Kết quả kiểm định mối tương quan giữa các biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nhân tố tác động đến vận dụng hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) – nghiên cứu tại các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 99)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

4.4 Kết quả kiểm định hồi qu y Mơ hình hồi quy bội chính thức

4.4.4 Kết quả kiểm định mối tương quan giữa các biến

Tác giả sử dụng hệ thống tương quan Pearson để xem xét mối liên hệ giữa từng biến độc lập với biến phụ thuộc và mối liên hệ giữa các biến độc lập với nhau. Theo kết quả được kết xuất từ phần mềm SPSS (Xem bảng 4.19), các hệ số tương quan giữa từng biến độc lập TT, CT, NL, UH, TL đối với biến phụ thuộc VD đều dương tại mức ý nghĩa sig nhỏ hơn 0,05. Điều này cho thấy các biến độc lập đều có mối tương quan tích cực đến biến phụ thuộc. Ngồi ra kết quả cịn cho thấy giữa các biến độc lập với nhau đều có mối tương quan < 0,6 với mức ý nghĩa sig nhỏ hơn 0,05 điều này càng củng cố hơn giả định khơng có hiện tượng đa cộng tuyến. Mỗi biến độc lập đều phản ánh phần riêng theo dữ liệu của nó. Từ các kết quả trên cho thấy đạt điều kiện đưa vào thực hiện hồi quy.

Bảng 4.19 Ma trận tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập VD TT CT NL UH TL VD TT CT NL UH TL VD Pearson Correlation 1 .657 ** .603** .731** .646** .674** Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 TT Pearson Correlation .657 ** 1 .493** .521** .479** .522** Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 CT Pearson Correlation .603 ** .493** 1 .487** .409** .465** Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 NL Pearson Correlation .731 ** .521** .487** 1 .453** .566** Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 UH Pearson Correlation .646 ** .479** .409** .453** 1 .486** Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 TL Pearson Correlation .674 ** .522** .465** .566** .486** 1 Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 Nguồn: Theo nghiên cứu của tác giả

4.4.5 Mơ hình hồi quy chính thức

Theo như kết quả được kết xuất từ phần mềm SPSS, hệ số hồi quy được thể hiện dưới hai dạng: hệ số hồi quy chuẩn hóa và hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa . Theo Nguyễn Đình Thọ (2012), hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa có giá trị phụ thuộc vào thang đo cho nên không thể sử dụng chúng để so sánh mức độ tác động của các biến độc lập vào biến phụ thuộc trong cùng một mơ hình. Hệ số hồi quy đã chuẩn hóa là

hệ số hồi quy đã được chuẩn hóa các biến, có thể dùng để so sánh mức độ tác động của các biến độc lập vào biến phụ thuộc. Biến độc lập nào có hệ số này càng lớn có nghĩa là biến đó càng tác động mạnh vào biến phụ thuộc.

Tác giả sử dụng hệ số hồi quy đã chuẩn hóa hình thành mơ hình hồi quy chính thức. Qua kết quả thu được (Xem bảng 4.20), các hệ số hồi quy chuẩn hóa của các biến độc lập đều có ý nghĩa thống kê (các giá trị sig đều xấp xỉ 0,00 < 0,05), hệ số chặn constant khơng có ý nghĩa thống kê (sig = 0,983 > 0,05). Do đó bộ hệ số hồi quy đã chuẩn hóa lần lượt là a0 = 0, a1 = 0,184, a2 = 0,157, a3 = 0,337 , a4 = 0,246, a5 = 0,195. Mơ hình hồi quy chính thức được trình bày sau đây:

Mơ hình hồi quy chính thức

VD = 0 + 0,184 CT + 0,157 CT + 0,337 NL + 0,246 UH + 0,195 TL + e

Bảng 4.20 Kết quả phân tích hệ số hồi quy

Mơ hình Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa t Sig. Thống kê đa cộng tuyến B Sai số chuẩn Beta Độ chấp nhận biên VIF 1 (Constant) .004 .204 .021 .983 TT .172 .047 .184 3.682 .000 .583 1.716 CT .163 .049 .157 3.328 .001 .653 1.531 NL .272 .041 .337 6.639 .000 .568 1.760 UH .230 .044 .246 5.252 .000 .665 1.503 TL .175 .046 .195 3.820 .000 .563 1.776

