Thực trạng cho vay tiêu dùng tại VPBank – CN Nha Trang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng việt nam thịnh vượng chi nhánh nha trang (Trang 27)

(ĐVT: tỷ đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Chênh lệch 2018/20 17 Chênh lệch 2019/20 18 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Dư nợ cá thể, HGĐ, trong đó: 895 100% 1.001 100% 1.123 100% Dư nợ theo kỳ hạn Ngắn hạn 205,569 23,0% 415,639 41,52% 562,35 50,08% 210,07 146,71 Trung hạn 307,259 34,3% 408,524 40,81% 415,86 37,03% 101,27 7,34 Dài hạn 382,732 42,8% 177,73 17,75% 145,54 12,96% -205,01 -32,19 Dự nợ theo mục đích vay Mua nhà, sửa chữa nhà 109,265 12,2% 251,56 25,13% 326,35 29,06% 142,30 74,79 Cho vay mua oto 35,658 4,0% 75,68 7,56% 45,68 4,07% 40,02 -30,00

Cho vay du học 7,568 0,8% 8,69 0,87% 11,56 1,03% 1,12 2,87 Cho vay tiêu dùng khác 743,069 83,0% 665,96 66,53% 740,16 65,91% -77,11 74,20

(Nguồn: Báo cáo quyết toán VPBank – CN Nha Trangcác năm 2017 - 2019)

- Dư nợ ngắn hạn : năm 2017 là 205,569 tr VNĐ, năm 2018 đó tăng 210,07 tr VNĐ so với năm trước, năm 2019 đạt mức 562,35 tr VNĐ. Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng thay đổi lớn từ 23% năm 2017 tăng lên đến 50% năm 2019. Điều này là do trong giai đoạn 2017 -2018, thị trường bất động sản Nha Trang có sự đột biến nên các cá nhân vay để đầu tư mau nhà tăng đáng kể.

- Dư nợ trung hạn : dư nợ cho vay trung hạn có tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng, năm 2017 tỷ trọng là 34,3%%, 2018 (40,81%%), 2019 (37,03%). Trong đó năm 2017 là 307,259 triệu đồng, năm 2019, đạt 415,86 triệu đồng, tăng 7,34 triệu so với năm 2018.

- Dư nợ dài hạn : tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng dài hạn giảm dần từ 42,8% năm 2017 còn 12,96% năm 2019, nguyên nhân là do tốc độ tăng dư nợ của cho vay dài hạn nhỏ hơn tốc độ tăng của tổng dư nợ cho vay tiêu dùng.

Theo mục đích vay tiêu dùng, trong giai đoạn 2017 -2019, vay tiêu dùng cho mục đích khác vẫn chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng giảm từ 83% năm 2017 xuống còn 65,91% năm 2019. Có sự biến động lớn nhất là cho vay sửa chữa nhà, mua nhà với giá trị dư nợ từ 109,265 triệu đồng năm 2017 tăng lên đến 326,35 triệu đồng năm 2019.

Bảng 2.5. Tỷ lệ quá hạn tại VPBank – CN Nha Trang

(ĐVT: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2017 2018 2019

Nợ quá hạn 21,13522 50,2949 53,8276

Tỷ lệ nợ quá hạn 2.36 5.02 4.79

(Nguồn: Báo cáo quyết toán VPBank – CN Nha Trangcác năm 2017 - 2019)

Tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh lần lượt là 2.36%; 5.02%; 4.79%. Năm 2016, tỷ lệ này đạt mức thấp nhất do các chính sách cho vay chặt chẽ của ngân hàng nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro tín dụng, nhưng đến năm 2018, tỷ lệ này tăng gấp đôi lên 5.02%, do dư nợ quá hạn tăng 217% trong khi tổng dư nợ cho vay tiêu dùng tăng 50%. Trong năm 2019 dư nợ quá hạn là 53,82 tr VNĐ, đạt tỷ lệ 4.79%, cao hơn nhiều so với mức trung bình 1.76% của tồn chi nhánh Khánh Hịa. Năm 2018 và 2019 là hai năm có hoạt động tín dụng ngân hàng tăng trưởng mạnh nhất, các ngân hàng đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ cạnh tranh hấp dẫn để thu hút khách hàng, do vậy dư nợ quá hạn cũng tăng theo với sự mở rộng tín dụng của ngân hàng.

2.2.3 Kết quả kiểm sốt rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại VPBank – CN Nha Trang

Hệ thống quản trị rủi ro trong năm 2018 -2019 của VPBank nói chung và của Chi nhánh Nha Trang nói riêng tiếp tục được phát huy và đẩy mạnh, tỷ lệ nợ xấu dưới mức kế hoạch, rất ít tổn thất vận hành phát sinh, các rủi ro tiềm năng nằm trong mức chấp nhận được, các chỉ tiêu an tồn trong hoạt động được duy trì và ngày càng được cải thiện.

