Quy trình nghiên cứu của tác giả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nhân tố tác động đến vận dụng hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) – nghiên cứu tại các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 67 - 73)

Bước 2: Điều chỉnh thang đo phù hợp, thiết lập bảng câu hỏi khảo sát chính

thức.

Tại bước này, sau khi đã xây dựng được mơ hình các nhân tố tác động đến vận dụng hệ thống kế toán dựa trên cơ sở hoạt động ABC, mục tiêu tiếp theo là cần phải đo lường các nhân tố này nhằm phân tích đánh giá mức độ ảnh hưởng của chúng đến biến phụ thuộc. Tác giả kế thừa thang đo các biến quan sát của các nhân tố đã tổng hợp được từ các bài nghiên cứu trong quá khứ có liên quan đến vấn đề này. Tác giả hiệu chỉnh các thang đo phù hợp và thiết lập bảng câu hỏi khảo sát chính thức. Bảng câu hỏi khảo sát chính thức được thiết kế đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ để đánh giá các nhân tố.

Bước 3: Nghiên cứu chính thức , đánh giá mức độ tác động của các nhân tố.

Sau bước điều chỉnh, bảng câu hỏi khảo sát chính thức đã được hồn thành. Tác giả tiến hành gửi các bảng câu hỏi khảo sát chính thức đến những đối tượng khảo sát đang hoạt động trong lĩnh vực kế toán và quản lý tại các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Đó là các nhân viên kế toán tổng hợp, kế tốn trưởng, giám đốc tài chính, giám đốc điều hành của các doanh nghiệp.

Sau khi nhận được kết quả các bảng câu hỏi khảo sát, dữ liệu sẽ được tiến hành làm sạch trên phần mềm Excel và được nhập liệu vào phần mềm SPSS. Bước tiếp theo tác giả đánh giá độ tin cậy thang đo chính thức bằng chỉ số Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA) nhằm đánh giá hai giá trị quan trọng của thang đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Khi bộ thang đo được được kiểm định là phù hợp, tác giả sẽ tiến hành phân tích hồi quy nhằm đánh giá mức độ tác động của những nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng hệ thống kế tốn chi phí dựa trên cơ sở hoạt động tại các doanh nghiệp xây dựng thuộc địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả từ quá trình này sẽ ước lượng các hệ số hồi quy thể hiện mức độ tác động của từng nhân tố ảnh hưởng đến biến phụ thuộc. Để chứng minh kết quả phân tích hồi quy là phù hợp, kiểm định thống kê T dùng để đánh giá mức độ phù hợp của hệ số hồi quy của các biến độc lập và kiểm định F để kiểm định sự phù hợp của mơ hình nhằm đánh giá mức độ giải thích mơ hình hồi quy với dữ liệu thực tế. Trong bước này, tác giả có

kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến, hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi để chứng minh dữ liệu thu thập được đảm bảo tính khoa học cho bài nghiên cứu. Sau khi hoàn thành bước này, kết quả thu được là mơ hình đánh giá mức độ tác động của những nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng hệ thống kế tốn chi phí dựa trên cơ sở hoạt động của các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

3.2 Giả thuyết nghiên cứu, mơ hình nghiên cứu, xây dựng thang đo 3.2.1 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu

Theo Nguyễn Đình Thọ (2012), giả thuyết chính là câu trả lời dự kiến cho các câu hỏi nghiên cứu vì những câu trả lời này chưa được kiểm định. Trên nền tảng nghiên cứu lý thuyết nền theo các tài liệu nghiên cứu có liên quan đã nêu trong chương hai. Bài viết lần lượt trình bày các giả thuyết liên quan đến những nhân tố tác động đến vận dụng hệ thống kế tốn chi phí dựa trên cơ sở hoạt động đối với các doanh nghiệp.

Giả thuyết liên quan đến nhân tố: Mức độ quan trọng của thơng tin chi phí đối với doanh nghiệp.

Nhân tố đầu tiên tác động đến sự vận hệ thống kế tốn chi phí dựa trên cơ sở hoạt động là mức độ quan trọng của thông tin chi phí đối với doanh nghiệp. Tác giả Kaplan và Cooper (1998) cho rằng các doanh nghiệp ngày càng có nhu cầu sử dụng hệ thống kế tốn chi phí tinh vi hơn để dựa vào thơng tin chi phí chính xác được cung cấp để định giá giá trị hàng tồn kho và đo lường lợi nhuận nhằm ra quyết định chiến lược đúng đắn, và điều này cho thấy mối quan hệ tích cực giữa mức độ quan trọng của thông tin đối với việc xem xét vận dụng hệ thống kế tốn chi phí dựa trên cơ sở hoạt động vào doanh nghiệp.

