Cơ cấu khách hàng có RRTD trong mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro cho vay tiêu dùng tại các chi nhánh vietcombank khu vực tây nam bộ (Trang 61)

Tần số %

KH khơng có RRTD 96 71,11

KH có RRTD 39 28,89

Tổng 135 100,00

Nguồn: Kết quả nghiên cứu, 2019

Từ kết quả ở Bảng 4.1 cho thấy vẫn còn một tỷ lệ nhất định khách hàng vay tiêu dùng phát sinh RRTD trong hệ thống Vietcombank ở khu vực Tây Nam Bộ.

4.1.2. Tuổi của khách hàng

Tuổi của khách hàng trong mẫu nghiên cứu được trình bày qua Bảng 4.2. Từ kết quả Bảng 4.2 cho thấy, độ tuổi trung bình của khách hàng vay tiêu dùng trong mẫu

nghiên cứu trung bình khoảng 42 tuổi. Khách hàng có tuổi cao nhất là 55 và thấp nhất là 30 tuổi (Bảng 4.2). Bảng 4.2: Tuổi của khách hàng Tần số % Dưới 40 tuổi 73 54,07 Từ 40 - 50 tuổi 60 44,44 Trên 50 tuổi 2 1,48 Tổng 135 100,00 Trung bình 41,70 Cao nhất 55,00 Thấp nhất 30,00 Độ lệch chuẩn 5,80

Nguồn: Kết quả nghiên cứu, 2019

Trong 135 khách hàng trong mẫu nghiên cứu, khách hàng trong độ tuổi dưới 40 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (54,07%). Tiếp theo là nhóm khách hàng có tuổi nằm trong khoảng từ 40 – 50 tuổi (chiếm 44,44%) và khách hàng có tuổi trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ khơng đáng kể (Hình 4.1).

Nhìn chung tuổi của khách hàng cũng là một trong những yếu tố làm tăng khả năng xảy ra rủi ro tín dụng. Khi tuổi càng cao khả năng tạo ra thu nhập để thanh toán các khoản nợ càng giảm do đó làm tăng rủi ro cho các khoản vay.

4.1.3. Giới tính của khách hàng

Tỷ lệ về giới tính của khách hàng trong mẫu nghiên cứu được thể hiện qua Bảng 4.3. Từ kết quả Bảng 4.3 cho thấy, tỷ lệ khách hàng vay tiêu dùng tại ngân hàng là Nam chiếm 62,96% cao hơn so với khách hàng là Nữ (chiếm 37,4%) trong tỗng mẫu nghiên cứu. Bảng 4.3: Giới tính của khách hàng Tần số % Nữ 50 37,04 Nam 85 62,96 Tổng 135 100,00

Nguồn: Kết quả nghiên cứu, 2019

4.1.4. Trình độ của khách hàng

Trình độ của khách hàng vay tiêu dùng trong mẫu nghiên cứu được phân tích qua Bảng 4.4.

Bảng 4.4: Trình độ của khách hàng

Tần số %

Cấp 3 37 27,41

Trung cấp, cao đẳng 32 23,70

Đại học 47 34,81

Sau đại học 19 14,07

Tổng 135 100,00

Nguồn: Kết quả nghiên cứu, 2019

Qua Bảng 4.4 cho thấy, trong mẫu nghiên cứu, khách hàng có trình độ đại học chiếm tỷ lệ cao nhất (34,81%). Tiếp theo là nhóm khách hàng có trình độ học vấn là ở cấp 3 (chiếm 27,41%). Bên cạnh đó, khách hàng có trình độ trung cấp, cao đẳng chiếm tỷ lệ 23,7% và cịn lại 14,07% khách hàng có trình độ sau đại học. Qua đó cho thấy, phần lớn

khách hàng vay tiêu dùng trong mẫu nghiên cứu là những khách hàng có trình độ chun mơn. Trình độ chun mơn là điều kiện quan trọng để mỗi khách hàng có điều kiện tốt hơn trong nghề nghiệp, việc làm để tạo nguồn thu nhập cho mình.

