CHƯƠNG 5 : HÀM Ý QUẢN TRỊ
5.2. Hàm ý quản trị
5.2.1. Hàm ý quản trị về nhân tố Mối quan hệ giữa các thành viên trong chuỗi
Kết quả nghiên cứu cho thấy đây là nhân tố có mức độ ảnh hưởng cao nhất đối với kết quả hoạt động của chuỗi cung ứng (Hệ số Beta chuẩn hóa 0.341). Do đó, các thành viên trong chuỗi phải chú trọng đến việc nâng cao quan hệ hợp tác với nhau nhằm giúp
Chi phí sản xuất Quản Trị Chất Lượng Độ linh hoạt Của Chuỗi
Mối Quan Hệ Hợp Tác Trong Chuỗi Mơi Trường Bên Ngồi
+ 0.105 + 0.078 + 0.101 + 0.341 + 0.106 Kết Quả Hoạt Động Của Chuỗi Cung Ứng
chuỗi cung ứng chuối xuất khẩu tại Tây Ninh có thể đạt được lợi thế cạnh tranh. Theo đó:
Các thành viên cần mở rộng quy mô bằng cách liên kết và sát nhập với nhau theo các hình thức như chia sẻ đơn hàng, kết hợp với nhau thành một tổ chức (như hợp tác xã dành cho nông dân, hiệp hội ngành hàng dành cho các nhà sản xuất/phân phối) nhằm dễ dàng trong việc đàm phán về giá cả, sản phẩm và các điều khoản về thanh toán. Bản thân các thành viên trong chuỗi cần cập nhật các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch, đóng gói, vận chuyển và bảo quản nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu đa dạng và biến động của xu hướng tiêu dùng thực phẩm trên toàn cầu. Bên cạnh đó việc chủ động tổ chức sắp xếp lại hoạt động sản xuất theo hướng chuyên mơn hóa, hợp tác hóa, đa dạng hóa sản phẩm bằng cách chia nhỏ quá trình sản xuất thành các cơng đoạn, từ đó liên kết chặt chẽ với các thành phần khác trong chuỗi (như thương lái chịu trách nhiệm thu gom thành phẩm tại các điểm sản xuất nhỏ lẻ, nhà đóng gói chịu trách nhiệm đóng gói thành phẩm,..) để đáp ứng các đơn hàng có khối lượng lớn cũng như linh hoạt trong việc đáp ứng các biến động cung cầu trên thị trường.
Các thành viên trong chuỗi nên giảm sự giám sát giao dịch giữa các thành viên để giúp cho chuỗi cung ứng vận hành sn sẻ, tiết kiệm và nhanh chóng hơn. Kèm theo đó là các hoạt động liên kết như đầu tư, cung cấp giống, vật tư hoặc vốn để gia tăng mức độ gắn kết giữa các thành viên nhằm giảm chi phí và đảm bảo chất lượng đầu ra.
Bên cạnh đó, để đảm bảo thực hiện cam kết giữa từng thành viên trong chuỗi, việc quy định rõ trách nhiệm, điều khoản trong hợp đồng theo hướng cơng bằng, cùng chia sẻ rủi ro và tồn diện. Bên cạnh đó, việc quản lý xung đột sẽ giúp ích nhiều khi có các tình huống phát sinh diễn ra trong môi trường không ổn định như lĩnh vực nông nghiệp (thiên tai, dịch bệnh, biến động cung cầu..) trên cơ sở thấu hiểu khó khăn của nhau và cùng có lợi.
Ngồi ra, các thành viên cần gia tăng độ tin cậy lẫn nhau bằng cách đảm bảo thực thi các cam kết một cách chính xác và kịp thời. Cùng với đó, việc thẩm định đối tác trước khi giao dịch là rất quan trọng về kết quả kinh doanh, uy tín, thương hiệu và từ các nguồn thông tin khác.
5.2.2. Hàm ý quản trị về nhân tố Mơi trường bên ngồi
Đây là nhân tố có mức ảnh hưởng cao thứ hai sau đối với kết quả hoạt động của chuỗi cung ứng (hệ số Beta chuẩn hóa 0,106).
