Mơ hình nhân tố của Henry và cộng sự (2012)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của chuỗi cung ứng chuối tươi xuất khẩu tại tỉnh tây ninh (Trang 26)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở lý thuyết

2.1.3.2. Mơ hình nhân tố của Henry và cộng sự (2012)

Theo Henry và cộng sự (2012), đối với trường hợp nghiên cứu 1.500 nhà sản xuất kệ chứa hàng (pallet) gỗ ở Mỹ, Hoạt động sản xuất, mối quan hệ trong chuỗi cung ứng, hoạt động quản trị kinh doanh, mơi trường khơng ổn định có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của chuỗi cung ứng. Theo đó, biến phụ thuộc Kết quả của quản trị chuỗi cung ứng

Môi trường không ổn định Hoạt động sản xuất

Mối quan hệ trong chuỗi Quản trị kinh doanh

Kết quả hoạt động của chuỗi cung ứng H1 (+) H2 (+) H3 (+) H4 (-)

được đo lường qua hoạt động logistics, thị trường nhà cung cấp, biểu hiện nhà cung cấp, nguồn nguyên liệu. Còn các biến độc lập được đo lường như sau:

- Hoạt động sản xuất được đo lường thơng qua chi phí (cost), chất lượng (quality), độ linh hoạt (Flexibility), và hệ thống sản xuất (Production system)

- Hoạt động quản trị kinh doanh bao gồm chiến lược, lập kế hoạch hoạt động, marketing, đầu tư và quản lý đổi mới.

- Mối quan hệ trong chuỗi cung ứng bao gồm mối quan hệ với nhà cung cấp, mối quan hệ với khách hàng.

- Môi trường không ổn định được nghiên cứu bao gồm môi trường cơng ty, sự hỗ trợ của chính phủ, khía cạnh khơng chắc chắn từ bên ngồi.

Mơi trường khơng ổn định có ảnh hưởng tiêu cực cịn ba nhân tố cịn lại đều có ảnh hưởng tích cực đến biến phụ thuộc.

Hình 2.3. Mơ hình nghiên cứu của Henry và cộng sự

(Nguồn: Henry, 2012)

2.1.3.3. Mơ hình nghiên cứu của Nabila và cộng sự (2013)

Kết quả nghiên cứu của Nabila và cộng sự (2013) về chuỗi cung ứng ngành dệt may tại Pakistan với quy mô mẫu là 100 cơng ty đề xuất mơ hình nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của quản trị chuỗi cung ứng, bao gồm các biến: (1) kế hoạch, (2) chất lượng,

Nguồn nguyên liệu Kế hoạch

Chất lượng Thời gian giao hàng

Kết quả hoạt động của chuỗi cung ứng

H1 (+) H2 (+) H3 (+) H4 (+)

(3) thời gian giao hàng, (4) nguồn nguyên liệu có ảnh hưởng đến sự hiệu quả của quản trị chuỗi cung ứng (Supply chain management – SCM).

- Kế hoạch gồm các thành tố về thị trường, ngành, so sánh giá có ảnh hưởng tích cực quan trọng đến SCM.

- Thời gian giao hàng cũng có một ảnh hưởng tích cực đáng kể đến SCM đó là các yếu tố mối quan hệ nhà cung cấp, thời gian giao hàng, thời gian hoàn thành đơn hàng, liên hệ nhà cung cấp nhanh chóng, phản hồi nhà cung cấp.

- Chất lượng bao gồm chất lượng nguyên vật liệu, kỹ năng công nhân, kiểm soát chất lượng.

- Nguồn nguyên liệu bao gồm nguồn nguyên liệu nước ngoài, quy định của chính phủ liên quan đến vận chuyển, chi phí vận chuyển thấp.

Sự hiệu quả của quản trị chuỗi cung ứng được đo lường bằng các yếu tố khả năng lấp đầy đơn hàng, sự hài lòng, thời gian sản xuất và chu kỳ thời gian. Cả bốn nhân tố đều ảnh hưởng tích cực đến sự hiêu quả của quản trị chuỗi cung ứng.