Nguồn: Theo nghiên cứu của tác giả

4.4.6 Kết quả kiểm định mức độ phù hợp của mơ hình hồi quy

Sau khi đã hình thành được mơ hình hồi quy chính thức, vấn đề tiếp theo là kiểm định mức độ phù hợp của mơ hình vừa hình thành. Theo Nguyễn Đình Thọ (2012), việc kiểm định sự phù hợp của mơ hình nhằm giải thích tỷ lệ biến thiên của biến phụ thuộc được giải thích bằng các biến độc lập và phần dư, nghĩa là kiểm định đại lượng biến phụ thuộc khi biến thiên được giải thích bao nhiêu bởi các đại lượng biến độc lập. Tác giả sử dụng hệ số R2 đã hiệu chỉnh để đo lường mức độ phù hợp của mơ hình, hệ số này càng cao thì mức độ phù hợp của mơ hình càng cao. Bên cạnh đó cịn sử dụng giá trị kiểm định F trong phép phân tích ANOVA, nếu biến thiên của hồi quy (regresstion) lớn hơn nhiều lần biến thiên của phần dư (residual) thì mơ hình hồi quy càng phù hợp, căn cứ vào giá trị sig (P-value) của F < giá trị ý nghĩa  cho trước (thường là 0,05) để đánh giá mức độ phù hợp của mơ hình.

Bảng 4.21 Kết quả chỉ số R2 đánh giá mức độ phù hợp mơ hình

hình Hệ số R

Hệ số R2 chưa hiệu chỉnh

Hệ số R2

Đã hiệu chỉnh Sai số chuẩn

Giá trị Durbin-Watson

1 .867a .752 .745 .383 2.079

a. Biến phụ thuộc : VD

b. Biến độc lập: TT, CT, NL, UH, TL

Nguồn: Theo nghiên cứu của tác giả

Theo kết quả thu được (xem bảng 4.21), giá trị hệ số R2 đã điều chỉnh (Adjusted R Square) là 0,745 cho biết mức độ phù hợp của mơ hình so với thực tế đạt 74,5 %, nói cách biến độc lập có ảnh hưởng đến 74,5% sự thay đổi của biến phụ thuộc.

Kết quả thu được từ phân tích ANOVA (xem bảng 4.22) cho giá trị kiểm định F = 102,987 với sig = 0,000, điều đó cho thấy biến thiên của hồi quy lớn hơn nhiều lần so với biến thiên của phần dư, chứng tỏ rằng mơ hình hồi quy chính thức là phù hợp với dữ liệu nghiên cứu và các hệ số hồi quy của mơ hình nghiên cứu có ý nghĩa thống kê và phù hợp với tổng thể (thực tế) đạt mức 74,5 %.

Bảng 4.22 Kết quả phân tích ANOVA

Mơ hình Tổng bình phương Trung bình bình phương F Sig. 1 Hồi quy 75.586 5 15.117 102.987 .000b Phần dư 24.954 170 .147 Tổng 100.540 175

Nguồn: Theo nghiên cứu của tác giả

4.4.7 Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu

Những kết quả nghiên cứu thu được ở phần trên đã cho thấy tất cả các biến độc lập đều tác động đến biến phụ thuộc. Các hệ số hồi quy đều dương cho thấy tất cả các nhân tố: mức độ quan trọng của thông tin chi phí đối với doanh nghiệp, mức độ cạnh tranh trong môi trường hoạt động của doanh nghiệp, tiềm năng nguồn lực của doanh nghiệp, sự ủng hộ của quản lý cấp cao trong doanh nghiệp, tâm lý chấp nhận của nhân viên đều có tác động tích cực đến việc vận dụng hệ thống kế tốn chi phí dựa trên cơ sở hoạt động vào doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Dẫn đến kết luận tất cả các giả thuyết nghiên cứu H1, H2, H3, H4, H5 đều được chấp nhận.

4.5 Thảo luận về kết quả nghiên cứu

Với những kết quả thu được qua quá trình nghiên cứu, tác giả cũng lần lượt giải quyết được những mục tiêu nghiên cứu và có câu trả lời cho những câu hỏi nghiên

Bảng 4.23 Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết Kết quả

kiểm định H1 Mức độ quan trọng của thơng tin chi phí đối với doanh

nghiệp càng cao thì khả năng vận dụng hệ thống kế tốn chi phí dựa trên cơ sở hoạt động càng cao.

Chấp nhận

H2 Mức độ cạnh tranh trong môi trường hoạt động của doanh nghiệp càng cao thì nhu cầu vận dụng hệ thống kế tốn chi phí dựa trên cơ sở hoạt động càng cao.

Chấp nhận

H3 Tiềm năng nguồn lực của doanh nghiệp càng cao thì khả năng vận dụng hệ thống kế tốn chi phí dựa trên cơ sở hoạt động càng cao.