Các kiến nghị về hàm ý quản trị đối với các thành viên trong chuỗi về nhân tố này như sau:
- Các thành viên trong chuỗi cần tích cực tham gia và đóng góp xây dựng vào các chương trình nghị sự của chính phủ Việt Nam về các hoạt động hỗ trợ xuất khẩu chuối của chính phủ như hỗ trợ thuê đất, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, các quy định về tiêu chuẩn chuối xuất khẩu và cơ hội tham gia, tạo lập các tổ chức, diễn đàn liên quan đến hoạt động xuất khẩu chuối tươi.
- Bên cạnh đó, việc thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là Trung Quốc đang có những thay đổi về chính sách nhập khẩu về truy xuất nguồn gốc trái cây nhập khẩu từ Việt Nam. Trên cơ sở thông báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã đăng tải “Danh sách các vườn trồng 8 loại trái cây” (gồm Chơm chơm, Thanh long, Vải, Nhãn, Xồi, Dưa hấu, Chuối và Dứa) và “Danh sách các cơ sở đóng gói của Việt Nam” được phép xuất khẩu chính thức vào Trung Quốc trên hệ thống thông tin của cơ quan này (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2018). Đứng trước những thay đổi về tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu, đặc biệt từ thị trường Trung Quốc, các thành viên trong chuỗi cần tích cực cập nhật thơng tin về các tiêu chuẩn mới thông qua các cơ quan ban ngành của Việt Nam như Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Cục Kiểm dịch thực vật và các cơ quan quản lý ở các thị trường nhập khẩu chính như Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU và các thị trường khác (tham khảo phụ lục). Các thành viên trong chuỗi ở Việt Nam có thể chủ động hơn về nguồn thông tin
bằng cách liên kết chặt chẽ với nhà nhập khẩu, nhà phân phối để kịp thời cập nhật và lên kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp với các tiêu chuẩn mới từ phía các nước nhập khẩu.
Bên cạnh đó, các thành viên trong chuỗi phải luôn cập nhật các xu hướng thực phẩm (food trend) trên thế giới nhằm có kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp để theo kịp xu thế và đạt lợi thế cạnh tranh tốt nhất.
5.2.3. Hàm ý quản trị về nhân tố Chi phí sản xuất
Hiện tại xuất khẩu chuối tươi từ Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức từ thị trường thế giới là chất lượng sản phẩm và giá cả. Nếu các đối thủ cạnh tranh sản xuất chuối khơng khác nhau về chất lượng, thì quyết định cuối cùng sẽ quyết định bán sẽ là giá.
Các chương trình cải tiến cơ sở sản xuất sẽ rất quan trọng vì một số nhà sản xuất chuối (nhà vườn, trang trại và nhà đóng gói) hiện nay ở địa bàn nghiên cứu có cơ sở khơng đáp ứng các tiêu chuẩn. Cải thiện cơ sở sản xuất sẽ trực tiếp mang lại lợi ích cho các nhà xuất khẩu bằng cách tăng thị phần của họ, vì thành phẩm chuối xuất khẩu của họ sẽ có chất lượng tốt. Các thành viên trong chuỗi cần liên kết lại với nhau nhằm tạo ra các chương trình cải tiến sản xuất sẽ giúp các chuỗi xuất khẩu chuối tươi tại Tây Ninh đạt được và duy trì lợi thế cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu chuối. Việc áp dụng các tiến bộ khoa kỹ thuật cũng như ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất sẽ góp phần giảm chi phí sản xuất và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong chuỗi.
5.2.4. Hàm ý quản trị về nhân tố Độ linh hoạt của chuỗi cung ứng
Nhân tố độ linh hoạt của chuỗi cung ứng có hệ số Beta chuẩn hóa 0,106, đứng thứ 4 trong tầm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động chuỗi cung ứng.
Nhìn chung, để cải thiện độ linh hoạt của chuỗi cung ứng chuối tươi xuất khẩu, các thành viên trong chuỗi cần cải thiện các nhân tố như độ nhạy cảm với biến động của môi trường để từ đó có thể nhìn thấy được cơ hội và thách thức thông qua việc các thành viên của chuỗi cung ứng phải có khả năng phân tích và đánh giá xu hướng thị trường
(Lee, 2004); thiết kế các sản phẩm tùy chỉnh (Christopher, 2000), giảm thời gian sản xuất (Lin và cộng sự, 2006). Theo đó, ta có từng giải pháp cụ thể như sau:
- Các thành viên trong chuỗi cần nâng cao khả năng phân tích và đánh giá xu hướng thị trường thơng qua việc liên kết, tích hợp với các nhà bán lẻ (những người gần người tiêu dùng) đồng thời nâng cao khả năng tiếp cận thông tin ( qua internet, các kênh chính thống của chính phủ, các kênh tự chủ của doanh nghiệp, công ty khảo sát thị trường).