4.1.5. Nghề nghiệp của khách hàng

Nghề nghiệp chính của những khác hàng trong mẫu nghiên cứu gồm: kinh doanh, chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất; nhân viên công ty, cán bộ, viên chức và một số nghề nghiệp khác. Nghề nghiệp của những khách hàng trong mẫu nghiên cứu được trình bày qua Bảng 4.5.

Bảng 4.5: Nghề nghiệp của khách hàng

Nghề nghiệp Tần số %

Buôn bán 35 25,93

Chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất 14 10,37

Nhân viên công ty 32 23,70

Công chức, viên chức 35 25,93

Khác 19 14,07

Tổng 135 100,00

Nguồn: Kết quả nghiên cứu, 2019

Qua Bảng 4.5 cho thấy, nghề nghiệp của khách hàng trong mẫu khảo sát chiếm tỷ lệ cao nhất là công chức, viên chức (25,93%) và buôn bán (25,93%). Khách hàng đang làm nhân viên tại các công ty chiếm 23,7% tổng số khách hàng trong mẫu nghiên cứu. Bên cạnh đó, có khoảng hơn 10% khách hàng hiện đang làm chủ doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất và cịn lại là các khách hang có những nghề nghiệp khác.

Kết quả trên cho thấy, khách hàng đang vay tiêu dùng trong mẫu nghiên cứu có nghề nghiệp tương đối ổn định. Những nghề nghiệp trên sẽ tạo nguồn thu nhập ổn định hơn là yếu tố có thể góp phần làm giảm rủi to tín dụng cho các khoản vay tại ngân hàng.

4.1.6. Tình trạng hơn nhân của khách hàng

Phần lớn khách hàng đã kết hơn thì có sự ổn định hơn về nơi ở, nghề nghiệp và thu nhập so với những khách hàng chưa kết hơn. Do vậy, rủi to tín dụng cũng có khả năng

xảy ra thấp hơn so với những khách hàng chưa kết hơn. Tình trạng hơn nhân của khách hàng trong mẫu nghiên cứu được thể hiện qua Bảng 4.6.

Bảng 4.6: Tình trạng hơn nhân của khách hàng

Tần số %

Chưa kết hôn 21 15,56

Đã kết hôn 114 84,44

Tổng 135 100,00

Nguồn: Kết quả nghiên cứu, 2019

Kết quả Bảng 4.6 cho thấy, trong mẫu nghiên cứu, khách hàng đã kết hôn chiếm tỷ lệ 84,44% cao hơn nhiều so với 15,56% khách hàng chưa kết hôn. Đây là một trong những yếu tố có ảnh hưởng tích cực đến việc giảm rủi ro tín dụng vay tiêu dùng trong hệ thống ngân hàng hiện nay.

4.2. CƠ CẤU MẪU THEO CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RRTD

Các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD được phân tích trong nghiên cứu này gồm: mục đích vay vốn, thời gian vay vốn, loại tài sản đảm bảo, tỷ lệ tài sản đảm bảo, lịch sử vay vốn của khách hàng, kinh nghiệm của cán bộ thẩm định, tình hình kiểm tra vốn sau khi vay. Đặc điểm của các yếu tố này của mẫu nghiên cứu phân theo nhóm rủi ro tín dụng được phân tích cụ thể như sau:

4.2.1. Mục đích vay vốn của khách hàng

Mục đích vay vốn của khách hàng vay tiêu dùng trong mẫu nghiên cứu cụ thể gồm: vay mua bất động sản, vay vốn bổ sung cho hoạt động kinh doanh, xây sửa nhà và các mục đích khác. Kết quả phân tích ở Bảng 4.7 thể hiện mục đích vay vốn của khách hàng vay tiêu dùng được chia thành hai nhóm là vay mua bất động sản và vay để sử dụng cho mục đích khác.

