằm ngăn ngừa và quản lý rủi ro

2. Giám sát định kỳ và đột xuất

3. Phát hiện các dấu hiệu rủi ro tín dụng

4. Đề xuất và phối hợp triển khai phương án thu hồi nhanh

1. Quản lý danh mục xử lý nợ có vấn đề 2. Đề xuất và triển khai các phương án cơ cấu nợ, tái cấu trúc và thu hồi nợ xấu

3. Trực tiếp thực hiện thu hồi nợ

1/ Thông tin định vị:

Bước 1: Xác định thông tin định vị doanh nghiệp : phân loại theo tiêu chí

sau:

- Xác định ngành nghề của doanh nghiệp

- Xác định quy mô doanh nghiệp: lớn, vừa hay nhỏ bằng cách chấm điểm như bảng trình bày dưới đây:

Bảng 2.8 Chấm điểm quy mô doanh nghiệp của Vietcombank Lâm Đồng STT Tiêu chí

1 Doanh thu năm tài chính tại thời điểm gần nhất

≥ 100 tỷ đồng

2 Vốn chủ sở hữu trên báo cáo tài chính vào thời điểm gần nhất

≥ 30 tỷ đồng

3 Tiền gửi bình quân hàng năm tại VCB ≥ 10 tỷ đồng 4 Doanh sớ thanh tốn xuất nhập khẩu 01 năm

qua VCB

≥4 triệu USD

Nguồn: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

2/ Đánh giá các tiêu chí về tài chính

Bước 2: phân tích, đánh giá các tiêu chí về tài chính bao gồm 5 nhóm chỉ tiêu về thanh khoản, hoạt động, chỉ tiêu nợ, thu nhập và phân tích dịng tiền.

 Nhóm chỉ tiêu thanh khoản: phản ánh khả năng trả nợ, hệ số này càng cao khách hàng có khả năng thanh tốn cao.

Khả năng thah toán =

Tài sản lưu động

Khả năng thanh toán nhanh=

Tài sản lưu động – hàng tồn kho

Nợ ngắn hạn

 Nhóm chỉ tiêu hoạt động

Kỳ thu tiền bình quân = 360*Giá trị các khoản phải thu bình quân Doanh thu thuần

Doanh thu so với tổng tài sản = Doanh thu thuần Tổng tài sản

 Nhóm Chỉ tiêu phản ánh nợ: nhóm chỉ tiêu này phản ánh cơ cấu nợ của doanh nghiệp so với tổng tài sản và nguồn vốn chủ sở hữu.

Nợ phải trả so với tổng tài sản = Nợ phải trả Tổng tài sản

Nợ phải trả so với nguồn vốn chủ sở hữu = Nợ phải trả Nguồn vốn chủ sở hữu  Nhóm Chỉ tiêu về thu nhập: phản ánh khả năng thu nhập của doanh nghiệp

Tổng thu nhập trước thuế so với doanh thu = Tổng thu nhập trước thuế Doanh thu

Tổng thu nhập trước thuế so với tổng tài sản = Tổng thu nhập trước thuế Tổng tài sản bình quân

Tổng thu nhập trước thuế so với nguồn vốn CSH =

Tổng thu nhập trước thuế Nguồn vốn chủ sở hữu

 Nhóm chỉ tiêu phân tích dịng tiền: hiện nay nhiều NHTM chú trọng đến phân tích, xác định dòng tiền của doanh nghiệp nhằm ra quyết định cho vay. Doanh nghiệp kiểm sốt tớt dịng tiền mặt sẽ có khả năng trả nợ gốc lãi cho ngân hàng đúng hạn.

Hệ số khả năng trả lãi =

Lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh Lãi vay đã trả

Hệ số khả năng trả nợ gốc =

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh+Khấu hao

Lãi vay đã trả+Nợ dài hạn đến hạn trả

Tiền và các khoản tương đương tiền so với VCSH =

Tiền và các khoản tương đương tiền

Vốn chủ sở hữu

3/ Đánh giá các tiêu chí phi tài chính

Bước 3, phân tích các tiêu chí phi tài chính, tùy vào loại hình doanh nghiệp mà phân loại và đánh giá trọng số các yếu tố phi tài chính khác nhau.