Để ra các quyết định kinh doanh đúng đắn, đòi hỏi nhà quản lý doanh nghiệp phải nắm chính xác các thơng tin chi phí liên quan, bên cạnh đó hiểu rõ được mức độ quan trọng của chúng trong việc ra quyết định, và những thơng tin chi phí quan trọng này chỉ có thể được cung cấp từ một hệ thống kế tốn chi phí mới, tinh vi hơn, chính

xác hơn hệ thống kế tốn chi phí truyền thống. Do đó, giả thuyết nghiên cứu liên quan đến nhân tố này là:

H1: Mức độ quan trọng của thơng tin chi phí đối với doanh nghiệp càng cao thì khả năng vận dụng hệ thống kế tốn chi phí dựa trên cơ sở hoạt động càng cao.

Giả thuyết liên quan đến nhân tố: Mức độ cạnh tranh trong môi trường hoạt động của doanh nghiệp.

Nhân tố thứ hai tác động đến sự vận hệ thống kế tốn chi phí dựa trên cơ sở hoạt động là mức độ cạnh tranh trong môi trường hoạt động của doanh nghiệp. Theo Al- Omiri và Drury (2007), các bài nghiên cứu liên quan cho thấy các công ty càng phải tồn tại trong mơi trường thị trường cạnh tranh khốc liệt thì thường có xu hướng sử dụng các hệ thống kế tốn chi phí tinh vi hơn. Các công ty phải đối mặt với điều kiện thị trường cạnh tranh mạnh mẽ thường chịu các áp lực từ các công ty đối thủ cùng ngành trong việc quyết định áp giá bán sản phẩm, hoặc tăng các chính sách khuyến mại nhằm thu hút khách hàng. Do đó, nhu cầu về sự chính xác của hệ thống kế tốn chi phí ưu việt ln phải tăng lên, với nguồn thơng tin chi phí chính xác, các doanh nghiệp sẽ có những quyết định phù hợp trong chiến lược cạnh tranh với đối thủ. Như vậy, giả thuyết nghiên cứu có liên quan đến nhân tố này là:

H2: Mức độ cạnh tranh trong môi trường hoạt động của doanh nghiệp càng cao thì nhu cầu vận dụng hệ thống kế tốn chi phí dựa trên cơ sở hoạt động càng cao.

Giả thuyết liên quan đến nhân tố: Tiềm năng nguồn lực của doanh nghiệp

Nhân tố thứ ba tác động đến sự vận hệ thống kế tốn chi phí dựa trên cơ sở hoạt động là tiềm năng nguồn lực của doanh nghiệp. Để thực hiện một dự án hay một sự thay đổi đột phá nào đó trong hoạt động của doanh nghiệp đều địi hỏi phải có đủ tiềm năng các nguồn lực để đáp ứng sự thay đổi đó. Việc doanh nghiệp quyết định đổi mới hệ thống kế tốn chi phí truyền thống, thực hiện dự án vận dụng hệ thống ABC cũng khơng nằm ngồi điều này. Để có thể vận dụng hệ thống ABC địi hỏi

doanh nghiệp phải có tiềm năng nguồn lực về con người là đội ngũ nhân viên kế tốn có kiến thức về hệ thống này, bởi vì khi triển khai, chính các nhân viên kế tốn đóng vai trị quan trọng vì họ hiểu rất rõ về chi phí của cơng ty cũng như đối tượng sử dụng chi phí, theo như Teemu (1997). Tiềm năng nguồn lực về tài chính cũng thể hiện tác động tích cực của nó, theo Nguyễn Việt Hưng (2017), thiếu ngân sách hỗ trợ là một trong những hạn chế về nguồn lực cho dự án vận dụng hệ thống chi phí mới. Việc triển khai dự án sẽ dễ thất bại nếu khơng đủ nguồn tài chính hỗ trợ cho các hoạt động phát triển dự án này. Bên cạnh đó, nguồn lực về trang thiết bị máy tính đầy đủ, phần mềm được thiết kế phù hợp cũng góp phần thúc đẩy, hỗ trợ việc thực hiện dự án vận dụng hệ thống ABC được diễn ra tốt hơn. Vì những lý do trên, giả thuyết nghiên cứu có liên quan đến nhân tố này là:

H3: Tiềm năng nguồn lực của doanh nghiệp càng cao thì khả năng vận dụng hệ thống kế tốn chi phí dựa trên cơ sở hoạt động càng cao.