Kết quả phân tích ở Bảng 4.7 cho thấy, mục đích vay vốn của khách hàng vay tiêu dùng phần lớn được sử dụng cho việc mua bất động sản. Đối với nhóm khách hàng khơng có RRTD tỷ lệ khách hàng vay vốn mua bất động sản chiếm 85,42% và đối với khách hàng có RRTN thì tỷ lệ này thấp hơn (82,96%). Bên cạnh đó tỷ lệ khách hàng vay

vốn cho mục đích khác nhóm khách hàng có RRTD là 23,08% cao hơn so với nhóm khách hàng khơng có RRTD. Bảng 4.7: Mục đích vốn của khách hàng theo nhóm RRTD Mua bất động sản Mục đích khác Tổng KH khơng có RRTD Tần số 82 14 96 % 85,42 14,58 100,00 KH có RRTD Tần số 30 9 39 % 76,92 23,08 100,00 Tổng Tần số 112 23 135 % 82,96 17,04 100,00

Nguồn: Kết quả nghiên cứu, 2019

Nguồn: Kết quả nghiên cứu luận văn, 2019

Hình 4.2: Mục đích vay vốn của khách hàng phân theo nhóm

Nhìn chung, tỷ lệ khách hàng vay vốn cho mục đích mua bất động sản chiếm trên 83% trong tổng số khách hàng trong mẫu nghiên cứu. Bên cạnh đó, cũng có hơn 17% khách hàng có mục đích vay vốn cho các hoạt động khác. Nhóm khách hàng có RRTD thì có tỷ lệ khách hàng vay vốn với mục đích vay khác (khơng phải vay mua bất động sản). Từ đó cho thấy mục đích vốn là yếu tố có khả năng ảnh hưởng khả năng xảy ra rủi

bất động sản thì khả năng xảy ra rủi ro tín dụng nhiều hơn do khách hàng có thể vay vốn mua bất động sản để ở hoặc để bán. Và việc vòng quay vốn của hoạt động này tương đối lâu hơn so với vay vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh khác.

4.2.2. Thời gian vay vốn của khách hàng

Thời gian vay vốn của khách hàng được chi thành hai nhóm là từ 12 – 60 tháng và trên 12 tháng. Thời gian vay vốn theo nhóm rủi ro tín dụng được thể hiện qua Bảng 4.8.

Bảng 4.8: Thời gian vay vốn của khách hàng

12 - 60 tháng Trên 60 tháng Tổng KH khơng có RRTD Tần số 42 54 96 % 43,75 56,25 100,00 KH có RRTD Tần số 18 21 39 % 46,15 53,85 100,00 Tổng Tần số 60 75 135 % 44,44 55,56 100,00

Nguồn: Kết quả nghiên cứu, 2019

Kết quả phân tích ở Bảng 4.8 cho thấy, tỷ lệ khách hàng có các khoản vay trên 60 tháng của hai nhóm khách hàng có RRTD và khơng có RRTD lần lượt là 56,25 và 53,18%. Bên cạnh đó, tỷ lệ khách hàng vay vốn với thời gian vay từ 12 đến 60 tháng đối với nhóm khách hàng có RRTD và khơng có RRTD lần lượt là 43,75% và 46,15%.

Nguồn: Kết quả nghiên cứu, 2019

4.2.3. Loại tài sản đảm bảo

Tài sản đảm bảo là cơ sở quan trọng trong việc quyết định cho vay và định mức vay cho khách hàng vay vốn tại ngân hàng. Đối với hoạt động vay tiêu dùng, tài sản đảm bảo chủ yếu là bất động sản, bên cạnh đó cịn có các tài sản khác và vay tín chấp khơng có tài sản đảm bảo (thẻ tín dụng). Trong mẫu nghiên cứu, tài sản đảm bảo được chia thành 2 nhóm là: bất động sản và tài sản khác.

Kết quả phân tích về tài sản đảm bảo theo nhóm RRTD được thể hiện thể qua Bảng 4.9.

