CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.6 Mơ hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết
2.6.2 Các giả thuyết nghiên cứu
- Thái độ
Thái độ được xem là một trong những nhân tố quyết định chính trong việc lý giải hành vi của con người (Ajzen, 1991). Thái độ được định nghĩa là một xu hướng tâm lý được bộc lộ thông qua việc đánh giá một thực thể cụ thể (chẳng hạn quan tâm đến việc phân loại chất thải rắn tại nguồn) với một số mức độ cảm nhận lợi ích của cơng việc, thích hoặc khơng thích (Eagly và Chaiken, 1993). Theo lý thuyết về hành vi dự định, thái độ khơng quyết định hành vi trực tiếp; đúng hơn, nó tác động đến ý định hành vi, ảnh hưởng đến hành vi của con người. Vì vậy, thái độ đối với một hành vi là tiền đề của ý định hành vi. Thái độ đối với hành vi được xác định bởi một đánh giá thuận lợi hoặc bất lợi của từng cá nhân về kết quả liên quan đến hành vi. Nó tăng lên khi các cá nhân nhận thấy họ có nhiều nguồn lực và sự tự tin hơn (Ajzen, 1985, Lee & Kozar, 2005).
Như vậy, đối với các hoạt động như phân loại chất thải rắn tại nguồn, thái độ của người dân được hiểu là đánh giá về các lợi ích, hữu ích, thích thú của họ (Barr và Gilg 2003). Các nghiên cứu của Tonglet và cộng sự (2003), Ayob và cộng sự (2017) đã tìm thấy tác động của thái độ đối với hành vi phân loại chất thải. Do vậy, giả thuyết H1 được phát biểu như sau:
H1: Thái độ tác động cùng chiều (+) đến ý định phân loại chất thải rắn sinh hoạt.
- Chuẩn chủ quan
Chuẩn chủ quan thể hiện là các niềm tin của một người về liệu có ai đó có ý nghĩa (với anh ta hoặc cô ta) nghĩ rằng anh ta hoặc cô ta nên hay không nên thực hiện một hành vi nào đó. Những người có ý nghĩa là những người mà các sở thích của họ về hành vi của anh ta hoặc cô ta trong lĩnh vực này là quan trọng đối với anh ta hoặc cô ta (Eagly và Chaiken, 1993). Thái độ ủng hộ của những người ảnh hưởng càng mạnh sẽ có nhiều khả năng tác động đến
việc ủng hộ tham gia. Oskamp và cộng sự (1991) tin rằng tồn tại mối quan hệ tích cực của gia đình, bạn bè người thân - được xem như là chuẩn chủ quan – lên hành động phân loại chất thải. Hơn nữa, chuẩn chủ quan được xem là một động lực thúc đẩy việc phân loại chất thải rắn hiệu quả và đảm bảo sự tham gia, cam kết của cộng đồng dân cư (Barr, 2007). Do vậy, giả thuyết H2 được phát biểu như sau:
H2: Chuẩn chủ quan tác động cùng chiều (+) đến ý định phân loại chất thải rắn sinh hoạt.
- Sự bất tiện
Sự bất tiện đã được đề cập như một yếu tố của nhận thức kiểm soát hành vi tác động đến ý định phân loại chất thải trong các nghiên cứu trước đây (Domina và Koch, 2002; Kelly và cộng sự, 2006). Sự bất tiện được đề cập ở đây có thể là: thời gian, chi phí, sự phức tạp trong quy trình, khơng có sẵn dụng cụ phân loại, khoảng cách từ nhà đến địa điểm thu gom, phân loại…(Kelly và cộng sự, 2006).
Wang và cộng sự (2016) tin rằng ý định phân loại chất thải của người dân sẽ giảm đi nếu chi phí cho hoạt động này tăng lên, thậm chí người dân sẽ từ chối tham gia các chương trình phân loại chất thải của nhà nước nếu như họ phải chi trả thêm tiền. Tuy nhiên, nghiên cứu của Saphores và cộng sự (2012) không chứng minh điều này.
Nghiên cứu của Derksen và Gartrell (1993) cho thấy các cá nhân có thái độ tích cực đối với việc phân loại chất thải sẽ dễ dàng thực hiện hơn nếu như họ thuận tiện trong việc phân loại. Kết quả nghiên cứu này tương đồng với kết quả của Domina và Koch (2002), Kelly và cộng sự (2006) khi khảo sát sinh viên của các trường đại học. Wang và cộng sự (2011) khảo sát người dân thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc cho thấy sự thuận tiện tác động tích cực có ý nghĩa thống kê đối với ý định phân loại chất thải. Do vậy, giả thuyết H5 được phát biểu như sau:
H3: Sự bất tiện tác động ngược chiều (-) đến ý định phân loại chất thải
rắn sinh hoạt.
- Kiến thức: Hiểu biết về phân loại chất thải rắn và quy trình, thủ tục thực hiện được xem là một nhân tố quan trọng trong việc giải thích việc lựa chọn tham gia hay không tham gia phân loại (De Young, 1989; Hornik và cộng sự, 1995; Hurin & Zelezny, 1998). Kiến thức là một nguồn lực bên trong có thể được kết nối với một số khía cạnh từ việc đánh giá ý nghĩa của việc phân loại chất thải, thủ tục, quy trình thực hiện. Như đề cập ở trên, việc phân loại chất thải rắn mang lại nhiều lợi ích thể hiện trên các mặt như kinh tế, xã hội, môi trường. Tuy nhiên, sự hiểu biết về phân loại chất thải rắn không phải người dân nào cũng biết khiến người dân ngần ngại thực hiện phân loại chất thải rắn như: thời gian, chi phí, quy trình, cách thức phân loại. Theo Oskamp (1998) thì có mối liên hệ tích cực giữa kiến thức về phân loại chất thải và hoạt động phân loại, số lượng rác được phân loại. Do vậy, giả thuyết H4 được phát biểu như sau:
H4: Kiến thức tác động cùng chiều (+) đến ý định phân loại chất thải
rắn sinh hoạt.
- Các quy định của nhà nƣớc và công tác tuyên truyền
Hong Nguyen và cộng sự (2019) tin rằng các quy định, chế tài của các cơ quan nhà nước sẽ tác động tích cực đến ý định phân loại chất thải rắn tại nguồn của các hộ gia đình. Ngoài ra, nghiên cứu của Wang và cộng sự (2016) cho thấy công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định về phân loại chất thải rắn có tác động cùng chiều đến ý định phân loại. Do vậy, giả thuyết H5, H6 được phát biểu như sau:
H5: Các quy định của nhà nước cùng chiều (+) đến ý định phân loại chất thải rắn sinh hoạt.
H6: Công tác tuyên truyền tác động cùng chiều (+) đến ý định phân loại chất thải rắn sinh hoạt.
TÓM TẮT CHƢƠNG 2
“Chương này tác giả trình bày về các khái niệm chất thải rắn, ý định
phân loại chất thải rắn. Dựa trên lý thuyết về hành vi hoạch định (TPB) của Ajzen (1991) và các nghiên cứu của Hong Nguyen và cộng sự (2019), Philippsen (2015), Wang và cộng sự (2016), và Ayob và cộng sự (2017) làm cơ sở cho việc nghiên cứu, có chọn lọc, bổ sung các yếu tố cho phù hợp với thực tế Quận 3, tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn gồm: Thái độ, Chuẩn chủ quan, Sự bất tiện, Kiến thức, Các quy định của nhà nước và Công tác tuyên truyền.”