Phƣơng pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng qui trình sản xuất trà túi lọc từ cây ngải cứu, nhân trần và cỏ ngọt (Trang 53 - 56)

Xử lý số liệu theo phƣơng pháp toán học và tin học exel. Mỗi thí nghiệm làm 3 lần, tổng hợp số liệu và lấy kết quả trung bình của các lần làm thí nghiệm, vẽ đồ thị và đƣa ra nhận xét và kết luận.

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Hàm lƣợng ẩm và tro trong nguyên liệu chính

Làm thí nghiệm với các mẫu cây Ngải cứu có chần trong nƣớc nóng 100oC 30s, kết quả về xác định hàm lƣợng tro và hàm lƣợng ẩm đƣợc tập hợp trong bảng sau:

Bảng 3.1: Bảng biễu diễn kết quả xác định hàm lƣợng ẩm và hàm lƣợng tro trong cây Ngải cứu

Kết quả

Mẫu Hàm lƣợng ẩm Hàm lƣợng tro

Cây không chần 86,615 % 5,6575 (%)

Cây có chần 89,755 % 5,4532 (%)

Nhận xét:

Đối với hàm lƣợng ẩm: Theo kết quả xác định hàm lƣợng ẩm trong Cây Ngải cứu cho thấy ở Bảng 3.1. Hàm lƣợng ẩm trong mẫu cây không chần là 86,615 %, còn hàm ẩm trong cây đã chần là 89,755 %. Nhƣ vậy sau khi chần hàm lƣợng ẩm của cây tăng lên hơn 3%. Sở dĩ có điều này là do, hàm lƣợng ẩm trong cây Ngải cứu không quá cao nhƣ một số rau quả khác, cấu trúc cây lại khá mềm nên khi chần trong nƣớc nóng cây vẫn có khả năng tiếp nhận thêm một lƣợng ẩm. Hơn nữa lƣợng chất có khả năng hòa tan trong cây khá thấp nên sau khi chần khối lƣợng và hàm ẩm của cây đều tăng lên.

Đối với hàm lƣợng tro: Theo kết quả xác định hàm lƣợng tro thể hiện ở bảng trên. Hàm lƣợng tro trong mẫu cây chƣa chần là 5,6575 (%), còn hàm lƣợng tro trong mẫu đã chần đạt 5,4532 (%). Nhƣ vậy so với hàm lƣợng tro trong cây tự nhiên thì hàm lƣợng tro trong mẫu đã chần bị giảm đi. Do thời gian chần trong nƣớc nóng một số thành phần có khả năng hòa tan trong cây đã bị tổn thất trong nƣớc chần. Nên làm giảm hàm lƣợng tro trong mẫu phân tích.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng qui trình sản xuất trà túi lọc từ cây ngải cứu, nhân trần và cỏ ngọt (Trang 53 - 56)