Phân bổ quan sát của mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro cho vay tiêu dùng tại các chi nhánh vietcombank khu vực tây nam bộ (Trang 37 - 61)

Chi nhánh Số lượng khách hàng Tỷ trọng Số lượng khảo sát Tỷ trọng

Kiên giang 2.590 11% 15 11% Cần thơ 4.640 19% 20 15% An giang 1.591 7% 10 7% Cà mau 2.030 9% 10 7% Bến tre 446 2% 5 4% Sóc trăng 1.516 6% 10 7% Trà nóc 1.225 5% 7 5% Châu đốc 599 3% 5 4% Đồng tháp 2.551 11% 15 11% Long an 1.788 7% 10 8% Tiền giang 1.398 6% 7 5% Trà vinh 546 2% 5 4% Vĩnh long 1.102 5% 5 4% Bạc liêu 1.583 7% 7 5% Phú quốc 250 1% 4 3% Tổng 23.855 100% 135 100%

Nguồn: Kết quả nghiên cứu, 2019

2.3.2. Phương pháp phân tích

Phương pháp thống kê mơ tả (Descriptive statistics): Thống kê là tổng hợp các

phương pháp lý thuyết và ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế bằng cách rút ra những kết luận dựa trên những số liệu và thông tin thu thập được. Thống kê mô tả là một trong hai chức năng chính của thống kê (thống kê mô tả và thống kê ứng dụng). Thống kê mô tả là tập hợp tất cả các phương pháp đo lường, mơ tả và trình bày số liệu.

Một số đại lượng sử dụng trong thống kê mô tả:

+ Giá trị trung bình: Mean, Average: bằng tổng tất cả các giá trị biến quan sát chia cho số quan sát.

+ Số trung vị (Median, kí hiệu: Me) là giá trị của biến đứng ở giữa của một dãy số đã được sắp xếp theo thứ tự tăng hoặc giảm dần. Số trung vị chia dãy số làm 2 phần, mỗi phần có số quan sát bằng nhau.

+ Phương sai: là trung bình giữa bình phương các độ lệch giữa các biến và trung bình của các biến đó.

+ Độ lệch chuẩn là căn bậc hai của phương sai

Phương pháp phân tích tần số (Frequency): Thống kê tần số số lần xuất hiện

của các biến định tính hoặc định lượng. Phương pháp này được sử dụng trong nghiên cứu nhằm để thống kê tần số và tính tỷ lệ phần trăm (%) sự xuất hiện của các yếu tố trong về đặc điểm khách hàng và các yếu tố liên quan đén mơ hình.

Phân tích bảng chéo (Crosstabulation): Phân tích bảng chéo dùng để kiểm định

mối quan hệ giữa các biến định tính với nhau thơng qua kiểm định Chi - bình phương (Chi- square). Phương pháp này được sử dụng để phân tích mối quan hệ giữa hai nhóm khách hàng (có RRTD và khơng có RRTD) với các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD trong mơ hình nghiên cứu.

Phương pháp phân tích hồi quy (Binary Logistic): Từ những thành công của các

nghiên cứu trước đây trong việc ứng dụng mơ hình hồi quy Binary Logistic trong nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến RRTD, tác giả sử dụng mơ hình Binary Logistic để đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại các chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam khu vực Tây Nam Bộ.

Theo Maddala (1984), mơ hình Binary Logistic là mơ hình định lượng trong đó biến phụ thuộc là biến giả, chỉ nhận 2 giá trị là 0 hoặc 1. Mơ hình này được ứng dụng rộng rãi trong phân tích kinh tế nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng. Cụ thể hơn, mơ hình này có thể giúp ngân hàng xác định khả năng khách hàng sẽ có rủi ro tín dụng (biến phụ thuộc) trên cơ sở sử dụng các nhân tố có ảnh hưởng đến khách hàng (biến độc lập). Mơ hình hồi quy có dạng như sau:

RUIRO = β0 + β1MUCDICHVAY + β2THOIGIANVAY + β3LOAITSDAMBAO + β4TYLEBAODAM + β5THUNHAP + β6LICHSUVAY + β7KINHNGHIEMCBTD +

Diễn giải ý nghĩa của các biến và kỳ vọng về dấu của các hệ số β trong mơ hình: Biến phụ thuộc RUIRO (RRTD): có giá trị là 1 đối với các khoản vay có phát sinh nợ quá hạn từ 10 ngày trở lên (nhóm 2, 3, 4 và 5) và những khoản vay khơng có rủi ro là những khoản vay thuộc nhóm 1.