Hình 2.4. Mơ hình nghiên cứu của Nabila và cộng sự

(Nguồn: Nabila và cộng sự ,2013)

2.1.3.4. Mơ hình nghiên cứu của Ramayah và cộng sự (2008)

Cơng trình nghiên cứu của Ramayah và cộng sự (2008) khi khảo sát 250 công ty sản xuất ở Penang, Malaysia cho thấy yếu tố cơng nghệ thơng tin khơng có ảnh hưởng

đến kết quả hoạt động của chuỗi cung ứng. Tuy nhiên yếu tố về mối quan hệ giữa các bên bao gồm sự tin cậy và cam kết thì có ảnh hưởng tích cực đến kết quả hoạt động của chuỗi cung ứng. Sự tin cậy là niềm tin của một bên về độ tin cậy và trung thực của đối tác. Sự cam kết được định nghĩa là một bên đối tác tin rằng một mối quan hệ tiếp diễn với đối tác cịn lại thì quan trọng nên phải nỗ lực hết sức duy trì nó, do đó, bên được cam kết tin vào mối quan hệ đáng để làm việc và kéo dài không thời hạn.

Sự tin cậy bao gồm các yếu tố là nhà cung cấp đáng tin cậy, nhận được thương lượng công bằng từ nhà cung cấp, nhà cung cấp cởi mở và thành thật khi thương lượng, nhà cung cấp tôn trọng bảo mật thông tin được cung cấp, mối quan hệ được xây dựng trên cấp độ cao của sự thân thiện, các giao dịch không cần phải giám sát kỹ lưỡng.

Sự cam kết được mô tả thông qua sự tuân thủ cam kết của nhà cung cấp, hai bên cùng giữ lời hứa, nhà cung cấp đầu tư nhiều nỗ lực để xây dựng mối quan hệ, tin tưởng sẽ tiếp tục hợp tác với nhà cung cấp trong tương lai.

Kết quả hoạt động của chuỗi cung ứng được đo lường dựa trên bốn thành phần (độ tin cậy; sự phản hồi; sự linh hoạt và tính chi phí) trong tổng số năm thành phần của mơ hình tham chiếu hoạt động chuỗi cung ứng (SCOR). Đo lường tài sản không được áp dụng do đây là tiêu chí đánh giá kết quả nội bộ trong khi vấn đề nghiên cứu là mối quan hệ liên tổ chức. Kết quả hoạt động của chuỗi cung ứng được xác định bằng cách đánh giá biểu hiện của đối tượng khảo sát với trung bình ngành.

2.1.3.5. Mơ hình nghiên cứu của Robert và Christian (2002)

Theo Robert và Christian (2002), khi khảo sát 500 giám đốc mua hàng của các doanh nghiệp tự động hóa, máy tính, hóa chất, sản phẩm tiêu dùng, điện tử, thiết bị công nghiệp, dược phẩm và thép cho thấy (1) sự tin cậy, (2) tài sản chuyên dụng và (3) độ cảm nhận của người mua về sự phụ thuộc là ba biến có ảnh hưởng đến sự phản hồi của chuỗi cung ứng.

Yếu tố đầu tiên có ảnh hưởng đến sự phản hồi của chuỗi cung ứng là sự tin cậy, khi mà dạng hợp đồng khơng chính thức được tơn trọng và sự tin cậy là chắc chắn thì nhà

cung cấp thường sẵn lịng đẩy nhanh đơn hàng cho những người mua mà họ biết tiếp tục trung thành với họ và tin cậy cao với họ. Từ đó sự phản hồi của chuỗi cung ứng được cải thiện.

