Hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo lập cơ sở pháp lý minh bạch, rõ ràng để thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong xét xử sơ thẩm vụ án KDTM. BLTTDS năm 2015 ra đời đã quy định khá đầy đủ các quy định liên quan đến kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giải quyết vụ án KDTM. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện vẫn cịn nhiều khó khăn, bất cập. Do đó, một trong những nhiệm vụ cấp thiết hiện nay là phải hoàn thiện pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong giải quyết vụ án KDTM; trình tự, thủ tục trong tố tụng dân sự; sửa đổi, bổ sung, thay thế những hướng dẫn khơng cịn phù hợp với quy định của BLTTDS năm 2015.
Qua hơn 04 năm triển khai thực hiện, một số quy định về kiểm sát KDTM của BLTTDS năm 2015 đã bộc lộ nhiều hạn chế cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp (như đã phân tích tại phần thực trạng). Để tạo điều kiện tốt hơn cho công tác kiểm sát để thực hiện quyền kiến nghị của VKSND, để nghị Quốc hội xem xét sửa đổi một số nội dung sau:
Một là, sửa đổi khoản 2 Điều 192 BLTTDS năm 2015 theo hướng bổ sung thêm quy định cụ thể về thời hạn TAND gửi thông báo về việc trả lại đơn khởi kiện cho VKSND là 03 ngày, kể từ ngày ra quyết định bằng văn bản trả lại đơn khởi kiện cho đương sự. Đồng thời bổ sung quy định khi Thẩm phán gửi thông báo trả lại đơn khởi kiện cho VKSND cùng cấp để kiểm sát thì phải gửi tồn bộ bản sao chụp Đơn khởi kiện và chứng cứ, tài liệu có liên quan.
Hai là, bổ sung tại khoản 3, Điều 194 BLTTDS năm 2015 theo hướng quy định trường hợp đại diện VKSND vắng mặt tại phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị thì Thẩm phán phải hỗn phiên họp.
Ba là, bổ sung về thời hạn ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án KDTM khi xuất hiện căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án. Dẫn đến khi áp dụng trong thực tiễn có trường hợp Tịa án chậm ra quyết định đình chỉ làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
Bốn là, bổ sung quy định trách nhiệm, biện pháp xử lí đối với những cá nhân, cơ quan, tổ chức lưu giữ chứng cứ nhưng cố tình khơng cung cấp chứng cứ cho đương sự đang tham gia TTDS như đối với trường hợp thu thập chứng cứ của TAND, VKSND. Đây là một bảo đảm cần thiết cho đương sự đang tham gia TTDS có thể thực hiện nghĩa vụ chứng minh của mình, bổ sung chứng cứ, tài liệu liên quan qua đó giảm bớt gánh nặng cho hoạt động kiểm sát của VKSND.
- Bổ sung thêm quy định về với chứng cứ điện tử như bổ sung các quy định về thu thập chứng cứ điện tử để đảm bảo tính xác thực, tính hợp pháp để chứng minh cho các yêu cầu của các đương sự trong quá trình giải quyết tranh chấp.