Các biến độc lập bao gồm:

+ MUCDICHVAY (Mục đích vay vốn): Sử dụng biến giả (nhận giá trị 1 khi khách hàng vay vốn mua BĐS và 0 là vay vốn mục đích tiêu dùng khác). Kỳ vọng nhận dấu (+). Hầu hết các khoản cho vay cá nhân mua nhà, sửa chữa nhà được xếp vào mảng tín dụng tiêu dùng. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng cách tính này làm cho bức tranh về tín dụng BĐS khơng chính xác, cần phải tách tín dụng mua nhà, sửa nhà khỏi TDTD để chuyển về tín dụng BĐS. Như vậy mới có phương thức quản lý hữu hiệu, giảm tình trạng tín dụng BĐS “núp bóng” cho vay tiêu dùng gây rủi ro lớn cho thị trường. Chính vì vậy, Khách hàng vay vốn để mua bất động sản sẽ có rủi ro cao hơn vay vốn cho mục đích khác.

+ THOIGIANVAY (Thời hạn vay): Sử dụng biến giả (nhận giá trị 1 khi thời gian vay > 60 tháng và 0 khi ≤ 60 tháng). Kỳ vọng nhận dấu (+). Độ rủi ro trong cho vay trung dài hạn cao hơn cho vay ngắn hạn. Ngồi lý do cấp tín dụng bằng tiền nên khó kiểm sốt việc sử dụng đúng mục đích, trong cho vay trung, dài hạn, rủi ro cao cịn bởi vì thời hạn cho vay dài nên khả năng dự đoán, lên kế hoạch cho việc trả nợ của khách hàng có nhiều hạn chế, khả năng tài chính cũng như thiện chí trả nợ từ phía người vay có thể thay đổi theo thời gian…

+ LOAITSDAMBAO (Loại tài sản bảo đảm): Sử dụng biến giả (nhận giá trị 1 nếu TSBĐ là bất động sản và 0 nếu là tài sản khác). Kỳ vọng nhận dấu (-). Do đặc tính cố định của BĐS nên BĐS không thể di dời như các động sản, khi nhận BĐS làm tài sản thế chấp, các ngân hàng dễ dàng thực hiện quá trình xác định, định giá, giám sát trong và sau khi cho vay, dễ dàng thu hồi nợ từ việc xử lý tài sản thế chấp là BĐS.

+ TYLEBAODAM (Tỷ lệ số tiền vay/tài sản bảo đảm): Biến tỷ lệ đảm bảo được đo lường bằng tỷ lệ số tiền vay trên giá trị tài sản (%). Kỳ vọng nhận dấu (+). Khoản vay có tài sản đảm bảo sẽ chắc chắn hơn và khả năng thu hồi nợ cao hơn vì lúc đó

người vay bị ràng buộc nghĩa vụ thanh toán nợ cho ngân hàng, khách hàng có áp lực để trả nợ để giữa tài sản của mình. Bên cạnh đó, khi người vay có tài sản đảm bảo (hoặc người thân dùng tài sản để bảo lãnh) cũng thể hiện được rằng tiềm lực tài chính và q trình tích lũy tài chính của khách hàng ở mức độ nào.