Chấp nhận

H4 Sự ủng hộ của quản lý cấp cao trong doanh nghiệp càng cao thì khả năng vận dụng hệ thống kế tốn chi phí dựa trên cơ sở hoạt động càng cao.

Chấp nhận

H5 Tâm lý chấp nhận của các nhân viên trong doanh nghiệp càng cao thì khả năng vận dụng hệ thống kế tốn chi phí dựa trên cơ sở hoạt động càng cao.

Chấp nhận

Nguồn: Theo nghiên cứu của tác giả

Thông qua phương pháp xem xét các nghiên cứu trong quá khứ có liên quan, tác giả nhận được kết quả cho thấy có năm nhân tố tác động đến việc vận dụng hệ thống kế tốn chi phí dựa trên cơ sở hoạt động vào doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Các nhân tố đó lần lượt là : mức độ quan trọng của thơng tin chi phí đối với doanh nghiệp, mức độ cạnh tranh trong môi trường hoạt động của doanh nghiệp, tiềm năng nguồn lực của doanh nghiệp, sự ủng hộ của quản lý cấp cao trong doanh nghiệp, tâm lý chấp nhận của nhân viên. Do đó kết quả khảo sát định tính này đã giải quyết được mục tiêu nghiên cứu thứ nhất của bài nghiên cứu

này là nhận diện được những nhân tố tác động đến vận dụng hệ thống hế tốn chi phí dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời cũng trả lời được câu hỏi nghiên cứu thứ nhất là những nhân tố nào tác động đến vận dụng hệ thống kế tốn chi phí dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) của các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất được mơ hình lý thuyết.

Tiếp đến để giải quyết được mục tiêu nghiên cứu thứ hai là đo lường và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến sự vận dụng hệ thống kế tốn chi phí cơ sở hoạt động (ABC) của các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, cũng như tìm câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ hai là mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến vận dụng hệ thống kế tốn chi phí dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) của các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào, tác giả thực hiện việc khảo sát định lượng nhằm kiểm định mơ hình hồi quy lý thuyết đã đề xuất từ mục tiêu thứ nhất. Tác giả đã thu thập dữ liệu mẫu khảo sát, sử dụng phần mềm SPSS phân tích dữ liệu thu được và kết xuất kết quả.

Với kết quả thu được (xem bảng 4.24), tác giả đã giải quyết được mục tiêu nghiên cứu thứ hai và trả lời được câu hỏi nghiên cứu thứ hai.

Mức độ ảnh hưởng của nhân tố tiềm năng nguồn lực của doanh nghiệp có mức độ tác động lớn nhất đến việc vận dụng hệ thống ABC vào các doanh nghiệp xây dựng tại TP.HCM, nhân tố này đạt mức ảnh hưởng 30,1% trong tổng mức độ ảnh hưởng của tất cả các nhân tố. Kết quả này cho thấy nghiên cứu có sự phù hợp với các nghiên cứu trước đó về vấn đề hệ thống ABC. Kết quả này cũng cho thấy các dữ liệu khảo sát thu thập được phù hợp với thực trạng hiện nay của các doanh nghiệp xây dựng trong địa bàn TP.HCM. Doanh nghiệp có thể vận dụng được hệ thống ABC hay không phụ thuộc nhiều vào các tiềm năng về nguồn lực trong doanh nghiệp, việc vận dụng này sẽ được đẩy mạnh và thực hiện tốt khi doanh nghiệp có tiềm năng nguồn lực về con người như là các nhân viên có đủ kiến thức và hiểu biết về hệ thống ABC; có tiềm năng về tài chính như là đủ ngân sách để đáp ứng việc theo đuổi thực hiện và phát triển dự án vận dụng ABC. Ngoài ra việc vận dụng hệ thống ABC vào doanh

nghiệp cũng sẽ dễ dàng thực hiện hơn nếu doanh nghiệp có tiềm năng nguồn lực về trang thiết bị máy tính phù hợp với u cầu, có phần mềm xử lý dữ liệu chuyên nghiệp đáp ứng tốt nhu cầu phát triển dự án này.

