.Người bệnh không bội nhiễm vi khuẩn đa kháng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích gánh nặng kinh tế các trường hợp người bệnh khoa hồi sức tích cực có bội nhiễm vi khuẩn đa kháng (Trang 50 - 54)

Bảng 4. 7. Chi phí trực tiếp cho y tế trung bình của nhóm người bệnh khơng

bội nhiễm vi khuẩn đa kháng

Chi phí trực tiếp cho y tế

Người bệnh không bội nhiễm vi khuẩn đa kháng (n = 93) Trung bình Độ lệch chuẩn Tổng chi phí 94,8 65,4 Thuốc 18,1 16,9 Dịch vụ y tế 10,8 8,2 Vật tư y tế 21,8 34,7 Cận lâm sàng 25,5 21,2

Phẫu thuật – Thủ thuật 8,9 9,3

Giường bệnh 9,7 7,3

(Đơn vị: triệu đồng)

Kết quả ở bảng 4.7, cho thấy chi phí trực tiếp cho y tế trung bình trên đợt điều trị của người bệnh không bội nhiễm vi khuẩn đa kháng là 94,8 ± 65,4 triệu đồng. Trong đó chi phí trung bình cho “cận lâm sàng” là lớn nhất với 25,5 ± 21,2 triệu đồng, kế đến là “vật tư y tế” với 21,8 ± 34,7 triệu đồng, “thuốc” với 18,1 ± 16,9 triệu đồng, “dịch vụ y tế” với 10,8 ± 8,2 triệu đồng, “giường bệnh” với 9,7 ± 7,3 triệu đồng và thấp nhất là “phẫu thuật – thủ thuật” với 8,9 ± 9,3 triệu đồng. 19.1 11.4 23.0 26.9 9.4 10.3 0.0 5.0 10.0 15.0 20.0 25.0 30.0 35.0

Thuốc Dịch vụ y tế Vật tư y tế Cận lâm sàng

Phẫu thuật – Thủ thuật

Giường bệnh

Hình 4. 3. Cơ cấu chi phí trực tiếp của người bệnh khơng bội nhiễm

Theo hình 4.3, cho thấy chi phí cho “cận lâm sàng” chiếm cao nhất với 26,9%, kế đến là “vật tư y tế” với 23,0%, “thuốc” với 19,1%, “dịch vụ y tế” với 11,4%, “giường bệnh” với 10,3% và thấp nhất là “phẫu thuật-thủ thuật” với 9,4%.

4.3. Thời gian nằm viện

4.3.1. Người bệnh bội nhiễm Staphylococcus aureus

Bảng 4. 8. Thời gian nằm viện trung bình của nhóm người bệnh bội nhiễm

Staphylococcus aureus kháng Methicillin

Tần số (n = 37) Tỷ lệ (%) Thời gian nằm viện * (27,2 ± 15,9)

< 7 ngày 2 5,4

7 – 14 ngày 5 13,5

14 - 28 ngày 14 37,8

>28 ngày 16 43,2

Theo kết quả ở bảng 4.8, cho thấy thời gian nằm viện trung bình của người bệnh bội nhiễm Staphylococcus aureus kháng Methicillin là 27,2 ± 15,9 ngày.

Thời gian nằm viện “> 28 ngày” chiếm cao nhất với 43,2% (16/37), kế đến là “14 - 28 ngày” với 37,8% (14/37), “7 – 14 ngày” với 13,5% (5/37) và thấp nhất là “< 7 ngày” với 5,4% (2/37).

