Đồng ý 4 Đồng ý cao 5 Đồng ý rất cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại vietcombank lâm đồng (Trang 52)

Bảng 4 .7 Các giải pháp hỗ trợ của VCB Lâm Đồng

3- Đồng ý 4 Đồng ý cao 5 Đồng ý rất cao

4- Đồng ý cao

5- Đồng ý rất cao

Tổng số phiếu phát ra và khảo sát bằng gặp mặt trực tiếp là 255 phiếu, số phiếu trả lời đầy đủ và hợp lệ các câu hỏi thu về là 220 phiếu. Kết quả được tính tốn là mức trung bình của mỗi phát biểu, nếu bằng hoặc lớn hơn 3 thì mức độ được đánh giá là từ đồng ý đến đồng ý rất cao, kết quả nhỏ hơn 3 được đánh giá là không đồng ý đến chỉ đồng ý một phần đới với phát biểu đó.

Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng Exel nhằm tính tốn các chỉ tiêu trung bình, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của DNNVV tại VCB Lâm Đồng và mức độ đáp ứng các điều kiện vay vốn của DNNVV.

3.3 Các điều kiện vay vốn đối với DNNVV tại VCB Lâm Đồng

Bằng cách sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, từ kết quả tác giả đã tổng hợp các nghiên cứu liên quan, tác giả đánh giá từng yếu tố và nghiên cứu thực tiễn tại VCB Lâm Đồng. Căn cứ vào quy trình cho vay của VCB Lâm Đồng, nghiên cứu tổng quan tài liệu trong nước và nước ngoài, tác giả sử dụng các tiêu chí sau để đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng của các DNNVV:

3.3.1 Năng lực tài chính của doanh nghiệp

Thẩm định tín dụng là quá trình tổ chức thu thập và xử lý thông tin thông qua việc sử dụng kỹ thuật để phân tích, đánh giá khách hàng một cách đầy đủ và tuân thủ quy định pháp luật nhằm làm cơ sở đưa ra quyết định cấp tín dụng.

Trong thẩm định tín dụng, thẩm định năng lực tài chính là một nội dung quan trọng. Thẩm định năng lực tài chính là đánh giá tình hình tài chính của khách hàng vay vốn thông qua hệ thống các tiêu chí tài chính.

Thẩm định năng lực tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay của ngân hàng là xem xét, rà soát, đánh giá toàn diện mọi khía cạnh liên quan đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, nhằm đưa ra quyết định cho vay.

3.3.2 Tài sản đảm bảo

Việc tiếp cận vốn của DNNVV vẫn gặp khó khăn cớ hữu là khơng có tài sản bảo đảm, thời gian thành lập ngắn, rất sợ sự phức tạp của thủ tục và khơng có báo cáo tài chính để đáp ứng yêu cầu của ngân hàng. Tài sản đảm bảo là một trong những yếu tớ có tác động lớn đến khả năng vay vốn ngân hàng của DNNVV, để vay được số vốn cần thiết và phù hợp với nhu cầu của mình, các DN cần phải có tài sản thế chấp đáp ứng các yêu cầu của ngân hàng. Ngân hàng ln địi tài sản thế chấp để khi rủi ro xảy ra, DN không thể trả nợ, ngân hàng sẽ thu hồi các tài sản thế chấp này để thay cho các khoản nợ. Ngân hàng thường muốn thời hạn cho vay tương đương hoặc thấp hơn với thời hạn sử dụng của tài sản thế chấp. Nhu cầu vay thì cao mà tài sản thì chủ yếu là hàng tồn kho và đang luân chuyển, tài sản về máy móc và thiết bị chiếm tỷ trọng thấp, giấy phép về quyền sở hữu bất động sản thì khơng có hoặc có khơng đầy đủ theo quy định hiện hành của pháp luật nên không thế chấp để vay vốn được.

Hiện nay, Chính phủ đã ban hành nhiều nghị định, quyết định liên quan đến việc hỗ trợ vốn cho DN, trong đó có Nghị định sớ 34/2018/NĐ-CP về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho DNNVV. Nhưng cho đến nay vẫn chưa tháo gỡ được “điểm nghẽn” về bảo đảm tiền vay khi DN vay vốn tại các ngân hàng. Theo báo cáo khảo sát của Trung tâm Thơng tin Kinh tế của Phịng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), về thực trạng tiếp cận tín dụng của DN khu vực Đồng bằng sông Hồng, thông qua năng lực quản trị và minh bạch hoạt động tài chính cho thấy, khảo sát 504 DN khu vực này tháng 5/2018, có 217 DN, chiếm 43,1% cho rằng rất khó khăn khi vay vớn vì thiếu TSBĐ.