Bảng 4.24: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến biến phụ thuộc

hiệu Nhân tố Hệ số

hồi quy

Đóng góp mức độ tác động TT Mức độ quan trọng của thơng tin chi

phí đối với doanh nghiệp 0,184 16,4 %

CT Mức độ cạnh tranh trong môi trường

hoạt động của doanh nghiệp 0,157 14,0 %

NL Tiềm năng nguồn lực của doanh nghiệp 0,337 30,1 % UH Sự ủng hộ của quản lý cấp cao trong

doanh nghiệp 0,246 21,9 %

TL Tâm lý chấp nhận của các nhân viên

trong doanh nghiệp 0,195 17,6 %

Nguồn: Theo nghiên cứu của tác giả

Nhân tố tiếp theo có mức độ ảnh hưởng lớn thứ hai là sự ủng hộ của quản lý cấp cao trong doanh nghiệp, đạt mức độ đóng góp 21,9%. Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây và phù hợp với thực tiễn. Sự hỗ trợ của các nhà quản lý cấp cao trong cơng ty ln có vai trị rất quan trọng trong việc thúc đẩy vận dụng ABC vào doanh nghiệp, biểu hiện qua việc ủng hộ về nguồn lực thực hiện dự án, ủng hộ giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai dự án và đề ra các quy định, khen thưởng, chế tài hợp lý nhằm hỗ trợ các nhân viên thực hiện tốt dự án vận dụng hệ thống ABC. Sự ủng hộ này càng lớn thì việc vận dụng hệ thống ABC sẽ càng được đẩy mạnh thực hiện.

Nhân tố tiếp theo có mức độ ảnh hưởng lớn thứ ba là tâm lý chấp nhận của nhân viên, với mức đóng góp tác động là 17,6%. Kết quả này cũng phù hợp với các

nghiên cứu trước đây và phù hợp với thực tiễn. Những bài nghiên cứu mang tính chất kinh tế xã hội như vậy luôn xuất hiện những tác động từ các nhân tố có yếu tố con người, cụ thể ở đây là tâm lý nhân viên trong doanh nghiệp. Mức độ vận dụng hệ thống ABC vào doanh nghiệp tất yếu sẽ không cao nếu các nhân viên trong doanh nghiệp tồn tại tâm lý e ngại việc sẽ thay đổi cách thức làm việc mới, luôn cho rằng lý thuyết thực hiện quá phức tạp và nghi ngờ về kết quả đạt được từ việc vận dụng hệ thống mới này. Ngược lại, nếu các nhân viên đều có tâm lý sẵn sàng chấp nhận sự thay đổi hệ thống kế tốn, hiểu được lợi ích của hệ thống ABC mang đến cho doanh nghiệp thì việc triển khai vận dụng hệ thống này sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

Hai nhân tố cuối cùng cịn lại có mức độ ảnh hưởng tương đối xấp xỉ nhau là nhân tố mức độ quan trọng của thơng tin chi phí đối với doanh nghiệp (đạt 16,4 %) và mức độ cạnh tranh trong môi trường hoạt động của doanh nghiệp (đạt 14,0%). Kết quả ảnh hưởng này cũng cho thấy nếu doanh nghiệp đánh giá mức độ quan trọng của thơng tin chi phí càng cao, mức độ cạnh tranh trong môi trường kinh doanh càng khốc liệt thì việc vận dụng hệ thống ABC càng được chú tâm và đẩy mạnh.

So sánh với các nghiên cứu trước đây, tác giả nhận thấy những điểm tương đồng và khác biệt cụ thể như sau: Về điểm tương đồng, các nhân tố ảnh hưởng được nêu ra trong bài nghiên cứu đều có tác động đến vận dụng hệ thống ABC, kết quả này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu trước đó về các nhân tố ảnh hưởng này cả về loại nhân tố và chiều hướng tác động cả trên thế giới và tại Việt Nam. Về điểm khác biệt, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy khác biệt cơ bản chủ yếu là mức độ tác động mạnh hay yếu của từng loại nhân tố. Cụ thể, kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Việt Hưng (2017) thể hiện nhân tố tác động mạnh nhất là yếu tố kỹ thuật và yếu tố tâm lý, hoặc như bài nghiên cứu của tác giả Phan Đàm Trung Tín (2018), nhân tố tác động mạnh nhất là sự cạnh tranh. Tuy nhiên với kết quả của bài nghiên cứu, nhân tố có tác động mạnh nhất là tiềm năng nguồn lực của doanh nghiệp, sự khác biệt trong kết quả này có thể cung cấp thơng tin hữu ích cho các nhà quản lý doanh nghiệp khi xem xét mơ hình.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Trong Chương 4, tác giả đã trình bày các kết quả nghiên cứu chính thức cho bài nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy các thang đo đạt được độ tin cậy và có giá trị. Kiểm định phân tích nhân tố khám phá EFA cũng đạt kết quả đủ tiêu chuẩn. Kết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nhân tố tác động đến vận dụng hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) – nghiên cứu tại các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 99)