CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NHỮNG NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
1.2 Tổng quan các cơng trình nghiên cứu hệ thống ABC tại Việt Nam
1.2.1 Các nghiên cứu về sự cần thiết vận dụng hệ thống ABC tại Việt Nam
Nghiên cứu của Bùi Thị Minh Hải:
- “Rào cản và khó khăn trong áp dụng kế tốn chi phí trên cơ sở hoạt động (ABC)”, Bùi Thị Minh Hải, 2012.
Với phương pháp nghiên cứu định tính, tác giả Bùi Thị Minh Hải (2012) thực hiện q trình nghiên cứu thơng qua việc xem xét, tổng kết các kết quả từ các bài nghiên cứu trước trên thế giới, hệ thống cơ sở lý thuyết và tiến hành phân tích những ưu và nhược điểm của hệ thống kế tốn chi phí theo cơ sở hoạt động so với hệ thống kế tốn chi phí truyền thống. Bên cạnh đó, nghiên cứu tìm hiểu về thực trạng vận dụng hệ thống kế tốn chi phí theo cơ sở hoạt động ABC tại các nước trên thế giới nhằm định hình những nhân tố mang tính rào cản, gây khó khăn trong việc vận dụng. Từ đó, tác giả Bùi Thị Minh Hải đề xuất một số kinh nghiệm phục vụ cho việc ra quyết định áp dụng kế tốn chi phí trên cơ sở hoạt động trong các doanh nghiệp Việt Nam.
Theo Bùi Thị Minh Hải (2012), kế tốn chi phí truyền thống chỉ phù hợp với các doanh nghiệp có quá trình sản xuất đơn giản, sử dụng nguồn lực nhân cơng là chủ yếu do đó chi phí chung, chi phí gián tiếp được phân bổ vào các đối tượng chịu chi phí theo các tiêu thức thường là số lượng sản phẩm sản xuất, số giờ máy chạy, số giờ cơng lao động nhằm phục vụ mục đích định giá hàng tồn kho, tính giá thành sản phẩm. Tuy nhiên khi quá trình sản xuất của doanh nghiệp thay đổi theo hướng đa dạng sản phẩm dịch vụ, quy mơ sản lượng tăng lên, những quy trình sản xuất ngày càng phức tạp và đòi hỏi nhiều phát sinh nhiều hoạt động gián tiếp hỗ trợ cho việc sản xuất, thì khi đấy hệ thống kế tốn chi phí truyền thống khơng cịn đáp ứng được, phân bổ chi phí khơng chính xác, làm giá thành sản phẩm bị sai lệch. Hệ thống kế tốn chi phí trên cơ sở hoạt động ra đời cùng với các lợi ích vượt trội của nó được coi như là cách tiếp cận mới. ABC sử dụng các tiêu thức phân bổ các nguồn lực sử dụng ở các cấp độ hoạt động khác nhau do đó việc phân bổ chi phí và tính giá thành sản phẩm chính xác hơn, ngồi ra ABC cung cấp thơng tin giúp các nhà quản lý phân tích khả năng sinh lợi của sản phẩm và khách hàng tốt hơn, bên cạnh đó ABC cịn tạo ra cơ chế quản lý và kiểm sốt chi phí hiệu quả hơn.
Tác giả tổng kết kết quả nghiên cứu của từ các bài nghiên cứu về việc áp dụng ABC tại các nước trên thế giới từ giai đoạn năm 1995 đến 2007 cho thấy nhận thức về ABC đã tăng đáng kể nhưng tỷ lệ các doanh nghiệp áp dụng hệ thống này rất thấp và có xu hướng giảm đi theo thời gian. Số lượng các doanh nghiệp quyết định không áp dụng hoặc không quan tâm tăng lên.