+ THUNHAP (Nguồn thu nhập): Sử dụng biến giả (nhận giá trị 1 nếu nguồn thu từ kinh doanh và 0 nếu nguồn thu khác). Kỳ vọng nhận dấu (+). Nguồn thu nhập là yếu tố quan trọng nhất trong việc thanh toán các khoản vay của khách hàng cũng như là điều kiện quan trọng trong việc xem xét quyết định cho vay. Nguồn thu nhập của khách hàng càng ổn định thì khả năng xảy ra rủi ro tín dụng càng thấp. Trong các loại nguồn thu nhập, thu nhập từ hoạt động kinh doanh được xem là một nguồn thu nhập có tính ổn định khơng cao. Do đó, nếu thu nhập chính của khách hàng là từ hoạt động kinh doanh thì khả năng xảy ra RRTD cao hơn so với các nguồn thu nhập khác (thu nhập từ tiền lương).

+ GIOITINH (Giới tính người vay): Sử dụng biến giả (nhận giá trị 1 nếu khách hàng là Nam và 0 nếu khách hàng hàng là Nữ). Kỳ vọng nhận dấu (+).

+ TUOI: Số tuổi của khách hàng vay (năm). Kỳ vọng nhận dấu (-).

+ LICHSUVAY (Lịch sử vay vốn của khách hàng): Sử dụng biến giả (nhận giá trị 1 nếu đã từng phát sinh chuyển nhóm nợ tại các TCTD và nhận giá trị 0 nếu chưa từng phát sinh chuyển nhóm nợ). Kỳ vọng nhận dấu (+). Theo Lê Khương Ninh & Lâm Thị Bích Ngọc (2012), một khách hàng một khi đã bị nợ quá hạn thì khả năng tái diễn nợ quá hạn cho món vay tiếp theo sẽ cao, nhất là trong khoảng thời gian ngắn, chưa đủ để khách hàng cải thiện tình hình tài chính, thu nhập. Do vậy các khách hàng từng bị chuyển nhóm nợ có xác suất xảy ra RRTD cao hơn các khách hàng chưa từng bị chuyển nhóm nợ.

+ KINHNGHIEMCBTD (Kinh nghiệm của Cán bộ thẩm định cho vay): Theo Lê Văn Tư (2005) trong tài liệu Quản trị Ngân hàng Thương mại cũng đã chỉ ra rằng trình độ và kinh nghiệm của cán bộ tín dụng có ảnh hưởng rất lớn đến rủi ro tín dụng. Một cán bộ tín dụng có trình độ và kinh nghiệm chuyên môn không những có khả năng

hàng vay. Ngồi ra, trong một số trường hợp khách hàng vay không trung thực, cán bộ tín dụng có kinh nghiệm có thể có những sự phân tích tư duy hợp lý để phát hiện ra những điểm trong hồ sơ được khách hàng che giấu để có đủ thơng tin trong việc ra quyết định về hồ sơ cũng như đưa ra những phương án dự phòng dành cho khách hàng nếu cho vay. Điều này cho thấy rẳng trình độ và kinh nghiệm của Cán bộ tín dụng có ảnh hưởng rất lớn đế rủi ro tín dụng, cán bộ tín dụng có kinh nghiệm càng lâu năm thì rủi ro càng thấp (năm). Kỳ vọng nhận dấu (-).

+ KIEMTRA (Kiểm tra sau cho vay): nếu ngân hàng có triển khai kiểm tra sử dụng vốn sau khi vay thì rủi ro tín dụng sẽ giảm (nhận giá trị 1 nếu có kiểm tra; nhận giá trị 0 nếu khơng có kiểm tra. Kỳ vọng nhận dấu (-). Cán bộ tín dụng càng có nhiều kinh nghiệm và số lần kiểm tra, giám sát các khoản vay của họ càng nhiều thì khả năng xảy ra rủi ro tín dụng của các khoản vay mà họ quản lý càng thấp, nên tác giả kỳ vọng của giả thuyết này có quan hệ nghịch chiều (-) với mức độ rủi ro (Trương Đông Lộc & Nguyễn Thị Tuyết, 2011).

