Tổng quan các nghiên cứu trước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích gánh nặng kinh tế các trường hợp người bệnh khoa hồi sức tích cực có bội nhiễm vi khuẩn đa kháng (Trang 34 - 36)

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC

2.3. Tổng quan các nghiên cứu trước

Nghiên cứu McLaughlin và cộng sự (2009) và Karabatsou và cộng sự (2016) đã sử dụng phương pháp tính chi phí từ dưới lên để xác định chi phí trung bình của người bệnh điều trị tại khoa Hồi sức tích cực. Theo tác giả McLaughlin, chi phí trung bình trên một ngày tại ICU là 2.205 Euro và tổng chi phí trung bình tại ICU là 10.916 Euro. Những người bệnh có kết quả điều trị “giảm/khỏi” có chi phí trung bình một ngày ở ICU thấp hơn những người bệnh “tử vong” (2.164 Euro so với 3.496 Euro). Ngoài ra, trường hợp người bệnh có lọc máu liên tục và sử dụng các chế phẩm từ máu thì có liên quan đến chi phí hàng ngày tại ICU. Tuy nhiên, nghiên cứu của Karabatsou ở Hi Lạp với 138 người bệnh tại ICU, chi phí trung bình trên một ngày là 573,18 Euro. Sự khác biệt đáng kể về chi phí đã được tìm thấy trong tổng chi phí trực tiếp cho y tế của từng người bệnh là chi phí thuốc và trong đó kháng sinh chiếm phần lớn, tiếp theo là các sản phẩm từ máu và thuốc tim mạch.

Nghiên cứu Bartsch và cộng sự (2017), đã sử dụng mơ hình kết quả kinh tế để xác định gánh nặng kinh tế của nhiễm khuẩn trực khuẩn Gram âm đường ruột kháng Carbapenem trong nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn ổ bụng, viêm phổi và nhiễm khuẩn niệu. Với tỷ lệ nhiễm khuẩn 2,93/100.000 người ở Mỹ sẽ khiến bệnh viện tiêu tốn 275 triệu đô la Mỹ, bên chi trả thứ ba là 147 triệu đô la Mỹ, và xã hội là 553 triệu đô la Mỹ. Tùy thuộc vào từng loại nhiễm trùng, chi phí trung bình của một lần nhiễm CRE có thể dao động từ 22.484 đến 66.031 đô la Mỹ. Hơn nữa, tỷ lệ mắc CRE ngày càng tăng cho thấy nguy cơ cao về gánh nặng kinh tế của việc lây nhiễm CRE nhanh chóng lên tới hàng tỷ đơ la Mỹ (1,1 - 2,8 tỷ đơ la Mỹ chi phí xã hội cho tỷ lệ nhiễm trùng CRE 601.515 /100.000 người).

Nghiên cứu Tabak và cộng sự (2019), được thực hiện ở 78 bệnh viện của Mỹ đánh giá gánh nặng kinh tế các trường hợp nhiễm khuẩn niệu có bội nhiễm gây ra do các trực khuẩn Gram âm không nhạy Carbapenem với các trường hợp nhạy Carbapenem. Nghiên cứu sử dụng 2 biến nhị giá là nhạy Carbapenem và không nhạy Carbapenem với mơ hình phân tích xu hướng tác động so sánh 4 nhóm người bệnh: nhiễm khuẩn niệu có bội nhiễm do nhiễm khuẩn bệnh viện, nhiễm khuẩn niệu do nhiễm khuẩn cộng đồng, nhiễm khuẩn bệnh viện khác và nhiễm khuẩn cộng đồng. Kết quả cho thấy gánh nặng kinh tế của nhiễm trực khuẩn Gram âm kháng

Carbapenem làm tăng thêm 1,1 - 3,9 ngày nằm viện, tăng tổng chi phí thêm 1.512 – 10.403 đơ la Mỹ và tăng tổng chi phí tổn thất (net loss) thêm 1.582 - 11.848 đơ la Mỹ (WHO, 2014).

Nghiên cứu của Filice và cộng sự (2010), được khảo sát tại Mỹ trên 725 người bệnh, với tỷ lệ nhiễm MRSA là 46,2% (335/720), cho thấy nhiễm MRSA làm tăng chi phí kháng sinh từ 21 đô la Mỹ (0 – 337 đơ la Mỹ) ở nhóm người bệnh nhiễm

Staphylococcus aureus không đa kháng lên đến 142 đô la Mỹ (6 – 508 đơ la Mỹ) ở

nhóm MRSA (P < 0,001).

Nghiên cứu của Lepelletier và cộng sự (2004), được thực hiện tại Pháp, cho thấy nhiễm trùng MRSA liên quan đến chi phí điều trị kháng sinh, cụ thể ở nhóm nhiễm MRSA cao hơn nhóm người bệnh nhiễm Staphylococcus aureus không đa

kháng (184 so với 72 Euro, P <0,005) và chi phí nằm viện tăng (37.278 so với 27.755 Euro, P <0,05).

Nghiên cứu của Phu và cộng sự (2017), thực hiện tiến cứu mô tả tỷ lệ viêm phổi liên quan thở máy tại 4 khoa Hồi sức tích cực ở 3 bệnh viện ở miền Bắc và miền Nam Việt Nam, cho thấy chi phí điều trị ở nhóm người bệnh viêm phổi liên quan thở máy do trực khuẩn kháng Carbapenem cao hơn nhóm người bệnh do trực khuẩn khơng kháng với Carbapenem (6.053 so với 3.131 đô la Mỹ, p   = 0,04) và

thời gian điều trị kháng sinh ở nhóm người bệnh viêm phổi liên quan thở máy do

trực khuẩn kháng Carbapenem cao hơn nhóm người bệnh do trực khuẩn không kháng với Carbapenem (37,5 so với 21 ngày, p   < 0,01) Bảng 2.5.

Bảng 2. 5. Gánh nặng kinh tế các trường hợp viêm phổi liên quan đến máy thở

do trực khuẩn kháng Carbapenem

TK Gram âm đường ruột và A. baumannii,

P. aeruginosa kháng

Carbapenem

TK Gram âm đường ruột và A. baumannii, P.

aeruginosa nhạy

Carbapenem

p

Thời gian nằm ICU 26 (20,5–33,5) 29,5 (23,5–39,5) 0,23 Chi phí ở ICU (USD) 6.053 (3806–7824) 3.131(2.108–7.551) 0,04 Tử vong trong bệnh viện 10/40 (25%) 3/28 (10,7%) 0,14 Ngày dùng kháng sinh 37,5 (29–45,5) 21 (15,5–33,0) <0,01

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích gánh nặng kinh tế các trường hợp người bệnh khoa hồi sức tích cực có bội nhiễm vi khuẩn đa kháng (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)