Để giải thích cho kết quả trên, Bùi Thị Minh Hải (2012) tổng hợp các nhân tố được cho là rào cản gây khó khăn trong việc áp dụng ABC tại các doanh nghiệp qua việc xem xét kết quả từ các bài nghiên cứu trước. Tác giả xác định và phân loại thành ba nhóm nhân tố: Các vấn đề kỹ thuật, các vấn đề về hành vi và các vấn đề về hệ thống dựa trên kết quả nghiên cứu của Fawzi (2008).
Nội dung cuối cùng trình bày về bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, tác giả cho rằng để vận dụng hệ thống kế tốn ABC thành cơng cần phải hội tụ nhiều điều kiện khác nhau. Bùi Thị Minh Hải đưa ra các đặc điểm, các tín hiệu của một doanh nghiệp cho thấy việc áp dụng ABC là cần thiết:
(i) Doanh nghiệp sản xuất hoặc cung cấp nhiều loại sản phẩm và dịch vụ khác nhau.
(ii) Có sự đa dạng hố trong quy trình sản xuất sản phẩm.
(iii) Các chi phí gián tiếp chiếm một tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu chi phí của doanh nghiệp và tỷ trọng này khơng ngừng tăng lên.
(iv) Có sự đa dạng hoá trong các kênh phân phối sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
(v) Có sự khác biệt về mức độ cung cấp dịch vụ cho các khách hàng khác nhau.
(vi) Hệ thống kế tốn chi phí hiện tại bộc lộ nhiều yếu điểm (vii) Áp lực cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt.
Bên cạnh đó, tác giả Bùi Thị Minh Hải cho rằng điều kiện tiên quyết là nhà quản lý doanh nghiệp phải xác định rõ các mục tiêu thiết thực và từ đó ý thức được lợi ích mà hệ thống kế toán ABC mang lại nhằm chuẩn bị tâm lý sẵn sàng vượt qua các rào cản và khó khăn trong thiết kế vận hành hệ thống này.
Nhìn chung, bài nghiên cứu của tác giả Bùi Thị Minh Hải (2012) chỉ mang tính tổng hợp lại những nhân tố rào cản gây khó khăn cho việc vận dụng hệ thống ABC từ các bài nghiên cứu trước đó và khơng đưa ra mơ hình nghiên cứu và mức độ ảnh hưởng cụ thể của các nhân tố này. Tác giả cũng có đề xuất một số nhân tố có thể tác động đến việc vận dụng hệ thống ABC có thể được tham khảo để nghiên cứu sâu vấn đề.
1.2.2 Các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến vận dụng hệ thống ABC tại Việt Nam
Nghiên cứu của Trần Tú Uyên
- “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng áp dụng phương pháp kế tốn chi phí theo hoạt động (ABC) trong các doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam”, Trần Tú Uyên, 2016.
Nhận định tại Việt Nam phương pháp ABC vẫn còn mới và chưa được áp dụng rộng rãi, tác giả Trần Tú Uyên (2016) thực hiện việc nghiên cứu và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng hệ thống ABC trong các doanh nghiệp ngành dược phẩm tại Việt Nam. Từ đó đưa ra các giải pháp mang tính thực tiễn nhằm khuyến khích các doanh nghiệp tăng tỷ lệ áp dụng phương pháp kế toán ABC.
Hình 1.5: Mơ hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng áp dụng phương pháp kế tốn chi phí theo hoạt động (ABC) trong các doanh
nghiệp dược phẩm Việt Nam.
Tác giả nêu ra mơ hình bảy nhân tố có ảnh hưởng đến việc áp dụng ABC gồm có: Quy mơ doanh nghiệp, đầu tư nước ngồi, cấu trúc chi phí, sự đa dạng của sản phẩm, năng lực cạnh tranh, mức độ quan trọng của thơng tin, mức độ tự động hố (xem hình 1.5).