Bảng 4.9: Loại tài sản đảm bảo

Bất động sản Tài sản khác Tổng KH khơng có RRTD Tần số 81 15 96 % 84,38 15,63 100,00 KH có RRTD Tần số 5 34 39 % 12,82 87,18 100,00 Tổng Tần số 86 49 135 % 63,70 36,30 100,00

Nguồn: Kết quả nghiên cứu, 2019

Kết quả phân tích ở Bảng 4.9 cho thấy, đối với nhóm khách hàng khơng có RRTD, tài sản thế chấp của khách hàng là bất động sản chiếm tỷ lệ cao hơn (84,38%), còn lại là 15,63% khách hàng có tài sản thế chấp là các loại tài sản khác. Tuy nhiên, đối với nhóm khách hàng có RRTD, tỷ lệ khách hàng có tài sản đảm bảo là bất động sản chỉ chiếm 15,6% còn lại đến hơn 87% khách hàng có tài sản đảm bảo là những loại tài sản khác và không phải là bất động sản. Điều đó cho thấy nếu tài sản đảm bảo khơng phải là bất động sản thì có khả năng xảy ra rủi ro tín dụng cao hơn so với những khách hàng có tài sản đảm bảo là bất động sản.

Nguồn: Kết quả nghiên cứu, 2019

Hình 4.4: Tài sản đảm bảo của khách hàng phân theo nhóm

Nhìn chung, trong tổng mẫu nghiên cứu, tỷ lệ tài sản đảm bảo là bất động sản chiếm hơn 64% cao hơn so với tài sản đảm bảo là những tài sản khác (chiếm hơn 36%).

4.2.4. Giá trị tài sản sản đảm bảo, lượng vốn vay của khách hàng

4.2.4.1. Giá trị tài sản đảm bảo

Giá trị tài sản đảm bảo là cơ sở để quyết định số mức cho vay đối với khách hàng. Giá trị tài sản đảm bảo của khách hàng trong mẫu nghiên cứu được thể hiện qua Bảng 4.10

Bảng 4.10: Giá trị tài sản đảm bảo

Tần số % Dưới 500 triệu 58 42,96 Từ 500 - 1.000 triệu 44 32,59 Từ 1.000 - 1.500 triệu 31 22,96 Trên 1.500 triệu 2 1,48 Tổng 135 100,00 Trung bình 848,59 Cao nhất 1.600 Thấp nhất 100 Độ lệch chuẩn 415,46

Kết quả phân tích ở Bảng 4.10 cho thấy, giá trị tài sản đảm bảo bình quân trong mẫu nghiên cứu là khoản 848 triệu động. Khách hàng có giá trị tài sản đảm bảo cao nhất là 1,6 tỷ và thấp nhất 100 triệu. Qua Bảng 4.10 cũng cho hấy, trong mẫu nghiên cứu, tỷ lệ khách hàng có giá trị tài sản đẩm bảo trong khoảng dưới 500 triệu chiếm tỷ lệ cao nhất (42,96%), tiếp theo là những khách hàng có giá trị tài sản đảm bảo khoản vay nằm trong khoảng từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng. Tiếp theo là nhóm khách hàng có giá trị tài sản đảm bảo nămg trong khoảng từ 1 tỷ đến 1,5 tỷ đồng chiếm 22,96%. Khách hàng có giá trị tài sản đảm bảo trên 1,5 chiếm 1,45% trong tổng mẫu nghiên cứu. Qua Bảng 4.10 trên cho thấy, do mục đích vay tiêu dùng nên giá trị tài sản thế chấp của khách phần lớn trong khoảng dưới 500 triệu đến 1 tỷ đồng.

4.2.4.2. Số tiền vay của khách hàng

Số tiền vay của khách hàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó chủ yếu phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng và giá trị tài sản thế chấp. Số tiền vay của khách hàng trong mẫu nghiên cứu được thể hiện qua Bảng 4.11.

Bảng 4.11: Số tiền vay của khách hàng

Tần số % Dưới 500 triệu 58 42,96 Từ 500 - 1.000 triệu 45 33,33 Từ 1.000 - 1.500 triệu 32 23,70 Tổng 135 100,00 Trung bình 498,37 Cao nhất 1300 Thấp nhất 70 Độ lệch chuẩn 313,779

Nguồn: Kết quả nghiên cứu, 2019

Kết quả phân tích ở Bảng 4.11 cho thấy, nhóm khách hàng có số tiền vay vốn ở mức dưới 500 triệu chiếm tỷ lệ cao nhất (42,96%); tiếp theo là nhóm khách hàng có lượng vốn vay từ 500 triệu đến 1 tỷ chiếm 33,33%. Bên cạnh đó, có 23% khách hàng có lượng

cứu khoảng 498 triệu đồng/khách hàng và dao động trong khoảng từ 70 triệu đến 1,3 tỷ đồng.