3.3.3 Năng lực quản lý của chủ doanh nghiệp

Phần lớn chủ DNNVV khó nắm bắt được tình hình của ngành nghề kinh tế mà họ đang hoạt động do họ thường ít kinh nghiệm. Rất khó để đánh giá năng lực quản lý doanh nghiệp do nhiều lãnh đạo doanh nghiệp khơng có bằng cấp phù hợp với lĩnh vực mà doanh nghiệp của họ đang hoạt động.

Mặt khác, do thiếu kinh nghiệm nên lãnh đạo của các DNNVV thường quản lý dịng tiền khơng hiệu quả, đầu tư chưa tập trung dẫn đến các NHTM thường đánh giá năng lực chủ DNNVV chỉ ở mức thấp.

3.3.4 Dự án, phương án sản xuất kinh doanh khả thi

Hiện nay, có nhiều NHTM đánh giá phương án phải khả thi, đặc biệt là quản lý dòng tiền quan trọng hơn là tài sản đảm bảo, bởi vì các NHTM quan tâm đến chất lượng các khoản nợ. “Nợ xấu tại các NHTM đang có xu hướng cao về quy mô” (UBGSTCQG, 2017) nên các NHTM đánh giá khả năng trả nợ của DN quan trọng hơn là tài sản đảm bảo.

3.3.5 Uy tín của doanh nghiệp

Uy tín của doanh nghiệp được thể hiện qua nhiều phương diện như khả năng tạo lập các mối quan hệ với các bên liên quan trong hoạt động như: cơ quan quản lý, nhà cung cấp, khách hàng, tổ chức cho vay, liên doanh liên kết với các doanh nghiệp khác.

Uy tín của doanh nghiệp cịn được thể hiện thơng qua tính minh bạch trong báo cáo tài chính, bao gồm các thông tin cung cấp đầy đủ chính xác, có trách nhiệm cơng bớ thơng tin cho các bên liên quan.

Mục đích của các báo cáo tài chính là cung cấp thông tin tài chính của doanh nghiệp cho các đới tượng có nhu cầu sử dụng. Báo cáo tài chính phải công bố đầy đủ, rõ ràng về những thông tin hữu ích, cần thiết cho sự ra quyết định kinh tế của đối tượng sử dụng thơng tin. Chất lượng báo cáo tài chính cịn được thể hiện ở chỗ, thông tin phải nhất quán giữa các thời kỳ và giữa các doanh nghiệp. Thông tin trong báo cáo tài chính là cơ sở để cán bộ khách hàng phân tích và thẩm định năng lực tài chính của doanh nghiệp, do vậy tính minh bạch của báo cáo tài chính là một trong yếu tố quan trọng tác động khả năng vay vốn của DNNVV.

3.3.6 Các điều khoản cho vay của ngân hàng

Các điều khoản cho vay của ngân hàng là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến khả năng vay vốn của các DNNVV. Các điều khoản của ngân

hàng gồm: lãi suất, các điều khoản về mức vay, thời hạn, các sản phẩm tín dụng đối với DNNVV.

Lãi suất là chi phí sử dụng vốn vay ngân hàng của doanh nghiệp, do vậy đây là yếu tố quan trọng tác động đến khả năng tiếp cận vốn của DNNVV. Các DN vẫn phải tiếp cận nguồn vốn với lãi suất cao. Ngoài chi trả lãi vay cao, để tiếp cận được nguồn vốn vay tín dụng các DN phải bỏ thêm các chi phí lót tay và quà tặng...

3.3.7 Thủ tục hành chính

Thủ tục hành chính bao gồm: cung cấp thông tin, thời gian thẩm định, thời gian xét duyệt khoản vay, các thủ tục đăng ký thế chấp tài sản đảm bảo, giải ngân,... Thủ tục hành chính phức tạp là yếu tố hạn chế khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của các DNNVV.

3.4 Khung phân tích về các mức độ đáp ứng các điều kiện vay vốn của DNNVV tại VCB Lâm Đồng

Tổng hợp các nghiên cứu ở bảng 3.1 cho thấy các nghiên cứu chỉ ra có các nhân tớ ảnh hưởng đến khả năng vay vốn ngân hàng của DNNVV là: năng lực tài chính của doanh nghiệp, nguồn trả nợ vay, mục đích sử dụng vốn, khả năng kinh doanh của DN, trình độ của chủ doanh nghiệp, ý kiến của cán bộ thẩm định cho vay, tư cách khách hàng, điều kiện nền kinh tế, tài sản thế chấp và vốn của doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, tỷ suất lợi nhuận, giá trị tài sản, trình độ học vấn, quy mô doanh nghiệp, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, tốc độ tăng trưởng doanh thu, quan hệ doanh nghiệp, trình độ học vấn, kinh nghiệm quản lý, ngành nghề kinh doanh, tổng tài sản và mối quan hệ nghiệp vụ, tính minh bạch trong báo cáo tài chính, năng lực quản lý của chủ doanh nghiệp, tài sản đảm bảo, uy tín của doanh nghiệp, khả năng lập phương án, dự án SXKD, lãi suất ngân hàng, thủ tục vay vốn.