Bảng 2.9 Điểm trọng số các chỉ tiêu phi tài chính chấm điểm XHTD doanh nghiệp của VCB

Các yếu tố phi tài chính DNNN Doanh nghiệp khác

Đầu tư nước ngoài

Lưu chuyển tiền tệ 25% 24% 30%

Trình độ quản lý 27% 30% 27%

Quan hệ tín dụng 20% 20% 18%

Các yếu tố bên ngoài 13% 13% 15%

Các đặc điểm khác 15% 13% 10%

4/ Tổng hợp điểm và xếp hạng doanh nghiệp

Ngoài ra, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam còn xác định mức độ tin cậy của số liệu trên báo cáo tài chính bằng báo cáo có kiểm tốn, hoặc kiểm tốn ở cơng ty nào. Điểm này sẽ được nhân với trọng số chi tiết như sau:

Bảng 2.10 Điểm trọng số các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính chấm điểm XHTD doanh nghiệp của VCB Lâm Đồng

Nhóm Bộ chỉ tiêu

Cấu phần tài chính (%)

Cấu phần phi tài chính (%)

Doanh nghiệp mới thành lập 0 100

Doanh nghiệp FDI 50 50

DN bán lẻ vừa và nhỏ 45 55

DN quy mơ trung bình 50 50

DN quy mô lớn 60 40

Ngân hàng nội địa 50 50

Khoản cấp tín dụng chuyên biệt 40 60

Nguồn: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Các doanh nghiệp sẽ được XHTD để làm căn cứ ngân hàng ra quyết định cấp tín dụng căn cứ điểm đạt được đã nhân với trọng số. So với các DN có quy mơ trung bình và lớn, cấu phần tài chính của DNNVV được đánh giá với trọng số thấp hơn cấu phần phi tài chính .

2.5 Biểu hiện của vấn đề về khả năng tiếp cận vốn vay của DNNVV tại VCB Lâm Đồng

2.5.1 Các sản phẩm cung cấp cho khách hàng doanh nghiệp

VCB Lâm Đồng cung cấp đa dạng các sản phẩm nhằm tới đa hóa các tiện ích cho doanh nghiệp, góp phần giúp doanh nghiệp quản lý nguồn vớn và tài sản.

 Dịch vụ tài khoản doanh nghiệp: nhằm mục đích cung cấp cho khách hàng quản lý tài khoản của mình một cách hiệu quả, bao gồm tài khoản thanh tốn, tài khoản tiền gửi có kỳ hạn và tài khoản tiền gửi đặc biệt. Tài khoản thanh toán giúp doanh nghiệp theo dõi và quản lí ngân quỹ hàng ngày một cách nhanh chóng, an toàn và chính xác với chi phí thấp nhất. Tiền gửi có kỳ hạn để đáp ứng nhu cầu đầu

tư hiệu quả nguồn vốn nhàn rỗi trong thời gian xác định trước. Bên cạnh đó, VCB cung cấp các sản phẩm được xây dựng riêng theo nhu cầu và kế hoạch dùng vốn của doanh nghiệp như sản phẩm tiền gửi lãi suất bậc thang, sản phẩm tiền gửi huy động lãi suất đặc biệt dành cho khách hàng bán buôn...

 Thanh tốn và quản lý tiền tệ: VCB có bề dày kinh nghiệm và cơng nghệ hiện đại trong lĩnh vực thanh toán quản lí tiền tệ, VCB mang đến cho doanh nghiệp những giải pháp thanh toán và quản lí tiền tệ đa dạng và hiệu quả nhất, giúp quá trình thanh tốn của doanh nghiệp được nhanh chóng, thơng śt, dịng tiền của doanh nghiệp sinh lời và được bảo đảm an toàn.

 Tín dụng doanh nghiệp: VCB cung cấp đa dạng sản phẩm bao gồm: cho vay ngắn hạn, tài trợ vốn lưu động, cho vay tài trợ dự án, ngồi ra, ngân hàng cũng có thể hợp vốn với các ngân hàng khác để cùng cho vay dự án đầu tư. Ngoài ra VCB còn cung cấp dịch vụ cho thuê tài chính, đây là hình thức tài trợ tín dụng cho doanh nghiệp thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải và các động sản khác. Doanh nghiệp được sử dụng tài sản và thanh tốn dần tiền th trong śt thời gian đã được thỏa thuận trong hợp đồng thuê.

 Dịch vụ ngoại hối và thị trường vốn: VCB cung cấp đa dạng các sản phẩm, dịch vụ ngoại hối nhằm hạn chế tối đa rủi ro về ngoại hối cho doanh nghiệp. Mục đích của dịch vụ này ngoài việc đáp ứng kịp thời nhu cầu ngoại tệ của doanh nghiệp, VCB còn giúp doanh nghiệp tránh khỏi những rủi ro trong hoạt động ngoại hối bằng cách cung cấp đa dạng danh mục các sản phẩm, thiết kế các sản phẩm ngoại hối đặc thù, tối đa hóa các tiện ích đáp ứng nhu cầu và phù hợp với thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại hối của doanh nghiệp.

