Tình hình triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những yếu tố tác động đến ý định phân loại chất thải rắn sinh hoạt của người dân trên địa bàn quận 3, thành phố hồ chí minh (Trang 55 - 56)

CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Tình hình triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn

Quận 3

Quận 3 là một trong những quận trung tâm, có kinh tế tăng trưởng và trật tự xã hội được đảm bảo, với dân số khoảng 190.000 dân, hằng ngày thải ra một lượng chất thải rắn sinh hoạt khoảng 200 tấn/ngày. Chất thải rắn phát sinh trên địa bàn Quận 3 do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Dịch vụ Cơng ích Quận 3 và đơn vị thu gom rác dân lập tiến hành thu gom. Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau được thể hiện trong Bảng 4.1 dưới đây:

Bảng 4.1: Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt Nguồn phát Nguồn phát sinh Hoạt động hoặc vị trí phát sinh Thành phần chất thải Hộ gia đình Các hộ gia đình, các biệt thự, khu tái định cư, phịng trọ

Thực phẩm, giấy, carton, nhựa (plastic), gỗ, thủy tinh, kim loại, cao su, đồ điện tử gia dụng, vải, da, kim loại, xác động vật…

Ngồi ra, cịn một khối lượng nhỏ các chất thải nguy hại

Vệ sinh đường phố

Các hoạt động vệ sinh đường phố, khu vui chơi giải trí, thăm quan, du lịch

Chủ yếu là lá cây, cành cây, giấy vụn, bao nilon…...

Khu thương mại

Các hoạt động buôn bán của các cửa hàng, nhà hàng, khách sạn, siêu thị, văn phòng

Bao nilon, giấy, carton, plastic (nhựa), gỗ, thủy tinh, kim loại, đồ điện tử gia dụng….

Ngồi ra, cịn một khối lượng nhỏ các chất thải nguy hại

Cơ quan, công sơ

Các cơ quan, trường học, văn phịng làm việc

Giấy, plastic (nhựa), bao bì, vỏ hộp, thủy tinh…

Chợ Các hoạt động mua bán ở

chợ

Chủ yếu là rác hữu cơ như rau củ quả còn thừa hoặc hư hỏng, bao nilon, giấy….

Sau khi được thu gom, lượng chất thải này được vận chuyển về khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước. Ủy ban nhân dân Quận 3 đã phối hợp cùng Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện các công tác để triển khai chương trình thí điểm phân loại chất thải rắn tại nguồn trên địa bàn quận.

Giai đoạn 1 năm 2015-2016: thí điểm trên tuyến đường Võ Văn Tần, Phường 5 và Phường 6 với số lượng 639 chủ nguồn thải (trong đó 424 hộ dân, 179 hộ kinh doanh, 05 trường học, 05 cơ sở y tế, 02 cơ sở tơn giáo) và duy trì cho đến nay. Khối lượng chất thải rắn thực phẩm sau phân loại khoảng 3,9 tấn/ngày được Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ Cơng ích quận và lực lượng rác dân lập tổ chức thu gom.

Giai đoạn 2 năm 2017: Mở rộng toàn địa bàn Phường 2 và Phường 6 với số lượng 8820 chủ nguồn thải, bao gồm: 4.017 hộ gia đình, 3.269 hộ kinh doanh, 27 trường học, 11 cơ sở y tế, 12 cơ sở tôn giáo, 238 cơ quan hành chính sự nghiệp, 21 chung cư, 31 nhà tập thể.

Tiếp đến năm 2018 tổ chức thực hiện thêm 5 phường nữa tổng cộng là 7/14 phường gồm các Phường 2, 3, 4, 6, 8, 10, 14. Với số lượng 21.193 chủ nguồn thải, bao gồm: 15.817 hộ gia đình, 2.092 hộ kinh doanh, 74 trường học, 74 cơ sở y tế, 60 cơ sở tơn giáo, 76 cơ quan hành chính sự nghiệp. Ủy ban nhân dân Quận 3 đã ban hành Kế hoạch số 40/KH-UBND ngày 19 tháng 02 năm 2019 nhằm mở rộng Chương trình phân loại rác tại nguồn trên toàn địa bàn 14 phường thuộc quận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những yếu tố tác động đến ý định phân loại chất thải rắn sinh hoạt của người dân trên địa bàn quận 3, thành phố hồ chí minh (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)