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ RRTD TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CÁC CHI NHÁNH VIETCOMBANK KHU VỰC TÂY NAM BỘ

Nội dung chương này khái quát về các chi nhánh Vietcombank khu vực Tây Nam Bộ như ngày thành lập, mạng lưới, quy mơ của Ngân hàng; phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh, tình hình tín dụng tại Ngân qua các năm. Từ đó, đánh giá thực trạng cho vay tiêu dùng tại các chi nhánh Vietcombank khu vực Tây Nam Bộ.

3.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC CHI NHÁNH VIETCOMBANK KHU VỰC TÂY NAM BỘ NAM BỘ

3.1.1. Giới thiệu chung về các chi nhánh Vietcombank khu vực Tây Nam Bộ

Khu vực Tây Nam Bộ là 01 trong 07 khu vực thuộc mạng lưới Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Đến 31/12/2018, khu vực Tây Nam Bộ có 15 chi nhánh tại các tỉnh/thành phố thuộc khu vực ĐBSCL (trừ tỉnh Hậu Giang) với 49 phòng giao dịch.

Chi tiết 15 chi nhánh thuộc khu vực Tây Nam Bộ gồm:

 Vietcombank chi nhánh Kiên Giang: là chi nhánh Vietcombank đầu tiên được thành lập tại đồng bằng sông Cửu Long vào ngày 01/02/1986. Chi nhánh có trụ sở tại số 89, đường 3/2, phường Vĩnh Bảo, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang và 06 Phòng giao dịch.

 Vietcombank chi nhánh Cần Thơ: thành lập ngày 01/10/1989, trụ sở tại số 03- 05 Hịa Bình, phường Tân An, Quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ và 06 Phòng giao dịch.

 Vietcombank chi nhánh An Giang, thành lập ngày 01/10/1991, trụ sở tại số 30- 32 Hai Bà Trưng, phường Mỹ Long, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang và 03 Phòng giao dịch.

 Vietcombank chi nhánh Cà Mau: thành lập ngày 22/11/1993, trụ sở tại số 07 đường An Dương Vương, phường 7, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau và 03 Phòng giao dịch.

 Vietcombank chi nhánh Bến Tre, thành lập ngày 03/11/2015, trụ sở tại số 55B3, đại lộ Đồng Khởi, phường Phú Khương, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre, hiện chưa

 Vietcombank chi nhánh Sóc Trăng, thành lập ngày 26/12/2006, trụ sở tại số 3 Trần Hưng Đạo, khóm 6, phường 3, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng và 03 Phịng giao dịch.

 Vietcombank chi nhánh Tây Đô: thành lập ngày 25/12/2006, trụ sở tại lơ 30A7A, Khu cơng nghiệp Trà Nóc 1, Phường Trà Nóc, Quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ và 04 Phòng giao dịch.

 Vietcombank chi nhánh Châu Đốc: thành lập ngày 28/11/2006, trụ sở tại số 20 Lê Lợi, Phường Châu Phú B, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang và 03 Phòng giao dịch.

 Vietcombank chi nhánh Đồng Tháp, thành lập ngày 08/12/2006, trụ sở tại số 89, đường Lý Thường Kiệt, phường 2, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp và 03 Phòng giao dịch.

 Vietcombank chi nhánh Long An: thành lập ngày 28/11/2006, trụ sở tại số 2A, Phạm Văn Ngũ, khu phố 5, thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An và 05 Phòng giao dịch.

 Vietcombank chi nhánh Tiền Giang: chính thức đi vào hoạt động từ tháng 12/2008, trụ sở tại 152 Đinh Bộ Lĩnh, phường 2, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang và 04 Phòng giao dịch.

 Vietcombank chi nhánh Trà Vinh: chính thức đi vào hoạt động từ tháng 01/2010, địa chỉ tại số 05 Lê Thánh Tôn, phường 2, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh và 03 Phòng giao dịch.

 Vietcombank chi nhánh Vĩnh Long: chính thức đi vào hoạt động từ tháng 04/2010, trụ sở tại số 5C, Hưng Đạo Vương, Phường 1, Thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long và 03 Phòng giao dịch.

 Vietcombank chi nhánh Bạc Liêu: thành lập ngày 05/06/2011, trụ sở tại Số 14- 15 lô B đường Bà Triệu, phường 3, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu và 03 Phòng giao dịch.