Bằng phương pháp khảo sát, 187 bảng câu hỏi khảo sát được gửi đến các công ty dược phẩm tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ tháng 5 năm 2015 đến tháng 8 năm 2015. Tác giả thu về 56 bảng câu hỏi được hồi đáp phù hợp. Bảng câu hỏi được thiết kế chia làm hai phần. Phần một gồm câu 1- 13 nhằm tìm hiểu những thơng tin cụ thể về công ty như quy mơ cơng ty, loại hình doanh nghiệp, cấu trúc chi phí, văn hố doanh nghiệp. Phần hai gồm câu 14-26 liên quan đến kiến thức về ABC và trạng thái áp dụng ABC, sự phối hợp trong việc áp dụng ABC, lý do áp dụng, mức độ thành công, tầm quan trọng và những khó khăn khi áp dụng ABC, lý do khơng áp dụng, từ chối áp dụng và không xem xét đến việc áp dụng.
Tác giả Trần Tú Un (2016) xây dựng mơ hình hồi quy :
Ln[Prob(Y=1)/(1-Prob(Y=1)] = b0 + b1QUYMO + b2DAUTU + b3CHIPHI +b4DADANG + b5CANHTRANH + b6THONGTIN + b7TUDONGHOA + e
Các biến trong mơ hình được mã số, trong đó:
- Y: Biến phụ thuộc, mã hoá giá trị 1 (áp dụng ABC), 0 ( không áp dụng ABC). - QUYMO: Biến quy mô đo bằng số lượng lao động, mã hoá 1 (dưới 10 lao động), 2 ( từ 10 – 200 lao động), 3 ( 200 – 300 lao động), 4 (300 – 500 lao động), 5 (500 – 1000 lao động), 6 ( trên 1000 lao động).
- DAUTU: Biến đầu tư nước ngồi, mã hố 1 (có vốn đầu tư nước ngồi), 0 ( khơng có vốn đầu tư nước ngồi).
- CHIPHI: Biến cấu trúc chi phí thể hiện tỷ lệ phần trăm chi phí chung trên tổng chi phí, mã hố 1 (5 -20%), 2 (20 – 35%), 3 ( 35 – 50 %).
- DADANG: Biến đa dạng sản phẩm, mã hoá 1 ( 1 sản phẩm), 2 ( 2 – 10 sản phẩm), 3 (11 - 50 sản phẩm), 4 ( 51 – 100 sản phẩm), 5 (101 – 1000 sản phẩm).
- CANHTRANH: Biến năng lực cạnh tranh, mã hoá 1 (Cực kì quan trọng), 2 (rất quan trọng), 3 (Quan trọng), 4 ( Ít quan trọng), 5 ( Khơng quan trọng).
- THONGTIN: Biến mức độ quan trọng của thông tin chi phí đối với doanh nghiệp, mã hoá 1 (tương đối quan trọng), 2 (rất quan trọng), 3 (cực kì quan trọng).
- TUDONGHOA: Biến mức độ tự động hoá, mã hoá 1 (tự động hoá thấp), 2 (tự động hoá cao), 3 ( tự động hố hồn tồn).
Kết quả cho thấy sự vận dụng phương pháp ABC không phụ thuộc vào nhân tố đầu tư nước ngồi (việc có hay khơng có vốn đầu tư nước ngồi) nhưng lại có mối liên hệ đến các nhân tố cịn lại là quy mơ doanh nghiệp, cấu trúc chi phí, năng lực cạnh tranh, mức độ đa dạng của sản phẩm, mức độ quan trọng của thơng tin chi phí, mức độ tự động hoá. Tác giả Trần Tú Uyên nhận định phương pháp ABC là cơng cụ kế tốn hữu ích với các ưu thế vượt bậc so với phương pháp kế toán truyền thống và cho rằng các doanh nghiệp dược Việt Nam đã biết đến và có áp dụng phương pháp này và nêu giải pháp cần chú trọng phát triển kế tốn quản trị, xây dựng nhóm chun trách về ABC trong doanh nghiệp, áp dụng mơ hình ABC giản đơn nhằm tiết kiệm chi phí và hạn chế rào cản chuyên môn/kỹ thuật.