2.2.3.1. Chính sách tín dụng

Vào dịp đầu năm, VPBank Nha Trang ln ban hành chính sách tín dụng để định hướng cơng tác phát triển tín dụng trong năm đó cho các đơn vị trực thuộc. Tuy nhiên tùy vào điều kiện kinh tế cụ thể của từng năm mà VPBank Khánh Hịa sẽ có những chỉ đạo tín dụng chi tiết hơn theo quý hoặc 6 tháng để giúp các đơn vị kịp thời nắm bắt xu hướng của thị trường, điều chỉnh chính sách bán hàng phù hợp qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh trong cơng tác phát triển tín dụng.

Nhìn chung, trong từng năm Chính sách tín dụng của VPBank Khánh Hòa dựa trên nguyên tắc như tăng trưởng tín dụng trên nguyên tắc có chọn lọc (về đối tượng khách hàng, về lĩnh vực ngành nghề kinh doanh, khu vực địa lý…) nhằm đảm bảo an tồn, hiệu quả trong cơng tác cho vay. Việc phát triển tín dụng phải đi đơi với công tác huy động vốn để đảm bảo việc phát triển kinh doanh bền vững. Việc cấp tín dụng, giải ngân cho khách hàng đều bám sát chỉ tiêu huy động vốn. Phát triển tín dụng phải trên nguyên tắc đo lường và quản trị rủi ro, quy mô dư nợ từng loại khách hàng một cách phù hợp.

Tại VPBank – CN Nha Trang, phát triển tín dụng phải đảm bảo khai thác tối ưu các dịch vụ khác của VPBank cung cấp cho khách hàng, bán chéo sản phẩm nhằm đạt hiệu quả thu nhập tốt nhất, góp phần dịch chuyển tăng thêm doanh thu từ dịch vụ ngồi tín dụng.

Về đối tượng khách hàng: Tập trung phát triển các đối tượng khách hàng có quy mơ vừa và nhỏ, các khách hàng cá nhân đảm bảo cơ cấu tín dụng theo đúng định hướng, phát huy lợi thế khách hàng theo từng vùng miền, từng chi nhánh.

Căn cứ theo chính sách tín dụng của VPBank trong từng thời kỳ, VPBank – CN Nha Trang đã và đang tập trung phát triển khai thác sâu, khai thác toàn diện (dư nợ, tiền gửi, bảo lãnh…) vào các đối tượng khách hàng ưu tiên cho vay tiêu dùng như vay mua nhà, mua xe…Đặc biệt, trong năm 2018 , VPBank – CN Nha Trang đã bắt đầu triển khai lĩnh vực cho vay mới là bất động sản. Hạn mức tín dụng đã được cấp cho khách hàng trong lĩnh vực bất động sản là 300 tỷ đồng, bắt đầu giải ngân từ đầu năm 2018 hứa hẹn sẽ mang lại để có quy mơ dư nợ lớn và có khả năng sinh lời cao.

2.2.3.2. Tài sản đảm bảo

Các khoản cấp tín dụng bán lẻ phải được đảm bảo bằng 100% tài sản. Các hình thức bảo đảm được áp dụng tại VPBank – CN Nha Trang bao gồm: thế chấp tài sản, cầm cố tài sản, ký quỹ, bảo lãnh của bên thứ ba. Tại chi nhánh biện pháp bảo đảm chủ yếu là thế chấp tài sản, cầm cố tài sản, ký quỹ. Công tác định giá tài sản đảm bảo của khách hàng cá nhân tại chi nhánh thực hiện khá tốt, khách quan. Đối với những tài sản giá trị dưới 1 tỷ đồng do các phòng kinh doanh tự thực hiện, những tài sản giá từ 1 tỷ đến 5 tỷ phải có sự đồng ý của Phó giám đốc Chi nhánh, tài sản trên 5 tỷ đồng thì phải lập Hội đồng định giá bao gồm các thành phần định giá là cán bộ QLKH, lãnh đạo phòng kinh doanh, thành viên phịng QLRR và phó giám đốc Chi nhánh. Ngồi cho vay có tài sản bảo đảm thì VPBank – CN Nha Trang cịn có sản phẩm tín dụng khơng có tài sản đảm bảo, cịn gọi là cho vay tín chấp tức được bảo đảm bằng thu nhập của chính khách hàng. Đối với sản phẩm này VPBank – CN Nha Trang ln duy trì ở một tỷ lệ thấp, trong khoảng 8% đến 12% tổng dư nợ.