- Thiết kế các sản phẩm tùy chỉnh bằng cách: thấu hiểu người tiêu dùng và xu hướng tiêu dùng thực phẩm của họ như thực phẩm hữu cơ, thực phẩm được sản xuất thân thiện với môi trường, thực phẩm có chứng nhận cộng đồng (fairtrade).
- Giảm thời gian chờ bằng cách liên kết với các thành phần khác trong chuỗi để đảm bảo thông tin xuyên suốt về nhu cầu cũng như khả năng cung cấp sản phẩm của các thành viên trong chuỗi. Nâng cao khả năng dự báo biến động nguồn cung, cầu nhằm đảm bảo khả năng cảnh báo về sự thay đổi của môi trường cũng như phát hiện cơ hội và nguy cơ để có thể nhanh chóng đưa ra các quyết định sản xuất cung ứng cho đối tác.
Cuối cùng, để phát triển tích hợp mạng lưới cung ứng, các thành viên của chuỗi phải có kế hoạch chung và phát triển chiến lược (Van Hoek và cộng sự, 2001), hợp tác lâu dài với khách hàng và nhà cung cấp, tích cực chia sẻ tài nguyên, rủi ro và phần thưởng giữa các thành viên chuỗi (Lin, 2006; Van Hoek và cộng sự, 2001).
5.2.5. Hàm ý quản trị về nhân tố Quản trị chất lượng
Liên quan đến các vấn đề về quản trị chất lượng, một số hàm ý quản trị tác giả đề xuất đến các thành viên trong chuỗi là:
- Nhà vườn và trang trại trồng chuối cần áp dụng các tiêu chuẩn về đảm bảo chất lượng trong sản xuất, trồng trọt và thu hoạch chuối như là đảm bảo về dư lượng thuốc bảo vật thực vật, cách ly thành phẩm khỏi các yếu tố gây bệnh khác. Để làm được những việc này, tác giả khuyến nghị nhà vườn, trang trại áp dụng các quy trình trồng trọt, tiêu chuẩn hiện có như VietGap hoặc GlobalGap cho vùng trồng của mình. Các vùng trồng
cần có nhật ký canh tác, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật; cùng theo đó là việc đánh giá, truy xuất nguồn gốc sản phẩm qua hệ thống mã vạch, code với sự tham gia đồng bộ của tất cả các thành viên trong chuỗi từ nhà vườn, trang trại, nhà đóng gói, nhà xuất khẩu đến nhà phân phối thành phẩm.
- Các thành viên trong chuỗi có thể phối hợp với nhau, thành lập các bộ phân nghiên cứu cải tiến bao bì sản phẩm nhằm gia tăng chất lượng và giảm tỷ lệ lỗi của sản phẩm.
5.2.6. Kiến nghị dành cho chính phủ
- Cần ban hành các chính sách hỗ trợ về thuế, tín dụng cũng như các chính sách quy hoạch, quản lý sản xuất. Đối với những chương trình, chính sách hỗ trợ đã ban hành, cần đánh giá lại hiệu quả, công tác thực hiện nhằm giải quyết những tồn đọng về chính sách để giúp cho các chính sách bám sát với thực tế và phát huy được tính hiệu quả
- Thường xuyên rà soát, xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về các thành viên trong chuỗi nhằm cung cấp các thông tin dự báo, biến động cung cầu cũng như cập nhật các tiêu chuẩn nhập khẩu, quy định và rào cản kỹ thuật của các nước. Bên cạnh đó, nhà nước cần thể hiện vai trị dẫn dắt các hoạt động của chuỗi cung ứng theo hướng đảm bảo sự minh bạch, uy tín và trách nhiệm pháp lý có liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm, hợp đồng nông nghiệp.
- Các trung tâm giống cũng như viện nghiên cứu về trái cây cần nghiên cứu thêm các đề tài khoa học về giống cây trồng, bệnh tật trên cây cũng như các giải pháp đóng gói, bảo quản nhằm đảm bảo chất lượng chuối tươi xuất khẩu từ đó xây dựng thương hiệu chuối tươi Tây Ninh trên thương trường.