Nhìn chung, lượng vốn vay của khách hàng cũng có xu hướng tương ứng với giá trị tài sản thế chấp. Lượng vốn vay càng cao thì tỷ lệ khách hàng càng thấp.

4.2.4.3. Tỷ lệ tài sản đảm bảo

Tỷ lệ giá trị tài sản đảm bảo được xác định dựa trên tỷ lệ giữa số tiền vay/giá trị tài sản đảm bảo khoản vay của khách hàng và tỷ lệ tài sản đảm bảo càng cao khả năng xảy ra RRTD càng cao.

Bảng 4.12: Tỷ lệ tài sản đảm bảo của khách hàng

Từ 40 - 60% Từ 60 - 70% Trên 70% Tổng KH khơng có RRTD Tần số 31 60 5 96 % 32,29 62,50 5,21 100,00 KH có RRTD Tần số 16 22 1 39 % 41,03 56,41 2,56 100,00 Tổng Tần số 47 82 6 135 % 34,81 60,74 4,44 100,00 Trung bình 64,16 Cao nhất 71,88 Thấp nhất 50,00 Độ lệch chuẩn 6,81

Nguồn: Kết quả nghiên cứu, 2019

Kết quả Bảng 4.12 cho thấy, tỷ lệ tài sản đảm bảo trung bình co các khoản vay của khách hàng trong mẫu nghiên cứu bình quân là 64,16% và dao động trong khoảng từ 50 – 71,88%. Tỷ lệ giá trị tài sản đảm bảo phân theo nhóm RRTD được thể hiện chi tiết qua Bảng 4.12 và Hình 4.5.

Nguồn: Kết quả nghiên cứu, 2019

Hình 4.5: Tỷ lệ tài sản đảm bảo phân theo nhóm

Kết quả phân tích ở Hình 4.5 cho thấy, đối với nhóm khách hàng khơng có RRTD, tỷ lệ tài sản đảm bảo nằm trong khoảng từ 60 – 70% chiếm 62,5%. Tiếp theo là những khách hàng có tỷ lệ tài sản đảm bảo từ 40 – 50% và còn lại là những khách hàng có tỷ lệ tài sản đảm bảo trên 70%. Đối với nhóm khách hàng có RRTD, tỷ lệ tài sản đảm bảo nằm trong khoảng từ 50 – 60% cũng chiếm tỷ lệ cao nhất (56,41%). Tiếp theo là nhóm khác hàng có tỷ lệ TSĐB từ 40 – 50% và cịn lại là nhóm khách hàng có tỷ lệ TSĐB trên 70%.

4.2.5. Nguồn thu nhập của khách hàng

Nguồn thu nhập là yếu tố quan trọng nhất trong việc thanh toán các khoản vay của khách hàng cũng như là điều kiện quan trọng trong việc xem xét quyết định cho vay. Nguồn thu nhập của khách hàng càng ổn định thì khả năng xảy ra rủi ro tín dụng càng thấp. Trong các loại nguồn thu nhập, thu nhập từ hoạt động kinh doanh được xem là một nguồn thu nhập có tính ổn định khơng cao. Do đó, nếu thu nhập chính của khách hàng là từ hoạt động kinh doanh thì khả năng xảy ra RRTD cao hơn so với các nguồn thu nhập khác (thu nhập từ tiền lương).

Nguồn thu nhập của khách hàng trong mẫu nghiên cứu được phân thành hai nhóm là nguồn thu nhập từ hoạt động kinh doanh và các nguồn thu nhập khác. Tỷ lệ các nguồn thu nhập của khách hàng trong mẫu nghiên cứu được thể hiện qua Hình 4.6.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro cho vay tiêu dùng tại các chi nhánh vietcombank khu vực tây nam bộ (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)