4.3.2. Người bệnh bội nhiễm trực khuẩn Gram âm

Bảng 4. 9. Thời gian nằm viện trung bình của nhóm người bệnh bội nhiễm

trực khuẩn Gram âm kháng Carbapenem

Tần số (n = 97) Tỷ lệ (%) Thời gian nằm viện * (43,0 ± 27,5)

7 – 14 ngày 4 4,1

14 - 28 ngày 31 32,0

>28 ngày 62 63,9

Theo kết quả ở bảng 4.9, thời gian nằm viện trung bình của người bệnh bội nhiễm Trực khuẩn Gram âm kháng Carbapenem là 43,0 ± 27,5 ngày. Thời gian

nằm viện “> 28 ngày” chiếm cao nhất với 63,9% (62/97), kế đến là “14 – 28 ngày” với 32,0% (31/97) và thấp nhất là “7 - 14 ngày” với 4,1% (4/97).

4.3.3. Người bệnh không bội nhiễm vi khuẩn đa kháng

Bảng 4. 10. Thời gian nằm viện trung bình của nhóm người bệnh khơng bội

nhiễm vi khuẩn đa kháng

Tần số (n = 93) Tỷ lệ (%) Thời gian nằm viện * (9,3 ± 4,4)

< 7 ngày 32 34,4

7 – 14 ngày 45 48,4

14 - 28 ngày 16 17,2

Theo kết quả ở bảng 4.10, thời gian nằm viện trung bình của người bệnh không bội nhiễm vi khuẩn đa kháng là 9,3 ± 4,4 ngày. Thời gian nằm viện “7 - 14 ngày” chiếm cao nhất với 48,4% (45/93), thứ hai là “< 7 ngày” với 34,4% (32/93) và thấp nhất là “14 - 28 ngày” với 17,2% (16/93).

4.4. Kết quả điều trị

4.4.1. Người bệnh bội nhiễm Staphylococcus aureus

Bảng 4. 11. Kết quả điều trị của nhóm người bệnh bội nhiễm Staphylococcus

aureus kháng Methicillin

Kết quả điều trị Người bệnh bội nhiễm MRSA (n = 37)

Tần số Tỷ lệ (%)

Giảm/khỏi 18 48,7

Bệnh nặng 6 16,2

Tử vong 13 35,1

Theo kết quả ở bảng 4.11, người bệnh bội nhiễm Staphylococcus aureus

kháng Methicillin có kết quả điều trị “giảm/khỏi” là 48,7% (18/37), “bệnh nặng” là 16,2% (6/37) và “tử vong” là 35,1% (13/37).

4.4.2. Người bệnh bội nhiễm trực khuẩn Gram âm

Bảng 4. 12. Kết quả điều trị của nhóm người bệnh bội nhiễm trực khuẩn

Gram âm kháng Carbapenem

Kết quả điều trị Người bệnh bội nhiễm TK Gram âm (n = 97)

Tần số Tỷ lệ (%)

Giảm/khỏi 33 34,0

Bệnh nặng 17 17,5

Tử vong 47 48,5

Theo kết quả ở bảng 4.12, người bệnh bội nhiễm trực khuẩn Gram âm kháng Carbapenem có kết quả điều trị “giảm/khỏi” là 34,0% (33/97), “bệnh nặng” là 17,5% (17/97) và “tử vong” là 48,5% (47/97).

4.4.3. Người bệnh không bội nhiễm vi khuẩn đa kháng

Bảng 4. 13. Kết quả điều trị của nhóm người bệnh không bội nhiễm vi khuẩn đa kháng

Kết quả điều trị

Người bệnh không bội nhiễm vi khuẩn đa kháng (n = 93)

Tần số Tỷ lệ (%)

Giảm/khỏi 24 25,8

Bệnh nặng 62 66,8

Tử vong 7 7,5

Theo kết quả ở bảng 4.13, người bệnh không bội nhiễm vi khuẩn đa kháng có kết quả điều trị “giảm/khỏi” là 25,8% (24/93), “bệnh nặng” là 66,8% (62/93) và “tử vong” là 7,5% (7/93).

4.5. Kiểm định sự khác biệt về chi phí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích gánh nặng kinh tế các trường hợp người bệnh khoa hồi sức tích cực có bội nhiễm vi khuẩn đa kháng (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)