Bên cạnh đó, yếu tố nhà cung cấp đầu tư tài sản chuyên dụng liên quan địa điểm và tài sản đặc thù liên quan vốn con người cũng có ảnh hưởng tích cực đến mức độ phản hồi của chuỗi cung ứng. Tính đặc thù của tài sản có thể liên quan đến địa điểm cụ thể (là dạng đầu tư cố định, đặt gần bên nhau để đạt được kinh tế về tồn kho và chi phí vận chuyển), tài sản vật chất (máy móc chuyên dụng), vốn con người (nhân lực có kỹ năng đặc biệt). Những đầu tư này khơng thể chuyển nhượng và có lợi ích nếu mối quan hệ bị chấm dứt. Nhưng nếu được áp dụng đúng cách những khoản đầu tư từ nhà cung cấp cho phép khả năng tích hợp chặt chẽ hơn, cải thiện dịng chảy thơng tin và liên kết giữa các bên trong chuỗi cung ứng nhờ đó tính phản hồi được nâng cao.

Yếu tố cuối cùng ảnh hưởng đến sự phản hồi của chuỗi cung ứng là độ cảm nhận của người mua về sự phụ thuộc. Nếu gia tăng sự phụ thuộc này làm cho độ phản hồi của chuỗi cung ứng giảm đi. Ba yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức độ cảm nhận sự phụ thuộc là mức độ quan trọng của nguồn cung, sự mở rộng nhóm lợi ích có tồn quyền và sự gia tăng khơng có sự lựa chọn thay thế. Trong nghiên cứu đề cập đến trường hợp gia tăng sự phụ thuộc của người mua là khi người mua ít có lựa chọn thay thế, chỉ có ít nhà cung cấp của một hàng hóa quan trọng trong địa phương và nhà cung cấp là bên duy nhất có đủ khả năng cung cấp hàng hóa hay dịch vụ. Do đó nhà cung cấp có thể khai thác năng lực đàm phán để áp đặt người mua có nhưng điều khoản có lợi hơn cho họ. Chính vì vậy nhà cung cấp có thể khơng phản ứng nhanh đối với đơn hàng của người mua và thực sự trở nên tự mãn.

2.1.3.6. Mơ hình nghiên cứu của Sunil và cộng sự (2008)

Theo Sunil và cộng sự (2008), sự hiệu quả của chuỗi cung ứng chịu ảnh hưởng bởi các nhóm yếu tố sau: mức độ quản trị cấp cao phù hợp với nhu cầu của chuỗi cung ứng, cam kết của mạng lưới và độ tập trung của quyết định điều hành.

Yếu tố đầu tiên là các chiến lược của tổ chức ảnh hưởng tới quản trị chuỗi cung ứng và nhấn mạnh mức độ quan trọng của việc ưu tiên cạnh tranh trong quyết định quản trị cấp cao ví dụ như chiến lược mua hàng từ đó ảnh hưởng mạnh đến kết quả hoạt động của công ty.

Yếu tố thứ hai là sự cam kết của mạng lưới chuỗi cung ứng, ở đây sự cam kết là một biến toàn diện đề cập đến các thành viên cam kết công việc hiệu quả và mỗi mắt xích trong chuỗi cung ứng đảm bảo thực hiện tốt vị trí của mình và cam kết điều đó với tác nhân khác. Một chuỗi cung ứng hiệu quả đòi hỏi một mức độ cao của sự cam kết của các mắt xích trên tồn mạng lưới. Hơn thế nữa, đảm bảo cam kết với các tổ chức phía trên và phía dưới chuỗi cho phép các tác nhân cùng chia sẻ và hợp tác chặt chẽ để thực hiện mục tiêu chung. Từ đó sự hợp tác liên tổ chức sẽ giúp gặt hái được những kết quả tốt của chuỗi cung ứng.

