Phân tích độ tin cậy của các thang đo (Cronbach’s Alpha)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của chuỗi cung ứng chuối tươi xuất khẩu tại tỉnh tây ninh (Trang 68 - 71)

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. Phân tích độ tin cậy của các thang đo (Cronbach’s Alpha)

Thang đo được đánh giá độ tin cậy thông qua hai công cụ là hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố.

Hệ số Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau, giúp loại đi những biến và thang đo không phù hợp. Hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,8 đến gần 1 thì thang đo lường tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được. Tuy nhiên, đối với “trường hợp khái niệm đang đo lường là

mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu” thì hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là phép đo đảm bảo độ tin cậy và chấp nhận được (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Mặt khác, hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha chưa cho biết biến nào cần loại đi và cần giữ lại biến nào. Do đó, cần kết hợp sử dụng hệ số tương quan biến – tổng để loại ra những biến khơng đóng góp nhiều cho khái niệm cần đo lường, cụ thể là loại các biến quan sát có hệ số tương quan biến-tổng nhỏ hơn 0,3. (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Từ đó, tác giả kiểm định độ tin cậy của thang đo dựa trên cơ sở tiêu chuẩn chọn thang đo khi hệ số Cronbach’s Alpha đạt từ 0,7 trở lên và các biến quan sát có hệ số tương quan biến – tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại.

Bảng 4.5 . Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha Biến quan

sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Alpha nếu lọai biến này

Thang đo Chi phí sản xuất (CPSX), Cronbach’s Alpha = .849

CPSX1 8.0533 .883 .689 .818

CPSX2 8.0800 .853 .792 .719

CPSX3 8.0933 .931 .677 .828

Thang đo Quản trị chất lượng (QTCL), Cronbach’s Alpha = .838

QTCL1 11.9000 3.916 .632 .812

QTCL2 11.8933 3.854 .673 .793

QTCL3 11.8267 3.782 .706 .779

QTCL4 12.0200 3.979 .669 .795

Thang đo Độ linh hoạt của chuỗi cung ứng (LHCU), Cronbach’s Alpha= .869

LHCU2 20.8600 2.349 .666 .847

LHCU3 20.8400 2.283 .692 .843

LHCU4 20.8667 2.371 .658 .849

LHCU5 20.8467 2.372 .657 .849

LHCU6 20.8600 2.376 .681 .845

Thang đo Mối quan hệ hợp tác giữa các thành viên (QHHT), Cronbach’s Alpha = .725

QHHT1 12.2800 .565 .490 .680

QHHT2 12.2800 .579 .514 .664

QHHT3 12.2933 .598 .517 .663

QHHT4 12.2867 .555 .538 .650

Thang đo Mơi trường bên ngồi (MTBN), Cronbach’s Alpha=.816

MTBN1 8.0267 2.026 .629 .795

MTBN2 7.9933 2.101 .723 .692

MTBN3 7.9667 2.274 .661 .756

Thang đo Kết quả hoạt động của chuỗi cung ứng (KQ), Cronbach’s Alpha = .778

KQ1 16.1467 .770 .548 .739

KQ2 16.1467 .703 .569 .733

KQ3 16.1533 .869 .421 .776

KQ4 16.1533 .721 .626 .712

KQ5 16.1467 .717 .603 .719

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả) Về nhân tố Chi phí sản xuất, cả 3 biến quan sát đều có Hệ số tương quan biến - tổng phù hợp > 0,3 và Hệ số Cronbach’s Alpha > 0,6 (0,849) nên đạt yêu cầu về độ tin cậy có thể đưa vào phân tích nhân tốt.

Về nhân tố Quản trị chất lượng, cả 4 biến đều có Hệ số tương quan biến – tổng phù hợp > 0,3 và Hệ số Cronbach’s Alpha >0,6 (0,838) nên đạt yêu cầu về độ tin cậy có thể đưa vào phân tích nhân tố.

Về nhân tố Độ linh hoạt của chuỗi cung ứng, cả 6 biến đều có Hệ số tương quan biến – tổng > 0,3 và Hệ số Cronbach’s Alpha >0,6 (0.869) nên đạt yêu cầu về độ tin cậy có thể đưa vào phân tích nhân tố.

Về nhân tố Mối quan hệ hợp tác giữa các thành viên, cả 4 biến quan sát đều có Hệ số tương quan biến – tổng phù hợp > 0,3 và Hệ số Cronbach’s Alpha > 0,6 (0,725) nên đạt yêu cầu về độ tin cậy có thể đưa vào phân tích nhân tố.

Về nhân tố Mơi trường bên ngồi, cả 3 biến quan sát đều có Hệ số tương quan biến – tổng phù hợp > 0,3 và Hệ số Cronbach’s Alpha > 0,6 (0,816) nên đạt yêu cầu về độ tin cậy có thể đưa vào phân tích nhân tố.

Về nhân tố Kết quả hoạt động chuỗi cung ứng, cả 5 biến quan sát đều có Hệ số tương quan biến – tổng > 0,3 và Hệ số Cronbach’s Alpha > 0,6 (0.778) nên đạt yêu cầu về độ tin cậy có thể đưa vào phân tích nhân tố.

Như vậy, 25 biến quan sát điều tra ban đầu của 6 thang đo đều đạt yêu cầu về độ tin cây nên có thể thể đưa vào phân tích nhân tố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của chuỗi cung ứng chuối tươi xuất khẩu tại tỉnh tây ninh (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)