Về hạn chế nghiên cứu, bài nghiên cứu chỉ khảo sát nhóm đối tượng là các cơng ty ngành dược tại Việt Nam, hình thức gửi thư điện tử nên tỉ lệ trả lời không cao. Ngoài ra tác giả Trần Tú Uyên đề xuất nghiên cứu thêm các nhân tố khác như sự đáng tin cậy của hệ thống chi phí, sự gia tăng của chi phí gián tiếp, số lượng trung tâm chi phí.
Nghiên cứu của Nguyễn Việt Hưng
- “Những nhân tố cản trở đến vận dụng phương pháp phân bổ chi phí ước tính theo mức độ hoạt động vào các doanh nghiệp Việt Nam”, Nguyễn Việt Hưng, 2017. Tác giả Nguyễn Việt Hưng (2017) nhận định áp dụng phương pháp ABC sẽ giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả và tính cạnh tranh nhưng thực trạng hiện tại cho thấy có khơng nhiều doanh nghiệp vận dụng phương pháp này. Do đó việc nghiên cứu các nhân tố cản trở vận dụng phương pháp này vào các doanh nghiệp thể hiện tính cấp thiết và phù hợp với thực trạng tại Việt Nam.
Bài nghiên cứu của Nguyễn Việt Hưng (2017) nêu ra chín nhân tố sẽ gây tác động cản trở việc vận dụng phương pháp phân bổ chi phí ước tính theo mức độ hoạt động gồm có: hạn chế về nhận thức (X1), thiếu nguồn lực (X2), tâm lý hạn chế thay đổi (X3), chưa xây dựng chiến lược kinh doanh địi hỏi sử dụng mơ hình ABC (X4), thiếu sự ủng hộ của lãnh đạo (X5), hạn chế về kỹ thuật vận dụng (X6), không quan tâm đến huấn luyện đào tạo (X7), cấu trúc tổ chức chưa thay đổi phù hợp khi triển khai mơ hình ABC (X8), khơng xây dựng mục tiêu cho từng giai đoạn triển khai gắn với khen thưởng hợp lý (X9) và đề xuất mơ hình hồi quy:
Y = a0 + a1X1 + a2X2 + a3X3 + a4X4 + a5X5 + a6X6 + a7X7 + a8X8 + a9X9 + e
Mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết (xem hình 1.6).
Hình 1.6 : Mơ hình nghiên cứu các nhân tố gây cản trở vận dụng phương pháp ABC vào doanh nghiệp Việt Nam.
Để đạt được mục đích của bài nghiên cứu, tác giả Nguyễn Việt Hưng sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp kết hợp cả hai phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Theo tác giả, tiến trình nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn. Giai đoạn đầu thu thập và giải thích dữ liệu định tính thơng qua việc nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu các bài nghiên cứu trước và tham khảo thêm ý kiến chuyên gia nhằm tìm ra các nhân tố hạn chế việc vận dụng phương pháp ABC vào doanh nghiệp và xây dựng mơ hình nghiên cứu phù hợp. Giai đoạn hai, tác giả tiến hành khảo sát, thu thập và phân tích dữ liệu định lượng, phân tích hồi quy nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này trong việc cản trở vận dụng phương pháp ABC vào doanh nghiệp Việt Nam. Với quy trình nghiên cứu rất chi tiết, cụ thể gồm các bước:
Bước 1: Nghiên cứu tài liệu, thiết lập mơ hình, thiết kế bảng câu hỏi điều tra sơ bộ.
Bước 2: Điều tra sơ bộ, đánh giá độ tin cậy thang đo, điều chỉnh thang đo phù hợp, phân tích nhân tố khám phá EFA, thiết lập bảng câu hỏi chính thức.
Bước 3: Điều tra chính thức, phân tích nhân tố khẳng định CFA, phân tích hồi quy.
