Mơ hình nghiên cứu của Sunil và cộng sự (2008)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của chuỗi cung ứng chuối tươi xuất khẩu tại tỉnh tây ninh (Trang 30 - 32)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở lý thuyết

2.1.3.6. Mơ hình nghiên cứu của Sunil và cộng sự (2008)

Theo Sunil và cộng sự (2008), sự hiệu quả của chuỗi cung ứng chịu ảnh hưởng bởi các nhóm yếu tố sau: mức độ quản trị cấp cao phù hợp với nhu cầu của chuỗi cung ứng, cam kết của mạng lưới và độ tập trung của quyết định điều hành.

Yếu tố đầu tiên là các chiến lược của tổ chức ảnh hưởng tới quản trị chuỗi cung ứng và nhấn mạnh mức độ quan trọng của việc ưu tiên cạnh tranh trong quyết định quản trị cấp cao ví dụ như chiến lược mua hàng từ đó ảnh hưởng mạnh đến kết quả hoạt động của công ty.

Yếu tố thứ hai là sự cam kết của mạng lưới chuỗi cung ứng, ở đây sự cam kết là một biến toàn diện đề cập đến các thành viên cam kết công việc hiệu quả và mỗi mắt xích trong chuỗi cung ứng đảm bảo thực hiện tốt vị trí của mình và cam kết điều đó với tác nhân khác. Một chuỗi cung ứng hiệu quả đòi hỏi một mức độ cao của sự cam kết của các mắt xích trên tồn mạng lưới. Hơn thế nữa, đảm bảo cam kết với các tổ chức phía trên và phía dưới chuỗi cho phép các tác nhân cùng chia sẻ và hợp tác chặt chẽ để thực hiện mục tiêu chung. Từ đó sự hợp tác liên tổ chức sẽ giúp gặt hái được những kết quả tốt của chuỗi cung ứng.

Yếu tố thứ ba là độ tập trung của quyết định điều hành, việc ra quyết định liên quan đến hoạt động của chuỗi càng phân quyền thì chuỗi cung ứng càng hiệu quả. Sự phân quyền trong tổ chức được khuyến khích sự tham gia quyết định của các cấp quản lý thấp, cấp quản lý trung để gia tăng sự linh hoạt. Điều nay rất cần thiết ứng phó những bất ổn liên quan đến sản xuất và dòng chảy của nguyên vật liệu. Đối với các mắt xích trong chuỗi thì sự tham gia của các tác nhân khác trong việc quyết định giúp cho mỗi mắt xích kiểm sốt được hành vi chỉ vì lợi ích riêng mà tổn hại đến hiệu quả của chuỗi.

Cuối cùng biến phụ thuộc sự hiệu quả của chuỗi cung ứng trong bài nghiên cứu được đánh giá qua một bộ bảy tiêu chí chọn lọc là khả năng thâm nhập thị trường, khả năng giao hàng (thời gian chờ (leadtime), yêu cầu giao hàng, giao hàng tại thời điểm cụ thể), hệ thống sản phẩm cung cấp, sự linh động đáp ứng yêu cầu của khách hàng, chất lượng, chi phí, lợi nhuận. Bằng phương pháp tổng hợp các nghiên cứu trước đó Sunil (2008) phát triển một khung nghiên cứu có ích, thiết lập giả thuyết nghiên cứu và cung cấp những kiến thức quản trị quan trọng cho các công ty đa quốc gia trong việc quản trị chuỗi cung ứng ở các nước đang phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của chuỗi cung ứng chuối tươi xuất khẩu tại tỉnh tây ninh (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)