CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.6.4 Yếu tố Kiến thức
Từ số liệu thống kê ở Bảng 4.18 cho thấy đánh giá của người dân về “Kiến thức” khi có ý định phân loại chất thải rắn tại nguồn. Qua kết quả khảo
sát cho thấy các giá trị trung bình của các phát biểu của thang đo “Kiến thức” đều ở mức khá, điều này ảnh hưởng tích cực đến ý định phân loại chất thải. Kết quả khảo sát cho thấy người dân hiểu được ý nghĩa, mục đích của việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt thông qua phát biểu “Việc phân loại chất thải
rắn sẽ góp phần bảo vệ mơi trường” và phát biểu “Việc phân loại chất thải rắn sẽ góp phần giảm thiểu việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên”
đạt tỷ lệ người đồng ý và hoàn toàn đồng ý lần lượt là 57.01% và 57,91%.
Bảng 4.18: Thống kê khảo sát yếu tố “Kiến thức”
Các phát biểu Hồn tồn khơng đồng ý Khơng đồng ý Bình thƣờng Đồng ý Hoàn toàn đồng ý
Việc phân loại chất thải rắn sẽ
góp phần bảo vệ mơi trường 17,65% 25,34% 38,91% 18,1%
Việc phân loại chất thải rắn sẽ góp phần giảm thiểu việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên
1,36% 18,1% 22,62% 38,91% 19,0%
Anh/chị hiểu biết việc phân loại
chất thải rắn tại nhà 1,36% 15,38% 26,24% 38,01% 19%
Anh/chị hiểu biết về các chính sách, quy định của nhà nước về việc phân loại chất thải rắn
19,91% 23,53% 37,56% 19%
Nguồn: Kết quả xử lý SPSS
Tuy nhiên, người dân cho biết mình chưa hiểu rõ quy định của nhà nước cũng quy định về cách thức thực hiện phân loại chất thải rắn thông qua hai phát biểu “Anh/chị hiểu biết việc phân loại chất thải rắn tại nhà” và phát
0% 20% 40% 60% 80% 100% KT1 KT2 KT3 KT4
biểu “Anh/chị hiểu biết về các chính sách, quy định của nhà nước về việc
phân loại chất thải rắn” nhận được sự đồng ý của người dân lần lượt là
57,01% và 56,56%. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn cịn tỷ lệ từ 16,74% đến 19,91% người dân không biết các quy định về phân loại chất thải rắn sinh hoạt.
4.6.5 Yếu tố “Các quy định của nhà nƣớc”
Bảng 4.19 thể hiện kết quả thống kê khảo sát yếu tố “Các quy định của nhà nước” tác động đến Ý định phân loại chất thải rắn sinh hoạt của người dân. Nhìn chung, người dân đồng tình cho rằng các quy định của chính quyền ảnh hưởng đến ý định phân loại chất thải rắn của họ thông qua hai phát biểu “Các chính sách, quy định của nhà nước ảnh hưởng đến ý định về phân loại
chất thải rắn sinh hoạt của người dân” đạt sự đồng tình với 117 ý kiến và
phát biểu “Các chính sách, quy định của nhà quy định rõ trách nhiệm của mỗi
người dân trong việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt” đạt sự đồng tình cao
nhất với 121 ý kiến.
Bảng 4.19: Thống kê khảo sát yếu tố “Các quy định của nhà nƣớc”
0 20 40 60 80 100 QD1 QD2 QD3 QD4
Các phát biểu Hồn tồn khơng đồng ý Khơng đồng ý Bình thƣờng Đồng ý Hồn tồn đồng ý Các chính sách, quy định của nhà nước ảnh hưởng đến ý định về phân loại chất thải rắn sinh hoạt của người dân
1 49 54 90 27
Các chính sách, quy định của nhà quy định rõ trách nhiệm của mỗi người dân trong việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt
18 82 109 12
Anh/chị sẽ tuân thủ các quy định của nhà nước về phân loại chất thải rắn sinh hoạt
2 43 63 80 33
Các chính sách, quy định của nhà quy định rõ việc kiểm tra, xử phạt đối với cá nhân không thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt
1 37 69 82 30
Nguồn: Kết quả xử lý SPSS
Hiện nay trên địa bàn Thành phố đang áp dụng Quy định về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn Thành phố ban hành kèm theo Quyết định số 44/2018/QĐ-UBND ngày 14 tháng 11 năm 2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố. Quy định này quy định cách thức phân loại, tổ chức thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại trên địa bàn Thành phố; đồng thời quy định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan đến phát sinh chất thải rắn sinh hoạt. Điểm mới trong quy định này đó là cho phép tổ chức, cá nhân thực hiện thu gom được quyền từ chối chất thải của hộ gia đình, chủ nguồn thải khi thực hiện phân loại, chuyển giao chưa đúng quy định.