 Vietcombank chi nhánh Phú Quốc: thành lập ngày 15/11/2016, trụ sở tại Số 1A, đường Hùng Vương, khu phố 1, thị trấn Dương Đông, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, hiện chưa mở phịng giao dịch.

3.1.2. Tình hình kinh doanh của các chi nhánh Vietcombank khu vực Tây Nam Bộ Nam Bộ

Kết quả kinh doanh của các chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Khu vực Tây Nam Bộ năm 2018 lãi tăng vượt bậc so với các năm 2016, 2017 thể hiện qua Bảng 3.1:

Bảng 3.1 Hoạt động huy động vốn và kết quả kinh doanh của các chi nhánh Vietcombank khu vực Tây Nam Bộ giai đoạn 2016-2018

Đvt: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm Năm 2017 so với 2016 Năm 2018 so với 2017 2016 2017 2018 +/- % +/- %

Lợi nhuận kinh

doanh 116 255 801 139 119,8 546 214 Huy động vốn 25.262 35.35 4 39.47 7 10.092,7 2 39,95 4.122,57 11,7

Nguồn: Báo cáo của các CN VCB- KV TNB giai đoạn 2016-2018

Lợi nhuận kinh doanh năm 2018 của các chi nhánh Vietombank khu vực Tây Nam Bộ lãi 801 tỷ đồng, tăng 2,14% so với năm 2017, lợi nhuận cao nhất trong giai đoạn năm 2016 – 2018.

Huy động vốn cuối kỳ tăng qua các năm nhưng tỷ lệ tăng năm 2018 giảm so với năm 2017 cho thấy huy động vốn có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại. Thực tế, lãi suất huy động tại VCB so với các NHTM khác đều thấp, vì vậy, cơng tác huy động vốn cũng gặp nhiều khó khăn do yếu tố cạnh tranh giữa các TCTD.

Dư nợ tín dụng trong 3 năm qua đều tăng, đến năm 2018 tăng cao nhất đạt 51,2 ngàn tỷ đồng, tăng 0,22% so với năm 2017. Trong khi đó tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm từ năm 2016 là 3,4% đến năm 2018 còn 2,5% thể hiện qua Bảng 3.2.

Bảng 3.2 Dư nợ và nợ xấu của các chi nhánh Vietcombank khu vực Tây Nam Bộ giai đoạn 2016-2018 Đvt: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2017 so với 2016 Năm 2018 so với 2017 +/- % +/- % Dư nợ 36.478 41.856 51.208 5.377,93 14,74 9.352,10 22,34 Nợ xấu 1.255 1.225 1.299 (30,10) -2,4 74,25 6,06 Tỷ lệ nợ xấu 3,4% 2,9% 2,5% -0,5% -0,4%

(Nguồn: tổng hợp từ các báo cáo của các chi nhánh VCB khu vực TNB giai đoạn 2016-2018)

Tóm lại, qua số liệu trên cho thấy, năm 2018 mặc dù tốc độ tăng trưởng về huy động vốn và dư nợ tín dụng của các chi nhánh Vietcombank khu vực Tây Nam Bộ giảm so với giai đoạn trước đó, nhưng năm 2018 là năm các chi nhánh Khu vực Tây Nam Bộ bứt phá về lợi nhuận.

3.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CÁC CHI NHÁNH VIETCOMBANK KHU VỰC TÂY NAM BỘ NHÁNH VIETCOMBANK KHU VỰC TÂY NAM BỘ

3.2.1. Quy mô, tăng trưởng và cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng

3.2.1.1. Quy mô, tăng trưởng cho vay tiêu dùng

Thực hiện định hướng chiến lược phát triển chung của Vietcombank đến 2020, các chi nhánh Vietcombank khu vực Tây Nam Bộ đã đẩy mạnh phát triển khách hàng thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro cho vay tiêu dùng tại các chi nhánh vietcombank khu vực tây nam bộ (Trang 37 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)