Để xác định các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp cận vớn tín dụng của DNNVV phù hợp với đặc thù vay vốn tại tỉnh Lâm Đồng nói chung và Vietcombank Lâm Đồng nói riêng, nghiên cứu của tác giả tiến hành phỏng vấn lấy ý kiến cán bộ phòng KHDN thuộc Vietcombank Lâm Đồng - là những người có thâm niên làm việc ở bộ phận thẩm định tín dụng và quan hệ khách hàng doanh

nghiệp tại Vietcombank Lâm Đồng. Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp (face to face) 07 cán bộ thẩm định vay vốn khách hàng doanh nghiệp tại VCB Lâm Đồng. Trong đó có 1 phó phịng phụ trách, 1 phó phịng doanh nghiệp kinh nghiệm tín dụng trên 5 năm, 3 cán bộ khách hàng kinh nghiệm 3-5 năm, 2 cán bộ khách hàng kinh nghiệm dưới 2 năm. Kết quả phỏng vấn cho thấy có 07 yếu tớ ảnh hưởng trực tiếp và chủ yếu đến khả năng cấp tín dụng cho DNNVV, bao gồm: Năng lực tài chính của doanh nghiệp; Tài sản đảm bảo: Năng lực quản lý của chủ doanh nghiệp, dự án: Phương án SXKD khả thi; Uy tín của doanh nghiệp; Điều khoản cho vay của ngân hàng và thủ tục hành chính là những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của doanh nghiệp tại ngân hàng.

Kết hợp kết quả tổng kết lý thuyết (mục 3.1) và kết quả phỏng vấn chuyên gia, nghiên cứu đề xuất khung phân tích về khả năng đáp ứng các điều kiện vay vớn của các DNNVV tại Vietcombank Lâm Đồng như hình 3.1.

Hình 3.1 Khung phân tích khả năng đáp ứng các điều kiện vay vốn của DNNVV tại VCB Lâm Đồng

(Nguồn: Tổng hợp và xây dựng của tác giả)

Điều khoản cho vay của NH

Đáp ứng các điều kiện vay vốn của DNNVV

tại VCB Lâm Đồng

Năng lực tài chính

Tài sản đảm bảo

Năng lực quản lý của chủ DN

Dự án,phương án SXKD khả THIthi

Uy tín của doanh nghiệp

TĨM TẮT CHƯƠNG 3

Thơng qua nghiên cứu tổng quan tài liệu trong và ngoài nước về khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của các DNNVV cho thấy, ngân hàng chú trọng đến các tiêu chí tài chính và phi tài chính để thẩm định và phê duyệt các khoản vay của DNNVV. Các yếu tố phi tài chính như: năng lực quản trị doanh nghiệp, tính minh bạch trong báo cáo tài chính, kiểm sốt dịng tiền có tác động đến khả năng vay vốn tín dụng của DNNVV. Các tiêu chí về đánh giá tài chính phản ánh sức khỏe của doanh nghiệp như: khả năng trả nợ vay, tài sản đảm bảo, thu nhập của doanh nghiệp được đánh giá cao khi xếp hạng doanh nghiệp để ra quyết định tín dụng.

CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CÁC ĐIỀU KIỆN VAY VỐN CỦA DNNVV TẠI VIETCOMBANK LÂM ĐỒNG

4.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

Nghiên cứu khảo sát 220 DNNVV có vay vớn tại VCB Lâm Đồng nhằm đánh giá mức độ đáp ứng của DNNVV đối với các điều kiện cho vay tại VCB lâm Đồng. Điều tra bằng phát bảng hỏi và phỏng vấn trực tiếp đối với chủ doanh nghiệp và kế tốn của DNNVV, sớ phiếu ra là 255 phiếu, số phiếu trả lời đầy đủ và hợp lệ các câu hỏi thu về là 220 phiếu. Thời gian thực hiện khảo sát và xử lý kết quả từ cuối tháng 12/2018 đến tháng 4 năm 2019. Đối tượng khảo sát là các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ, quy mơ vừa, với các loại hình doanh nghiệp cơng nghiệp và xây dựng, dịch vụ. Quy mô và đới tượng khảo sát được trình bày ở bảng 4.1 và 4.2.