 Thanh tốn q́c tế: cung cấp cho doanh nghiệp các dịch vụ thanh tốn q́c tế hiệu quả, nhanh chóng và tiện lợi, giúp cho hoạt động thương mại của doanh nghiệp được thông suốt.

 Tài trợ thương mại: cung cấp đa dạng, phong phú tương ứng với nhiều phương thức thanh toán phổ biến, ngân hàng sẽ cùng doanh nghiệp thiết kế những

giải pháp tài trợ phù hợp với đặc điểm, chu trình kinh doanh, nhu cầu riêng biệt của từng doanh nghiệp.

 Dịch vụ bảo lãnh: sản phẩm đa dạng, phong phú, phù hợp với từng nhu cầu của doanh nghiệp về bảo lãnh ngân hàng, giúp doanh nghiệp có thêm năng lực để thực hiện các cơ hội kinh doanh và giảm thiểu rủi ro.

 Dịch vụ ngân hàng đầu tư: bao gồm đầu tư chứng khoán, các dịch vụ tư vấn cho doanh nghiệp về chuyển đổi mơ hình kinh doanh, tư vấn tài chính doanh nghiệp, niêm yết, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp...

 Các dịch vụ về quản lý tài sản và ngân hàng điện tử: giúp doanh nghiệp quản lý tài sản hiệu quả và cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử giúp doanh nghiệp thực hiện các giao dịch nhanh chóng, thuận lợi.

Như vậy, VCB cung cấp đa dạng các sản phẩm dịch vụ cho các doanh nghiệp nói chung và các DNNVV nói riêng, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vớn, tài sản và tới ưu mơ hình kinh doanh của doanh nghiệp.

2.5.2 Nhu cầu vốn vay của DNNVV tại tỉnh Lâm Đồng

Bảng 2.11 Tình hình dư nợ của DNNVV tại các ngân hàng của tỉnh Lâm Đồng 2015 - 2018

ĐVT:Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tổng dư nợ tín dụng 49.653 62.158 70.658 78.031

Dư nợ đối với DNNVV 7.948 9.685 11.589 13.458

Tỷ trọng cho vay DNNVV trên tổng dư nợ vay

16,01% 15,58% 16,40% 17.25%

Qua bảng số liệu trên, ta thấy dư nợ của toàn tỉnh Lâm Đồng cũng như dư nợ của DNNVV tăng nhanh cả về số tương đối và số tuyệt đối. Năm 2015, dư nợ cả tỉnh đạt 49.653 tỷ đồng, đến năm 2018, con số này đạt tới 78.031 tỷ đồng, tăng tới 57%. Trong đó, dư nợ dành cho DNNVV trên toàn tỉnh cũng tăng không kém. Năm

2018, dư nợ dành cho DNNVV đạt 13.458 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 17,25% trên tổng dư nợ, tăng 1,7 lần so với năm 2015.

2.5.3 Dư nợ của DNNVV tại Vietcombank Lâm Đồng

Bảng 2.12 Tình hình dư nợ của VCB Lâm đồng giai đoạn 2015 - 2018

ĐVT:Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tổng dư nợ tín dụng 2.288 3.082 4.073 5.316

Dư nợ đối với DNNVV 183 268 550 558

Tỷ trọng cho vay DNNVV trên tổng dư nợ vay 8.0% 8.7% 13.5% 10.5% 1. Theo TPKT + Tổ chức 892 1.263 1.430 1.614 + Cá nhân 1.396 1.819 2.643 3.702

2. Theo thời hạn vay:

+ Ngắn hạn 1.602 2.126 2.695 3.721 + Trung dài hạn 686 955 1.378 1.595 3. Theo tài sản đảm bảo: + Khơng có TSĐB 22 19 21 22 + Có TSĐB 2.266 3.063 4.052 5.294

(Nguồn: Tài liệu chuyên đề kết quả hoạt động kinh doanh của VCB Lâm Đồng và triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2016,2017,2018,2019)

Qua bảng số liệu trên, ta thấy dư nợ tín dụng của chi nhánh tăng nhanh cả về số tuyệt đối và tương đối. Năm 2015 dư nợ tín dụng chỉ đạt 2.288 tỷ đồng đến năm 2018 con số này lên tới 5.316 tỷ đồng, tăng 3.028 triệu đồng tương đương tăng hơn gấp 2 lần. Tớc độ tăng dư nợ bình qn thời kỳ 2015-2018 là khoảng 30%.