2.2.3.3. Mua bảo hiểm tín dụng

Theo quy định hiện hành của VPBank, ngân hàng đẩy mạnh công tác bán bảo hiểm vay vốn, quy định bắt buộc 100% khách hàng vay vốn tín chấp phải mua bảo hiểm. Đồng thời, trong năm 2019 và 2020 chi nhánh đẩy mạnh triển khai các gói tín dụng ưu đãi giảm lãi suất cho các khách hàng tham gia bảo hiểm vay vốn. Theo đó, khách hàng vay vốn mua bảo hiểm với số tiền bảo hiểm tối đa bằng mức tiền vay của khách hàng tại VPBank, nhưng không cao hơn mức trách nhiệm tối đa mà cơng ty bảo hiểm có thể cấp theo quy định hiện hành tại thời điểm khách hàng được VPBank cấp tín dụng, thời hạn mua bảo hiểm được xác định từ thời điểm khách hàng được cấp tín dụng đến thời điểm khách hàng hoàn tất các nghĩa vụ phát sinh với ngân hàng, đối tượng thụ hưởng bảo hiểm là VPBank.

2.2.3.4. Cơng tác xử lý các khoản vay có vấn đề

Với những khoản tín dụng có vấn đề như nợ xấu, khách hàng mất khả năng thanh toán, VPBank – CN Nha Trang đã thực hiện các bước quản lý nợ xấu theo đúng quy định của Ngân hành nhà nước và của VPBank như Nghị quyết số 27/NQ-CP ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01/11/2016 của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 08/11/2016 của Quốc hội về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020. Cụ thể :

Xử lý nợ xấu trông qua thu hồi trực tiếp và qua phát mãi tài sản đảm bảo.

Trên cơ sở kết quả phân loại nợ định kỳ, VPBank – CN Nha Trang chỉ đạo thực hiện rà soát, xây dựng phương án xử lý, thu hồi nợ xấu theo từng biện pháp cụ thể. Theo đó, biện pháp thu hồi nợ trực tiếp từ khách hàng, thu hồi nợ thông qua việc phát mãi tài sản đảm bảo được ưu tiên đặt lên hàng đầu. Khi khách hàng thực hiện bất kì một khoản vay nào tại ngân hàng thì ngân hàng đều yêu cầu khách hàng có một tài sản để đảm bảo khả năng trả nợ của mình. Khi khách hàng khơng trả nợ, ngân hàng có quyền mang tài sản này ra phát mại trên thị trường để thu hồi vốn. Do vậy, công tác thẩm định và quản lý tài sản đảm bảo của ngân hàng luôn được chú trọng và là một phần trong quy trình tín dụng. VPBank cũng ban hành những quy định cụ thể về loại tài sản đảm bảo, tỷ lệ dư nợ/giá trị tài sản đảm bảo cho mỗi hình thức cho vay...

Xử lý nợ xấu bằng phương pháp cơ cấu lại nợ

Cơ cấu lại nợ là biện pháp được sử dụng khi một khoản nợ đến kỳ hạn trả nợ nhưng ngân hàng đánh giá khách hàng khó có khả năng thanh tốn theo lịch trả nợ đã ký trước do khách hàng gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên nếu ngân hàng thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ (gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn) thì khách hàng hồn tồn có khả năng thanh tốn đúng hạn. Việc cơ cấu lại nợ không chỉ mở cho doanh nghiệp một lối thoát để tiếp tục kinh doanh mà cịn đem lại lợi ích cho bản thân ngân hàng.

Biện pháp pháp lý thường là biện pháp được chi nhánh áp dụng cuối cùng, sau khi các biện pháp khác đã áp dụng mà việc xử lý thu hồi nợ vẫn không hiệu quả. Do vậy, cần sự can thiệp của các cơ quan pháp luật như: Tòa án, Thi hành án nhằm hỗ trợ ngân hàng tận thu hồi nợ vay... Sở dĩ biện pháp này thường được sử dụng sau cùng vì khi có sự can thiệp của cơ quan pháp lý sẽ thu hút sự chú ý của truyền thông, gây ảnh hưởng tới hình ảnh của VPBank – CN Nha Trang và mối quan hệ của ngân hàng với khách hàng. Ngồi ra chi phí cho một vụ kiện thường khơng nhỏ, thời gian thường kéo dài và đôi khi cũng không giúp ngân hàng tận thu lãi được. Do vậy, chỉ khi các biện pháp cứng rắn khác khơng đạt hiệu quả thì chi nhánh mới sử dụng pháp lý để xử lý nợ xấu.

Xử lý nợ xấu bằng phương pháp khác.