Mặc dù việc kiểm tra, xử phạt đối với cá nhân không thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt đã được quy định tại Nghị định số 115/2016/NĐ- CP ngày 08 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ với mức phạt cho cá nhân vi phạm từ 15 đến 20 triệu đồng nhưng trên thực tế việc thực thi quy định này
cịn rất nhiều khó khăn. Kể từ thời điểm Nghị định trên có hiệu lực đến nay, rất ít trường hợp vi phạm bị xử phạt hành chính về hành vi khơng phân loại rác thải tại nguồn. Nguyên nhân là do hiện vẫn chưa có quy định chi tiết, rõ ràng về cách thức phát hiện, xử lý vi phạm, đối tượng. Do đó, đối với phát biểu “Các chính sách, quy định của nhà quy định rõ việc kiểm tra, xử phạt đối
với cá nhân không thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt” đạt tỷ lệ đồng
ý thấp nhất với 112 ý kiến đồng tình.
4.6.6 Yếu tố “Cơng tác tun truyền”
Bảng 4.20: Thống kê khảo sát yếu tố “Công tác tuyên truyền”
Các phát biểu Hoàn tồn khơng đồng ý Khơng đồng ý Bình thƣờng Đồng ý Hồn tồn đồng ý
Việc tuyên truyền các chính sách, quy định của nhà nước về phân loại chất thải rắn sinh hoạt làm tăng nhận thức của người dân
2 33 66 84 36
Việc tuyên truyền các chính sách, quy định của nhà nước về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tạo động lực cho anh/chị thực hiện phân loại chất thải rắn
48 56 90 27
Việc tuyên truyền các chính sách, quy định của nhà nước về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tác động tích cực đến ý định phân loại 5 37 67 71 41 Nguồn: Kết quả xử lý SPSS 0 50 100 150 200 250 TT1 TT2 TT3
Bảng 4.20 thể hiện kết quả thống kê khảo sát yếu tố “Công tác tuyên truyền” tác động đến Ý định phân loại chất thải rắn sinh hoạt của người dân. Theo đó, phát biểu “Việc tuyên truyền các chính sách, quy định của nhà nước
về phân loại chất thải rắn sinh hoạt làm tăng nhận thức của người dân” đạt
số lượng phiếu đồng ý là 120 phiếu.
Trong thời gian qua, Ủy ban nhân dân Quận 3 đã chỉ đạo phòng Tài ngun và Mơi trường quận phối hợp cùng các phịng ban của Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Bảo vệ môi trường tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền về hoạt động phân loại chất thải rắn, lợi ích của việc phân loại chất thải rắn như: phân phát 1.654.748 nhãn chất thải hữu cơ, 25.000 tờ rơi tuyên truyền, 700 banner và 28 banrol; tổ chức tập huấn gồm 56 buổi cho các trường học, cơ sở y tế, cơ quan hành chính; 33 buổi cho các đơn vị kinh doanh và 14 buổi cho lực lượng tuyên truyền và lực lượng thu gom rác dân lập. Ngồi ra, quận cịn phát hành “Sổ tay tun truyền hướng dẫn phân loại chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn giai đoạn 2017-2020” cho các hộ dân trên địa bàn.