Mặc dù tổng dư nợ của VCB Lâm Đồng có tớc độ tăng nhanh và cao hơn so với trung bình chung của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, mức dư nợ cho các DNNVV qua các năm chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhiều so với toàn hệ thống. Năm 2015, dư nợ của DNNVV chỉ ở mức 183 tỷ đồng và chiếm tỷ lệ 8% trên tổng dư nợ, năm 2016 dư nợ cho các DNNVV là 268 tỷ đồng, ở mức 8,7% trong tổng dư nợ. Tỷ

trọng dư nợ cho các DNNVV rất thấp, so với thống kê của cả nước trung bình giai đoạn 2012-2017 đạt 22%. Năm 2018 dư nợ của các DNNVV là 558 tỷ đồng, chỉ tăng 8 tỷ đồng so với 2017. Nguyên nhân của mức dư nợ thấp là do các DNNVV chưa đáp ứng về tài sản đảm bảo, tài chính còn hạn chế, đây là những rào cản cần phải khắc phục trong thời gian tới nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của DNNVV.

Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế: Dư nợ cho vay cho tổ chức mỗi năm tăng đều khoảng gần 200 tỷ/năm, phù hợp cơ chế đổi mới hiện nay. Dư nợ đối với cá nhân chiếm trọng cao tại VCB Lâm Đồng, năm 2018, dư nợ của cá nhân đạt 3.702 tỷ đồng chiếm hơn 69% tổng dư nợ.

Dư nợ cho vay theo thời hạn cho vay: tập trung chủ yếu vào cho vay ngắn hạn, cho vay ngắn hạn chiếm khoảng 70%; chủ yếu bổ sung vốn lưu động của khách hàng nên độ rủi ro xảy ra cao khi mà có biến động của thị trường, thời tiết, chính sách kinh tế thay đổi. Xét về hiệu quả thi không mang lại hiệu quả cao do lãi suất cho vay trung, dài hạn cao hơn lãi suất ngắn hạn, tuy nhiên phù hợp với định hướng phát triển của trụ sở chính.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trong chương 2, tác giả đã phân tích và làm rõ các loại hình, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, trong đó, loại hình cơng ty TNHH là chủ yếu. Khái quát quy trình cho vay tại VCB lâm đồng gồm các khâu thẩm định, phê duyệt, vận hành, giám sát khoản vay và khâu cuối cùng là xử lý nợ có vấn đề. Trong đó, bước thẩm định là quan trọng nhất để ngân hàng ra quyết định cho vay. Tại VCB Lâm Đồng, cán bộ khách hàng đánh giá, thẩm định về cấu phần tài chính của các doanh nghiệp nhỏ có trọng sớ nhỏ hơn các DN lớn.

Tác giả cũng đã phân tích và làm rõ tiêu chuẩn phân loại DNNVV tại các q́c gia khác nhau. Trong đó, tiêu chuẩn về sớ lượng lao động và tổng nguồn vốn được nhiều nước áp dụng để phân loại quy mô của doanh nghiệp. Tại Việt Nam, Các

DNNVV được chia thành DN siêu nhỏ, DN nhỏ và DN vừa theo các tiêu chuẩn về số lao động và tổng nguồn vốn.

Thông qua phân tích khả năng tiếp cận vốn vay của các DNNVV tại VCB Lâm Đồng, tác giả đã chỉ rõ cho vay các DNNVV tại ngân hàng rất hạn chế, dư nợ đạt thấp hơn so với trung bình cả hệ thống. Các DNNVV vay vốn tại ngân hàng phải có tài sản đảm bảo. Các khoản vay tập trung chủ yếu là ngắn hạn, trung bình chiếm trên 70% trong tổng dư nợ.

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CÁC ĐIỀU KIỆN VAY

VỐN CỦA CÁC DNNVV

3.1 Tổng quan các nghiên cứu có liên quan về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của DNVVN:

3.1.1 Nghiên cứu ở nước ngoài

Nghiên cứu của Hongjiang Zhao, Wenxu Wu và Xuechua Chen (2006) tiến hành phân tích mẫu số liệu gồm 342 DNVVN, các tác giả đã sử dụng mơ hình phân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại vietcombank lâm đồng (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)