Về quy mô DN điều tra

Bảng 4.1. Kết quả thống kê mô tả mẫu theo quy mô doanh nghiệp Lĩnh vực hoạt động Loại hình DN nhỏ DN vừa Cộng Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1.Công nghiệp và xây dựng 35 0,16 47 0,21 82 0,37 2. Dịch vụ 77 0,35 61 0,28 138 0,63 Tổng số 112 0,51 108 0,49 220 100

Nguồn: Kết quả khảo sát và xử lý của tác giả

Tác giả khảo sát 220 DNNVV có vay vớn tại VCB Lâm Đồng, trong đó DN cơng nghiệp và xây dựng chiếm 37%, DN dịch vụ là 63%. Sớ lượng các DN có quy mơ nhỏ là 112 DN chiếm tỷ trọng 51%, các DN vừa là 108 DN chiếm 49%.

Về vị trí cơng tác của người trả lời phiếu điều tra

Bảng 4.2. Kết quả thống kê mô tả mẫu theo đối tượng khảo sát

Chức danh Số

lượng Tỷ lệ (%)

Tỷ lệ (%) số năm làm việc

Trên 5 năm Dưới 5 năm

Giám đốc 102 46 76 24

Phó giám đớc 47 21 83 17

Kế toán 71 32 59 41

Tổng cộng: 220 100 72 28

Nguồn: Kết quả khảo sát và xử lý của tác giả

Kết quả thống kê mô tả cho thấy đối tượng trả lời phiếu điều tra chủ yếu là chủ của các DNNVV gồm giám đốc công ty chiếm tỷ lệ 46%, phó giám đớc tỷ lệ 21% và kế tốn cơng ty chiếm 32%, đây là những nhà quản lý trực tiếp của doanh nghiệp và những người am hiểu về tình hình tài chính của cơng ty do đó kết quả trả lời phiếu điều tra đảm bảo độ tin cậy cao.

4.2 Thực trạng tiếp cận tín dụng của DNNVV tại VCB Lâm Đồng

4.2.1 Đánh giá chung về mức độ đáp ứng các điều kiện vay vốn của DNNVV tại VCB Lâm Đồng

Bảng 4.3 Giá trị trung bình mẫu nghiên cứu các yếu tố tác động đến khả năng vay vốn của DNNVV tại ngân hàng VCB Lâm Đồng

Các yếu tố Trung bình Xếp hạng

Năng lực tài chính của doanh nghiệp 3,84 2

Tài sản đảm bảo 4,35 1

Năng lực quản lý của chủ doanh nghiệp 3,61 5 Dự án, phương án SXKD khả thi 3,68 3

Uy tín của doanh nghiệp 3,39 7

Thủ tục hành chính 3,67 4

Nguồn: kết quả khảo sát và xử lý số liệu của tác giả

Qua các số liệu phân tích cho thấy, nhìn nhân tớ tác động lớn nhất đến khả năng vay vốn của các DNNVV tại VCB Lâm Đồng là tài sản đảm bảo với mức trung bình là 4,35. Các DNNVV thiếu các tài sản để bảo đảm cho khoản vay theo quy định, tài sản đảm bảo có giá trị thấp, tài sản có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất nhưng chưa được chứng nhận tài sản trên đất gây khó khăn trong q trình định giá của ngân hàng.

Năng lực tài chính là nhân tớ có tác động lớn sau tài sản đảm bảo, với trung bình đạt 3,84. Dự án, phương án sản xuất kinh doanh khả thi hay không của doanh nghiệp ở mức cao 3,68.

4.2.2 Năng lực tài chính của doanh nghiệp

Các DN đều đánh giá năng lực tài chính có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vớn tại ngân hàng VCB Lâm Đồng. Việc đánh giá chính xác năng lực tài chính DNNVV là một trong những yếu tố giúp cho ngân hàng có thể nhận biết đâu là DN tiềm năng hoặc DN rủi ro. Do vậy, VCB Lâm Đồng đánh giá, phân loại và xếp hạng năng lực tài chính của các DNNVV là cần thiết, đồng thời đưa ra những nhận định về năng lực tài chính DNNVV vay vốn làm tiền đề cho hoạt động cấp tín dụng cả hiện tại lẫn tương lai. Quy trình xếp hạng DNNVV của VCB cũng đánh giá các tiêu chí về năng lực tài chính chiếm trọng sớ 40% đến 60% để đánh giá, xếp hạng doanh nghiệp.

Hình 4.1 Năng lực tài chính ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại vietcombank lâm đồng (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)