Tỉnh Tây Ninh nằm ở cực Tây miền Đông Nam bộ, có diện tích tự nhiên toàn tỉnh 4.035,45 km2, gồm 09 đơn vị hành chính, có ranh giới giáp Cam-pu-chia phía Bắc và phía Tây với hai cửa khẩu quốc tế quan trọng là Mộc Bài và Xa Mát. Phía Đơng và Đơng Nam giáp tỉnh Bình Phước, Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh. Phía Nam giáp tỉnh Long An. Tây Ninh có một vị trí địa kinh tế có vai trị quan trọng trong xây dựng, phát triển kinh tế hướng ngoại, có nhiều tiềm năng trong việc kết nối các nguồn lực kinh tế xuyên á, thực hiện chương trình hợp tác tiểu vùng trong chiến lược phát triển kinh tế ở miền Nam, góp phần thúc đẩy nhanh trong q trình hội nhập sâu rộng trong khu vực Đông Nam Á.
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Tây Ninh diễn ra nhanh chóng, mỗi năm kinh tế của tỉnh tăng trưởng trên 8% năm và phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực phát triển kinh tế, lưu thơng hàng hóa, KDTM. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Trong năm 2019, chỉ số tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng 8,4%, GRDP bình quân đầu người đạt 3034 USD/người, tăng 8,87% (261 USD) so với năm 2018. Đầu tư phát triển chiếm 42,7% trong GRDP, tăng 22% so với cùng kỳ và là năm có giá trị đầu tư phát triển cao nhất. Cơ cấu kinh tế năm 2019 của ngành Công nghiệp – xây dựng, Dịch vụ và Nông – Lâm – Thủy sản tương ướng 41% - 33% - 21% so với năm 2016 là 36,1% - 34,3% - 24,4%5. Tỉnh thu hút đầu tư nước ngoài được 34 dự
5 Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh, năm 2020, Báo cáo số 21/BC-UBND ngày 22/01/2020 kết quả 05 năm thực hiện Nghị quyết số 49/NQ-CP ngày 10/7/2014 của Chính phủ về chủ trương,
án với vốn đăng ký 1.484 triệu USD, trở thành nhóm địa phương đứng đầu cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài.
Biểu 2.1. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Tây Ninh6.
Hiện nay, môi trường kinh doanh của tỉnh Tây Ninh có nhiều chuyển biến tích cực thể hiện qua kết quả so sánh của năm 2017, cho thấy rất rõ những bước cải thiện môi trường đầu tư tại Tây Ninh trong năm 2018. Điển hình như chỉ số PCI năm 2017 đã tương đối cao 63,2 điểm, thì năm 2018 càng cao hơn, tăng lên đến 64,54 điểm, đứng vào nhóm có chỉ số PCI tốt (xin xem Biểu 2.1).
Những thuận lợi về địa lý tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế, xã hội đã tạo cơ hội tốt cho địa phương phát triển kinh tế thị trường nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, cùng với sự sự tăng trưởng chỉ số cạnh tranh của tỉnh Tây Ninh, sự đa dạng và phức tạp trong các quan hệ KDTM làm cho
chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới.
TCKDTM cũng trở lên phong phú về hình thức, phức tạp về nội dung, gay gắt về mức độ. Tình hình đó cũng đặt ra nhiều vấn đề khó khăn và thách thức trong việc giải quyết tranh chấp KDTM tại tỉnh Tây Ninh. Cụ thể như sau:
Văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực KDTM là rất rộng lớn, thường xuyên có sự thay đổi qua từng năm, từng thời kỳ, có nhiều quy định chồng chéo, mâu thuẫn và thiếu đồng bộ. Bên cạnh đó, việc ban hành văn bản dưới luật còn chậm dẫn đến cơng tác kiểm sát có nhiều khó khăn trong việc triển khai và áp dụng kịp thời.
Đối với các vụ án KDTM có giá trị tranh chấp lớn, diễn biến phức tạp hoặc chứng cứ chưa đầy đủ bắt buộc KSV phải nghiên cứu sâu sát nhiều quy định pháp luật có liên quan với yêu cầu kiểm sát giải quyết nhanh chóng, đầy đủ, chính xác. Ngồi ra, trong điều kiện phải kiểm sát nhiều vụ án cùng một thời điểm trong khi còn thiếu KSV,KTV, cán bộ có nhiều kinh nghiệm kiểm sát giải quyết vụ án KDTM đã gây khó khăn rất lớn ngành Kiểm sát tỉnh Tây Ninh.