Yếu tố thứ ba là độ tập trung của quyết định điều hành, việc ra quyết định liên quan đến hoạt động của chuỗi càng phân quyền thì chuỗi cung ứng càng hiệu quả. Sự phân quyền trong tổ chức được khuyến khích sự tham gia quyết định của các cấp quản lý thấp, cấp quản lý trung để gia tăng sự linh hoạt. Điều nay rất cần thiết ứng phó những bất ổn liên quan đến sản xuất và dòng chảy của nguyên vật liệu. Đối với các mắt xích trong chuỗi thì sự tham gia của các tác nhân khác trong việc quyết định giúp cho mỗi mắt xích kiểm sốt được hành vi chỉ vì lợi ích riêng mà tổn hại đến hiệu quả của chuỗi.

Cuối cùng biến phụ thuộc sự hiệu quả của chuỗi cung ứng trong bài nghiên cứu được đánh giá qua một bộ bảy tiêu chí chọn lọc là khả năng thâm nhập thị trường, khả năng giao hàng (thời gian chờ (leadtime), yêu cầu giao hàng, giao hàng tại thời điểm cụ thể), hệ thống sản phẩm cung cấp, sự linh động đáp ứng yêu cầu của khách hàng, chất lượng, chi phí, lợi nhuận. Bằng phương pháp tổng hợp các nghiên cứu trước đó Sunil (2008) phát triển một khung nghiên cứu có ích, thiết lập giả thuyết nghiên cứu và cung cấp những kiến thức quản trị quan trọng cho các công ty đa quốc gia trong việc quản trị chuỗi cung ứng ở các nước đang phát triển.

2.2. Cơ sở thực tiễn về chuỗi cung ứng chuối tươi xuất khẩu 2.2.1. Đặc thù chuỗi cung ứng nông sản tươi 2.2.1. Đặc thù chuỗi cung ứng nông sản tươi

Chuỗi cung ứng nơng sản tươi có những đặc thù rất riêng của sản xuất hàng hóa nơng sản từ khâu canh tác trên đồng ruộng tới chế biến và tiêu thụ mà chuỗi cung ứng hàng phi nơng sản khơng có. Vì vậy để tham gia thành cơng và có hiệu quả vào các chuỗi nông sản các thành viên trong chuỗi cần lưu ý những đặc thù và tính chất riêng biệt này. Những đặc điểm riêng của chuỗi cung ứng nơng sản tồn cầu được khái qt như sau:

- Đặc điểm về tính mùa vụ và bảo quản.

Do đối tượng của chuỗi là cây trồng và vật nuôi của hoạt động sản xuất nơng nghiệp ln mang tính mùa vụ nên hàng hóa nơng sản làm ra cũng mang tính mùa vụ tương ứng, làm cho chuỗi cung ứng sản phẩm nơng sản thường mang tính khơng liên tục và có sự thay đổi rất nhanh về khối lượng và chất lượng trong quá trình cung ứng ra thị trường. Đặc điểm của thị trường nông sản như “được mùa mất giá” thể hiện như vào vụ thu hoạch, khối lượng hàng hóa nơng sản tăng nhanh, chất lượng cao và nhu cầu bán ra thị trường rất lớn, làm cho giá nông sản trên thị trường hạ, ngược lại khi hết vụ thu hoạch thì hàng hóa giảm rất nhanh, chất lượng thấp, nhưng giá bán trên thị trường lại cao. Đặc điểm này làm cho việc dự báo và phân phối hàng hóa trở nên rất khó khăn và giá cả bán ra ln không ổn định.

Nông sản tươi là hàng hóa tươi sống, dễ bị hỏng, nhanh giảm phẩm chất sau khi thu hoạch, việc vận chuyển đi xa khó khăn nếu khơng được chế biến, bảo quản tốt trước khi vận chuyển, điều này đồng nghĩa với giá thành sản xuất sẽ tăng lên nếu sản phẩm được trải qua các công đoạn chế biến, chọn lọc và bảo quản đúng yêu cầu kỹ thuật. Đặc điểm này gây ra nhiều khó khăn cho người sản xuất và hạn chế sự phát triển mở rộng của chuỗi cung ứng, đặc biệt đối với những sản phẩm được tiêu dùng dưới trạng thái tươi sống như rau xanh, hoa tươi, động vật sau giết mổ, sữa nước…Và cũng vì vậy, tính tồn cầu hóa các hàng hóa nơng sản trở nên rất hạn chế, muốn phát triển được các chuỗi