Giả thuyết liên quan đến nhân tố : Sự ủng hộ của quản lý cấp cao trong doanh nghiệp

Nhân tố thứ tư tác động đến sự vận hệ thống kế tốn chi phí dựa trên cơ sở hoạt động là sự ủng hộ của quản lý cấp cao trong doanh nghiệp. Theo bài nghiên cứu của Teemu (1997) và Fawzi (2008), sự ủng hộ của các nhà quản lý cấp cao trong doanh nghiệp là một trong những nhân tố quan trọng và tác độ mạnh mẽ đến việc quyết định lựa chọn và triển khai vận dụng hệ thống ABC của doanh nghiệp. Sự ủng hộ từ các nhà quản lý cấp cao trong doanh nghiệp được thể hiện qua nhiều khía cạnh. Sự ủng hộ về tài chính thể hiện trong việc các cấp lãnh đạo quyết định việc cấp ngân sách phù hợp cho dự án, bên cạnh đó hỗ trợ giải quyết các xung đột giữa các phịng ban bộ phận trong q trình triển khai dự án vì những mâu thuẫn này là khơng tránh khỏi. Mặt khác hoạt động triển khai vận dụng và triển khai hệ thống kế toán dựa trên cơ sở hoạt động sẽ được xúc tiến mạnh và kiểm soát chặt chẽ hơn từ các quyết định bắt buộc các phòng ban chức năng phải cùng chung tay thực hiện dự án cùng với tồn

cơng ty. Điều này cho thấy mối quan hệ tích cực giữa nhân tố này với việc vận dụng hệ thống ABC. Do đó, giả thuyết nghiên cứu liên quan đến nhân tố này như sau:

H4: Sự ủng hộ của quản lý cấp cao trong doanh nghiệp càng cao thì khả năng vận dụng hệ thống kế tốn chi phí dựa trên cơ sở hoạt động càng cao.

Giả thuyết liên quan đến nhân tố : Tâm lý chấp nhận của các nhân viên trong doanh nghiệp

Nhân tố thứ năm tác động đến sự vận hệ thống kế tốn chi phí dựa trên cơ sở hoạt động là tâm lý chấp nhận của các nhân viên trong doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp luôn tồn tại những nhân viên với tâm lý không muốn thay đổi hoạt động làm việc hàng ngày đã quá quen thuộc với họ. Tâm lý này nếu cịn tiếp diễn sẽ kìm hãm sự phát triển của dự án ABC, do đó địi hỏi các nhân viên cần phải được trang bị tâm lý sẵn sàng chấp nhận sự thay đổi theo hệ thống mới. Theo bài viết của Teemu (1997) khi tiến hành triển khai vận dụng hệ thống ABC, một số nhân viên sẽ nảy sinh tâm lý kháng cự không muốn tham gia triển khai dự án vì nhiều ngun nhân: khơng tự tin về kiến thức, muốn duy trì cách làm cũ, cho rằng hệ thống kế tốn cũ đã đủ áp ứng u cầu cơng việc. Ngược lại, nếu các nhân viên trong doanh nghiệp tin rằng hệ thống ABC sẽ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, tin tưởng về tính khả quan của dự án và tự tin bản thân và tổ chức sẽ thực hiện được, những điều đấy sẽ làm bàn đạp thúc đẩy việc thực hiện triển khai hệ thống ABC được trơn tru hơn. Vì hệ thống ABC khơng thể thực hiện nếu khơng có yếu tố con người. Từ các nghiên cứu trên, có thể thấy là vấn đề tâm lý chấp nhận của các nhân viên đã thật sự có ảnh hưởng theo chiều hướng tích cực đến việc vận dụng triển khai hệ thống kế toán dựa trên cơ sở hoạt động. Giả thuyết nghiên cứu liên quan đến nhân tố này là:

H5: Tâm lý chấp nhận của các nhân viên trong doanh nghiệp càng cao thì khả năng vận dụng hệ thống kế tốn chi phí dựa trên cơ sở hoạt động càng cao.

3.2.2 Mơ hình nghiên cứu

Dựa trên những nghiên cứu trên và các giả thuyết nghiên cứu đã được trình bày, việc vận dụng hệ thống kế tốn chi phí dựa trên cơ sở hoạt động chịu sự tác động của một số nhân tố. Kế thừa bài nghiên cứu của tác giả Al-Omiri & Drury (2007), các nhân tố ảnh hưởng được đưa ra gồm có: (1) Mức độ quan trọng của thơng tin chi phí đối với doanh nghiệp, (2) Mức độ cạnh tranh trong môi trường hoạt động của doanh nghiệp. Kế thừa bài nghiên cứu của tác giả Teemu (1997), các nhân tố ảnh hưởng được đưa ra gồm có: (3) Tiềm năng nguồn lực của doanh nghiệp, (4) Sự ủng hộ của quản lý cấp cao trong doanh nghiệp, (5) Tâm lý chấp nhận của các nhân viên.

Tác giả trình bày mơ hình nghiên cứu và hệ thống các giả thuyết (xem hình 3.2).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nhân tố tác động đến vận dụng hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) – nghiên cứu tại các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 67 - 73)