Tuy người dân đồng tình về việc tuyên truyền sẽ làm tăng nhận thức về phân loại chất thải rắn nhưng đó khơng phải là động lực để người dân thực hiện phân loại chất thải. Điều này được thể hiện qua phát biểu “Việc tuyên
truyền các chính sách, quy định của nhà nước về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tạo động lực cho anh/chị thực hiện phân loại chất thải rắn” có 48 phiếu
khơng đồng ý và 56 phiếu bình thường đạt tỷ lệ 47,06%. Tương tự như vậy, phát biểu “Việc tuyên truyền các chính sách, quy định của nhà nước về phân
loại chất thải rắn sinh hoạt tác động tích cực đến ý định phân loại” có 5 phiếu hồn tồn khơng đồng ý, 37 phiếu không đồng ý và 67 phiếu bình thường đạt tỷ lệ 49,32%. Điều này cho thấy có một khoảng cách nhất định giữa suy nghĩ, nhận thức của người dân với thực tế là hành động phân loại chất thải rắn. Thực tế khi tiến hành khảo sát, trao đổi thực tế với người dân thì
họ cho rằng điều họ quan tâm nhất khi tiến hành phân loại chất thải rắn là cách thức tổ chức thực hiện, giảm sự bất tiện cho người dân. Thực tế qua đánh giá công tác tuyên truyền phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại Quận 3 cho thấy tuy đã được quan tâm đầu tư nhưng cơng tác tun truyền cịn nhiều hạn chế như tuyên truyền không rõ, không chi tiết, khơng có clip hướng dẫn, minh họa cách phân loại nên chất lượng phân loại khơng đảm bảo
TĨM TẮT CHƢƠNG 4
Chương 4 tập trung trình bày kết quả nghiên cứu. Thơng qua khảo sát với 221 người dân đang sinh sống trên địa bàn Quận 3. Qua phân tích hồi quy cho thấy các yếu tố tác động đến Ý định phân loại chất thải rắn sinh hoạt của người dân theo thứ tự ảnh hưởng giảm dần như sau: yếu tố “Kiến thức” (KT), tiếp theo là yếu tố “Công tác tuyên truyền” (TT), yếu tố “Chuẩn chủ quan” (CM), yếu tố “Thái độ” (TD), yếu tố “Các quy định của nhà nước” (QD). Các nhân tố trên đều tác động cùng chiều đến Ý định phân loại chất thải rắn của người dân (YD). Đối với yếu tố “Sự bất tiện” (BT) thì tác động ngược chiều với Ý định phân loại chất thải rắn của người dân. Qua kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất các hàm ý quản trị nhằm nâng cao Ý định của người dân trong hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tại Quận 3
CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ 5.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu 5.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu
“Ý định thực hiện hành vi là mức độ dự định thực hiện hành vi của mỗi người (Fishbein & Ajzen, 1975), là dấu hiệu sẵn sàng của mỗi người để thực hiện một hành vi cho trước và nó được xem là như là tiền đề trực tiếp để dẫn đến hành vi (Ajzen, 1991). Tìm hiểu các yếu tố tác động đến ý định phân loại chất thải rắn sính hoạt có vai trị hết sức quan trọng vì nó giúp cho cơ quan nhà nước có cơ sở đẩy nhanh tiến độ thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại quận. Đồng thời, đề xuất các hàm ý quản trị có tính khả thi cao, có ý nghĩa ứng dụng trong thực tiễn; góp phần bảo vệ mơi trường, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của quận.”