Ngoài việc xử lý nợ xấu bằng các biện pháp nêu trên, trong thời gian qua VPBank – CN Nha Trang còn thực hiện biện pháp xử lý nợ xấu trên cơ sở sự giúp đỡ, hỗ trợ, tạo điều kiện của nhiều cơ quan chức năng địa phương

2.3. Đánh giá chung

2.3.1. Những kết quả đạt được

Trong những năm qua nhờ sự cố gắng của Ban giám đốc, cán bộ nhân viên Chi nhánh đã đạt được kết quả như sau:

+ Mặc dù tốc độ tăng trưởng tín dụng cho vay tiêu dùng tăng cao, nhưng chi nhánh vẫn duy trì được tỉ lệ nợ xấu dưới mức 2%. Chi nhánh đã thực hiện nghiêm túc công tác quản lý nợ quá hạn, tuân thủ việc định kỳ gia hạn nợ, gia hạn và giãn nợ theo đúng quy định. Xác định chính xác nợ quá hạn cho vay tiêu dùng để trích lập dự phịng rủi ro theo đúng quy định, đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Công tác xử lý nợ xấu hiệu quả đã góp phần nâng cao năng lực tài chính, tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển của chi nhánh.

+ Song song với việc tăng cường dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng tốt và nâng cao chất lượng tín dụng, chi nhánh cũng rất quan tâm tới công tác xử lý nợ tồn đọng, tất cả các khoản nợ tồn đọng đều được rà sốt và phân tích những khó khăn thuận lợi để tìm ra các biện pháp xử lý cho phù hợp nhất. Chi nhánh đã ngày càng thực hiện tốt công tác thu hồi nợ tồn đọng, nợ đã xử lý rủi ro.

+ Chi nhánh thường xuyên kiểm soát gia tăng tín dụng cho vay tiêu dùng trên cơ sở cân đối nguồn vốn gắn liền với việc tăng cường kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy trình tín dụng ở từng khâu. Thường xuyên đánh giá, phân tích thực trạng các khoản vay, đặc biệt là các khoản vay có tiềm ẩn rủi ro dẫn đến khả năng không thu được nợ.

+ Chi nhánh đã nâng cao chất lượng báo cáo tín dụng, đảm bảo báo cáo trung thực, chính xác, kịp thời. Thực hiện báo cáo tín dụng hàng tháng, phục vụ cho cơng tác phịng ngừa và hạn chế tín dụng tại chi nhánh. Thực hiện đúng quy chế, quy trình nghiệp vụ, đúng quy chế ủy quyền và phán quyết tín dụng.

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Những hạn chế

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong công tác phịng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh cịn những hạn chế sau:

- Chưa có bộ phận phụ trách rủi ro chuyên biệt để phân loại các khoản tín dụng cho vay tiêu dùng theo mức độ rủi ro, xây dựng giới hạn tín dụng đối với từng khách hàng, nhóm khách hàng, ngành kinh tế, khu vực và xử lý các khoản vay có vấn đề. Thời gian đi cơ sở để kiểm tra hoạt động tín dụng đối với các đơn vị, phòng giao dịch chưa nhiều, công tác tập huấn nghiệp vụ còn hạn chế. Cán bộ thực hiện quy trình nghiệp vụ cịn yếu trong cơng tác thẩm định cho vay.

- Hệ thống thông tin của chi nhánh cịn chưa cập nhật, thiếu sự trao đổi thơng tin với các ngân hàng, trao đổi với các chi nhánh thuộc cùng hệ thống. Chi nhánh vẫn chưa có phịng thơng tin nên chưa thể cung cấp đầy đủ, chính xác và cập nhật thơng tin thường xuyên về tình hình của khách hàng.

- Hệ thống phân loại và xếp hạng tín dụng mà ngân hàng đang áp dụng, chỉ phân loại khách hàng ra: khách hàng loại A, B, C. Điều này đã ảnh hưởng đến việc xác định thời hạn vay vốn cũng như thời gian thu hồi vốn vay không phù hợp.

- Mất cân đối giữa kỳ huy động và kỳ cho vay, sử dụng vốn ngắn hạn tài trợ vốn dài hạn. Doanh thu, lợi nhuận phụ thuộc quá lớn vào nguồn tín dụng.

- Chi nhánh chưa tạo ra các gói sản phẩm phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng khách hàng trong cho vay tiêu dùng. Danh mục cho vay của ngân hàng chưa đa dạng. Việc quản trị danh mục cho vay chưa đa dạng hóa nhằm phân tán rủi ro, đồng

thời, cũng cần chỉ ra được tỷ suất sinh lời chấp nhận được thì tỷ trọng đầu tư tối ưu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng việt nam thịnh vượng chi nhánh nha trang (Trang 27)