Kiểm định sự khác biệt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của chuỗi cung ứng chuối tươi xuất khẩu tại tỉnh tây ninh (Trang 80 - 83)

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4. Phân tích tương quan – hồi qui

4.4.2.5. Kiểm định sự khác biệt

Mục đích của việc kiểm định ANOVA là tìm sự khác biệt về kết quả của chuỗi cung ứng giữa các nhóm thành viên trong chuỗi cung ứng.

Do trong đề tài tiến hành khảo sát 6 nhóm mẫu gồm nhà vườn, trang trại, thương lái, nhà đóng gói, nhà xuất khẩu và nhập khẩu nên áp dụng phương pháp phân tích phương sai ANOVA. Phương pháp này phù hợp vì nó kiểm định tất cả các nhóm mẫu cùng một lúc với khả năng phạm sai lầm chỉ 5% (Hoàng Trọng & Mộng Ngọc, 2008). Giả thuyết H0: Khơng có sự khác biệt về Kết quả hoạt động của chuỗi cung ứng giữa các nhóm thành viên

Bảng 4.12. Bảng kết quả kiểm định Levene, phân tích ANOVA Test of Homogeneity of Variances

Kết quả hoạt động chuỗi cung ứng

Levene Statistic df1 df2 Sig.

3.547 5 144 .005

Kết quả kiểm định Levene: Sig. = 0.005 < mức ý nghĩa 0.05 nên giả thuyết phương sai đồng nhất giữa các nhóm giá trị biến định tính đã bị vi phạm. Nghĩa là phương sai giữa các nhóm thành viên là khơng bằng nhau.

Bảng 4.13. Bảng kết quả kiểm định Welch Robust Tests of Equality of Means

Kết quả hoạt động chuỗi cung ứng

Statistica df1 df2 Sig.

Welch 1.211 5 36.642 .324

a. Asymptotically F distributed.

Kết quả kiểm định Welch: Sig. = 0.324 > 0.05, kết luận khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kết quả hoạt động của chuỗi cung ứng của các thành viên khác nhau trong chuỗi.

Điều này có thể được lý giải do hoạt động của chuỗi cung ứng chuối tươi xuất khẩu tại tỉnh Tây Ninh đang ở trình độ thấp dẫn đến việc kết quả hoạt động trong chuỗi cung ứng giữa các thành viên chưa tạo ra sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Chương này trình bày kết quả phân tích bao gồm những nội dung sau:

Tác giả đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, tiếp theo thực hiện phân tích nhân tố EFA. Sau khi các bước đánh giá độ tin cậy và phân tích nhân tố, mơ hình bao gồm 5 biến độc lập: Chi phí sản xuất, Quản trị chất lượng, Độ linh hoạt của chuỗi cung ứng, Mối quan hệ hợp tác giữa các thành viên và Mơi trường bên ngồi cùng ảnh hưởng đến biến phụ thuộc là Kết quả hoạt động của chuỗi cung ứng.

Phân tích hồi quy đa biến và kiểm định các giả thuyết đã khẳng định Kết quả của chuỗi cung ứng chịu sự ảnh hưởng bởi 5 nhân tố là Chi phí sản xuất, Quản trị chất lượng, Độ linh hoạt của chuỗi cung ứng, Mối quan hệ hợp tác giữa các thành viên và Mơi trường bên ngồi. Trong đó, nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến Kết quả chuỗi cung ứng là nhân tố Mối quan hệ hợp tác giữa các thành viên.

Chương 5 sẽ trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu, hàm ý quản trị của nghiên cứu, hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của chuỗi cung ứng chuối tươi xuất khẩu tại tỉnh tây ninh (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)