“Từ vấn đề nghiên cứu đặt ra, tác giả đã khái quát cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước để hình thành mơ hình nghiên cứu. Nghiên cứu thực hiện khảo sát đối với 221 người dân đang sinh sống trên địa bàn Quận 3. Sau khi thu thập dữ liệu sơ cấp, tác giả thực hiện thống kê mô tả các đặc điểm mẫu khảo sát, kiểm định thang đo, phân tích khám phá, phân tích hồi quy. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả 06 nhân tố tác động đến ý định phân loại chất thải rắn sinh hoạt của người dân. Trong đó có 05 nhân tố tác động thuận chiều với ý định phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo thứ tự mức độ tác động giảm dần như sau: Kiến thức; Công tác tuyên truyền; Chuẩn chủ quan; Thái độ, Các quy định của nhà nước. Riêng yếu tố Sự bất tiện tác động ngược chiều với ý định phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo phương trình như sau:”
Ý định phân loại chất thải rắn = 0.345 * Kiến thức +0.115* Các quy định của nhà nước + 0.130 * Chuẩn chủ quan + 0.120 * Thái độ + 0.211 Công tác tuyên truyền - 0.177 * Sự bất tiện
“Những kết quả của nghiên cứu này là phù hợp với các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra, các yếu tố Kiến thức; Công tác tuyên truyền; Chuẩn chủ quan; Thái độ, Các quy định của nhà nước, Sự bất tiện đều tác động đến ý
định phân loại chất thải rắn sinh hoạt của người dân, cụ thể như sau: yếu tố Kiến thức có ảnh hưởng tích cực đến ý định phân loại chất thải rắn của người dân (Desa và cộng sự, 2011; Philippsen, 2015); yếu tố Công tác tun truyền có ảnh hưởng tích cực đến ý định phân loại chất thải rắn của người dân (Hong Nguyen và cộng sự, 2019); yếu tố Chuẩn chủ quan có ảnh hưởng tích cực đến ý định phân loại chất thải rắn của người dân (Mahmud và Osman 2010; Philippsen, 2015; Strydom, 2018); yếu tố Thái độ có ảnh hưởng tích cực đến ý định phân loại chất thải rắn của người dân (Tonglet và cộng sự, 2004; Ayob và cộng sự, 2017); yếu tố Các quy định của nhà nước có ảnh hưởng tích cực đến ý định phân loại chất thải rắn của người dân (Hong Nguyen và cộng sự, 2019) và yếu tố Sự bất tiện có tác động tiêu cực đến ý định phân loại chất thải rắn của người dân (Domina và Koch, 2002; Kelly và cộng sự, 2006; Wang và cộng sự, 2011). Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng đã giải quyết được mục tiêu và các câu hỏi nghiên cứu.”
5.2 Ý nghĩa nghiên cứu
“Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa rất lớn đối với công tác tổ chức triển khai chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận 3. Tìm hiểu các yếu tố tác động đến ý định phân loại chất thải rắn sinh hoạt có vai trị hết sức quan trọng vì nó giúp cho cơ quan nhà nước có cơ sở đẩy nhanh tiến độ thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại quận. Đồng thời, đề xuất các hàm ý quản trị có tính khả thi cao, có ý nghĩa ứng dụng trong thực tiễn; góp phần bảo vệ môi trường, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của quận.”
“Kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng có một số khác biệt giữa tình hình thực tế với các báo cáo, nhận định đánh giá của Quận về việc thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt hiện nay. Trong phần lớn các báo cáo liên quan đến vấn đề này thì các ý kiến đều cho rằng nguyên nhân chính làm cho các chỉ tiêu về phân loại chất thải rắn sinh hoạt không đạt theo yêu cầu của
Thành phố, chủ yếu là do nhận thức của người dân, công tác tuyên truyền, vận động, chưa nắm bắt nguyện vọng, ý kiến của người dân… trong khi đó các yếu tố như Sự bất tiện, Các quy định của nhà nước, Kiến thức của người dân ít được đề cập. Như vậy, có thiếu sót, hạn chế trong nhận định đánh giá các vấn đề về ý định phân loại chất thải rắn của người dân.
Dựa trên kết quả nghiên cứu, lãnh đạo quận và Phòng Tài nguyên và Mơi trường sẽ tìm ra những biện pháp thích hợp nhằm đề ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao tỷ lệ người dân tham gia thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt.”
5.3 Hàm ý quản trị
“Để nâng cao ý định của người dân trong hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tại Quận 3, cần phải có nhiều giải pháp từ đồng bộ, tổng thể đến chi tiết, rõ ràng và đúng theo luật pháp nhằm đem lại sự tạo sự thuận tiện nhất cho người dân. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, do thời gian và kiến thức vẫn còn hạn chế, chưa có điều kiện để đánh giá tồn bộ thực trạng phân loại chất thải rắn sinh hoạt của người dân. Vì vậy tác giả xin đưa ra một số hàm ý quản trị để có thể nâng cao ý định của người dân trong hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn như sau:”