Thơng qua các cơng ty kiểm tốn, 180 bảng khảo sát được tác giả Nguyễn Việt Hưng gửi đi từ tháng 01 đến tháng 05 năm 2015. Kết quả thu về 161 bảng câu hỏi trả lời hợp lệ. Sau đó dữ liệu thu thập được sẽ được tác giả xử lý hiệu chỉnh bằng phần mềm Excel và phân tích, kiểm định bằng chương trình SPSS.
Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Việt Hưng (2017) cho thấy tất cả các nhân tố nêu ra đều có tác động hạn chế vận dụng phương pháp ABC vào doanh nghiệp Việt Nam, mơ hình đạt mức độ phù hợp là 89,4%. Trong đó tác giả nhận định hạn chế về mặt kỹ thuật có mức độ lớn nhất với hệ số hồi quy 0,639 và hạn chế về mặt tâm lý nhân viên hạn chế thay đổi cũng có tác động đáng kể với hệ số hồi quy 0,577, ngoài ra hạn chế về mặt chưa xây dựng chiến lược kinh doanh đòi hỏi sử dụng phương pháp ABC cũng nên được lưu tâm. Tác giả cũng kết luận nghiên cứu có kết quả phù hợp với thực trạng Việt Nam.
Về mặt hạn chế của bài nghiên cứu, tác giả Nguyễn Việt Hưng (2017) nhận định mẫu khảo sát phục vụ cho nghiên cứu còn nhỏ, cần nghiên cứu mở rộng mẫu, ngoài ra nên nghiên cứu sang các đối tượng khác như công ty nhà nước hoặc các công ty sử dụng phần lớn vốn đầu tư nước ngồi hoặc nhằm tìm kiếm các đặc thù của ngành thì nghiên cứu nên đi sâu vào cụ thể một lĩnh vực hoạt động khác như ngành may mặc, ngành giao nhận, ngành xây dựng .
Nghiên cứu của Phan Đàm Trung Tín
- “Các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) Nghiên cứu các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”, Phan Đàm Trung Tín, 2018.
Theo Phan Đàm Trung Tín (2018) phương pháp hệ thống kế tốn chi phí dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) rất được quan tâm tại các nước trên thế giới do những lợi ích vượt trội của nó so với hệ thống kế tốn chi phí truyền thống. Tác giả nhận định tại Việt Nam, việc áp dụng ABC cũng được nhiều doanh nghiệp, tổ chức trong nhiều lĩnh vực quan tâm và tiến hành nhưng chưa được rộng rãi do còn nhiều rào cản. Chủ đề ABC cũng được nghiên cứu tại Việt Nam nhưng chủ yếu là những nghiên cứu theo hướng ứng dụng vào công ty cụ thể, chưa đi sâu vào phân tích các yếu tố tác động đến việc vận dụng ABC vào doanh nghiệp.
Tác giả Phan Đàm Trung Tín (2018) đưa ra mơ hình nghiên cứu gồm sáu nhân tố có tác động ảnh hưởng đến áp dụng hệ thống ABC tại các doanh nghiệp gồm có: cạnh tranh, mức độ quan trọng của thơng tin chi phí, huấn luyện và đào tạo, chất lượng của hệ thống công nghệ thông tin, quy mô doanh nghệp và sự hỗ trợ và tham gia của quản lý cấp cao (xem hình 1.7).
Hình 1.7: Mơ hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng ABC tại các doanh nghiệp
Nguồn: Pham Đàm trung Tín, 2018, trang 41
Về phương pháp nghiên cứu, tác giả Phan Đàm Trung Tín (2018) sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp. Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để giới thiệu các nhân tố ảnh hưởng và sử dụng phương pháp định lượng nhằm thu thập dữ liệu từ việc khảo sát tại các công ty trong phạm vi thành phố Hồ Chí Minh để nghiên cứu tầm ảnh hưởng của những nhân tố. Quy trình nghiên cứu của tác giả bao gồm ba bước:
Bước 1: Nghiên cứu tài liệu, phân tích các bài nghiên cứu liên quan, xác định