cung ứng toàn cầu các sản phẩm này tới nhiều quốc gia và với khơng gian mở rộng, địi hỏi các nhà sản xuất, kinh doanh phải có cơng nghệ cơng nghệ cao, thích hợp về chế biến và bảo quản đồng thời giá cả tiêu thụ phải tăng lên nhiều lần so với giá bán sản phẩm tại nơi sản xuất.

Công nghệ được sử dụng để kéo dài chuỗi cung ứng các sản phẩm này thường là nhiệt độ, bảo quản bằng hóa chất hoặc chân khơng. Nói chung chi phí để bảo quản là rất lớn và thời gian bảo quản không được lâu. Ngồi các hình thức chế biến, bảo quản nói trên, để kéo dài chuỗi cung ứng người ta thường sử dụng các cộng nghệ chế biến khác như: nấu chín và đóng hộp hoặc làm khơ và bảo quản trong những thiết bị không quá tốn kém, nhưng chất lượng sản phẩm thường bị thay đổi và thích ứng kém với nhu cầu tiêu dùng của đa số dân cư các nước, do vậy cũng dẫn đến khó kéo dài chuỗi cung ứng.

- Đặc điểm về tác động của thời tiết, bệnh dịch và an toàn thực phẩm

Sản xuất nông nghiệp chịu tác động mạnh bởi các nhân tố khí hậu, nhiệt độ, ánh sáng và các nguồn lực khác như đất đai, nguồn nước. Sự thay đổi những nhân tố này theo bất kỳ chiều hướng nào cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến kết quả sản xuất, có thể là tích cực có thể là tiêu cực và làm cho tính ổn định của chuỗi cung ứng trở nên không bền vững và biến động mạnh theo thời gian.

Vấn đề dịch bệnh, địi hỏi về an tồn vệ sinh thực phẩm cũng là những cản trở lớn đến sự phát triển chuỗi cung ứng hàng nơng sản trên phạm vi tồn cầu bởi những hàng hóa này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, đời sống người tiêu dùng. Chính phủ các nước thường đặt ra những hàng rào kiểm soát chặt chẽ về vệ sinh an tồn thực phẩm đối với hàng nơng sản nhập khẩu và không cho phép nhập khẩu những lô hàng kém phẩm chất, có mầm bệnh hoặc có chứa hóa chất độc hại quá mức cho phép. Những biện pháp này là chính đáng và cần thiết, nhưng ảnh hưởng xấu tới thương mại nơng nghiệp tồn cầu vốn đã rất khó khăn do những đặc điểm nói trên, gây ra nhiều rủi ro cho người sản xuất nông nghiệp, mà ta thường gọi là rào cản của thị trường, từ đó ảnh hưởng khơng thuận lợi tới sự phát triển và lan tỏa của chuỗi cung ứng nông sản.

- Đặc điểm về tổ chức sản xuất nông nghiệp

Sự khác biệt lớn nhất của chuỗi cung ứng nông sản so với các chuỗi cung ứng phi nơng sản là q trình sản xuất nơng nghiệp thường có sự tham gia của số lượng rất đơng các hộ nông dân với trình độ sản xuất, ý thức kinh doanh và nhận biết về thị trường nông nghiệp rất khác nhau. Điều này làm cho chuỗi trở nên phức tạp và rất khó điều chỉnh để có thể tạo ra khối lượng lớn sản phẩm đồng nhất về chất lượng, đặc biệt là khả năng tự điều chỉnh quy mơ sản xuất theo tín hiệu của thị trường, nhất là đối với những sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của chuỗi cung ứng chuối tươi xuất khẩu tại tỉnh tây ninh (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)