Kết quả hoạt động cho vay hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh QuảngNinh giai đoạn 2007-

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh quảng ninh (Trang 42 - 45)

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NINH

2.2.1.3.Kết quả hoạt động cho vay hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh QuảngNinh giai đoạn 2007-

giai đoạn 2007-2011

Bảng 8: Dư nợ cho vay qua các tổ chức chính trị - xã hội giai đoạn 2007-2011

Đơn vị: Triệu đồng TT Năm

Tên 2007 2008 2009 2010 2011

1 Hội phụ nữ 16.869 24.774 47.004 61.775 84.112

2 Hội nông dân 10.443 14.885 28.526 36.891 39.819

3 Hội cựu chiến binh 9.453 12.404 20.974 32.029 36.760

4 Đoàn thanh niên 1.028 2.052 5.980 8.685 10.493

Tổng 37,793 54.115 102.484 139.380 171.184

Bảng 9: So sánh dư nợ cho vay hộ nghèo qua các tổ chức chính trị - xã hội giai đoạn 2007 – 2011 Đơn vị: Triệu đồng TT Năm 2008/2007 2009/2008 2010/2009 2011/2010 +/- % +/- % +/- % +/- % 1 Hội phụ nữ +7.905 46,86 +22.230 89,73 +14.771 31,42 +22.337 36,15

2 Hội nông dân +4.442 42,54 +13.641 91,64 +8.365 29,32 +2.928 7,94

3 Hội cựu chiến binh +2.951 31,22 +8.570 69,1 +11.055 52,8 +4.731 14,77

4 Đoàn thanh niên +1042 99,61 +3928 191,42 +2.705 45,23 +1.808 20,82

5 Tổng +16.322 43,19 +48.369 89,38 +36.869 36 +31.804 22,82 ( Nguồn : chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Ninh)

Nhận xét:

Thực hiện xã hội hoá công tác cho vay vốn hộ nghèo thông qua việc xây dựng tổ nhóm, kết hợp chặt chẽ giữa sự chỉ đạo của chính quyền kiểm tra, giám sát của các tổ chức hội đoàn thể chính trị-xã hội, thực hiện dân chủ công khai trong công tác cho vay của ngân hàng đã đem lại kết quả to lớn. Trong những năm qua, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo và phát triển các xã đặc biệt khó khăn, Đảng và Chính phủ đã có nhiều biện pháp chỉ đạo đồng bộ nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp cả về trí lực và vật lực rộng khắp ở các ngành, các cấp, các đoàn thể xã hội và từng các nhân trong và ngoài nước. Đồng thời, có kế hoạch triển khai tuyên truyền sâu rộng nâng cao nhận thức của toàn Đảng, toàn dân, làm cho chương trình xóa đói giảm nghèo không phải là trách nhiệm riêng của một ngành, một cấp nào mà là của toàn xã hội. Có thể nói, đó chính là thực hiện việc xã hội hoá công tác xóa đói giảm nghèo. Quán triệt tư tưởng trên, NHCSXH trong quá trình hoạt động gần 9 năm đã đẩy mạnh việc xã hội hoá công tác cho vay hộ nghèo, thể hiện rõ trong qui trình nghiệp vụ cho vay không phải thế chấp tài sản nhưng phải dựa trên cơ sở thiết lập các tổ vay vốn.

Tổ vay vốn được thành lập gồm những hộ nghèo có cùng hoàn cảnh, sống gần nhau, cùng thôn xóm, có từ 5 đến 50 thành viên tự nguyện tham gia. Tổ cú qui ước cộng đồng trách nhiệm về vay vốn, trả nợ ngân hàng, việc bình xét đối tượng vay vốn được thực hiện công khai, dân chủ trong nhân dân thông qua tổ nhóm, xét duyệt của ban giảm nghèo và ủy ban nhân dân xã, phường, sự quan tâm của ban đại diện hội đồng quản trị -NHCSXH tỉnh Quảng Nin , giám sát của các hội đoàn thể. NHCSXH đã nhận được sự quan tâm, đồng tình ủng hộ và phối hợp chặt chẽ của nhiều tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội trong việc xây dựng các tổ vay vốn. Điển hình là hội Liên hiệp phụ nữ, hội Cựu chiến binh, hội Nông dân, đoàn Thanh niên các cấp đã cùng với NHCSXH tổ chức xây dựng các tổ vay vốn của phụ nữ nghèo, tổ nông dân...Có thể nói hội Liên hiệp phụ nữ đã làm rất tốt vai trò của mình trong việc vận động các thành viên trong hội mạnh dạn vay vốn làm ăn, vươn lên thoát cảnh nghèo đói. Cụ thể dư nợ cho vay thông qua hội Liên hiệp phụ nữ qua các năm luôn cao nhất, bình quân cao gấp 1,6 lần so với hội Nông dân, gấp 2 lần so với hội Cựu chiến binh và gấp 9 lần so với đoàn Thanh niên, năm 2009 dư nợ tăng 22.230 triệu đồng với tốc độ tăng là 89,73% so với năm 2008; năm 2010 dư nợ tăng 14.771 triệu đồng với tốc độ tăng là 31,42% so với năm 2009. Điều đó cho thấy Phụ nữ ngày nay rất năng động, có vị trí quan trọng trong xã hội và góp phần to lớn vào sự nghiệp xóa đói giảm của quốc gia. Đối lập với hội Liên hiệp phụ nữ là đoàn Thanh niên, được mệnh danh là thế hệ trẻ nhưng đoàn Thanh niên lại không phát huy được sức mạnh và vai trò của mình, đây là vấn đề cần được xem xét lại. Trong những năm qua, dư nợ cho vay thông qua đoàn Thanh niên luôn ở mức

ấp nhất.

2.2.2. Thực trạng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Quảng Ninh giai đoạn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh quảng ninh (Trang 42 - 45)