Dự toán chi tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách theo đầu ra đối với ngành giáo dục trên địa bàn huyện tháp mười, tỉnh đồng tháp (Trang 39 - 44)

- Phúc lợi xã hội theo thuyết Raw: Cho rằng mục tiêu xã hội là tối đa hóa tình trạng của các thành viên nghèo trong xã hội Hàm phúc lợi theo thuyết Raw có

1 Dự toán chi tiêu

công cho giáo dục 166.520 174.321 185.927 207.545 227.556 244.822

1.1 Mẫu giáo, mầm

non 30.051 31.122 33.410 38.104 43.747 47.972 1.2 Tiểu học 85.446 89.522 94.266 104.419 115.028 122.496 1.3 Trung học cơ sở 51.023 53.677 58.251 65.022 68.781 74.354

Nguồn: Quyết định giao quyền tự chủ Tài chính - Tài sản các đơn vị sự nghiệp công lập từ năm 2014-2019 trên địa bàn huyện Tháp Mười.

Việc phân bổ chi tiêu công cho giáo dục chưa thực hiện dựa trên đầu ra, mà thực hiện theo cách tính tốn chủ yếu dựa theo quỹ lương, tỷ lệ hoạt động, chưa thể hiện và tính tốn chi phí cụ thể của một học sinh cần phải chi bao nhiêu cho một năm học để phân bổ ngân sách cho 01 trường. Việc phân bổ chi tiêu công theo quỹ lương và tỷ lệ hoạt động các cấp học là chưa hợp lý, chưa phù hợp với thực tế vì mỗi trường, mỗi cấp học khác nhau về quy mô, số lượng, mức độ chuẩn và thâm niên công tác trong ngành của giáo viên từng trường.

3.3.2. Sơ đồ nhận kinh phí cho ngành giáo dục

Hàng năm trên cơ dự tốn sau khi được Hội đồng nhân dân huyện thơng qua, UBND huyện ban hành Quyết định giao dự toán cho các ban, ngành, đoàn thể huyện và đơn vị sự nghiệp giáo dục huyện, trên cơ sở đó Phịng Tài chính-Kế hoạch huyện tiến hành nhập dự tốn phân bổ kinh phí chi tiết đến từng trường và kể cả Phịng Giáo dục và Đào tạo huyện thơng qua Kho bạc nhà nước huyện. Các trường sẽ giao dịch trực tiếp với Kho bạc nhà nước huyện để rút kinh phí, Kho bạc sẽ chịu trách nhiệm kiểm sốt chi trực tiếp theo quy định, cụ thể như sau:

3a

Sơ đồ 5: Phân bổ kinh phí cho ngành giáo dục

Giải thích sơ đồ:

(1) Kho bạc nhà nước huyện quản lý quỹ ngân sách huyện, quản lý kinh phí ngân sách các khối trường thơng qua tài khoản dự tốn và chịu trách nhiệm kiểm sốt chi.

(2) Phịng Tài chính - Kế hoạch huyện nhập dự toán ngân sách nhà nước cho Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện qua tài khoản dự toán mở tại Kho bạc nhà nước huyện.

(3) Phịng Tài chính - Kế hoạch huyện nhập dự toán ngân sách nhà nước cho các trường qua tài khoản dự toán mở tại Kho bạc nhà nước huyện.

(4) Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện lập giấy rút dự tốn ngân sách sau đó Phịng Tài chính- Kế hoạch huyện

Khối THCS Khối Tiểu học (2) (3) 3b 3c (4) (1) Kho bạc nhà nước huyện Phòng Giáo dục và Đào tạo Khối Mầm non

(3a) Từng đơn vị thuộc khối Mầm non rút dự toán ngân sách tại Kho bạc nhà nước huyện, khi có nhu cầu chi tiêu.

(3b) Từng đơn vị thuộc khối Tiểu học rút dự toán ngân sách tại Kho bạc nhà nước huyện, khi có nhu cầu chi tiêu.

(3c) Từng đơn vị thuộc khối Trung học cơ sở rút dự toán ngân sách tại kho bạc nhà nước huyện, khi có nhu cầu chi tiêu.

Phịng Tài chính – Kế hoạch huyện cấp trực tiếp kinh phí cho các cấp học tại kho bạc Nhà nước trên cơ sở quyết định phân bổ dự tốn kinh phí ngân sách được Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt sau khi được Hội đồng nhân dân huyện thơng qua.

Phịng Tài chính-Kế hoạch phối hợp chặt chẽ với Phòng Giáo dục và Đào tạo tham mưu cho Uỷ ban nhân dân huyện tăng cường kiểm tra, quản lý trong q trình cấp phát kinh phí, cũng như việc chi tiêu ngân sách của các trường nhằm hạn chế sai sót trong q trình chi tiêu ngân sách nhà nước giao.

3.3.3. Quyết tốn chi tiêu cơng cho sự nghiệp giáo dục huyện 3.3.3.1. Chi tiêu công cho sự nghiệp giáo dục 3.3.3.1. Chi tiêu công cho sự nghiệp giáo dục

Quyết toán là khâu cuối cùng của chu trình quản lý ngân sách song có một vai trị rất quan trọng nhằm giúp cho các đơn vị thấy được những mặt đạt được, những mặt còn tồn tại, những nguyên nhân thực tế dẫn đến việc sai lệch trong quá trình thực hiện dự tốn so với kế hoạch đã đặt ra. Trong những năm qua, công tác phê duyệt quyết toán và việc lập báo cáo quyết toán chi của các trường đều đã đạt nhiều kết quả. Mặc dù đội ngũ kế toán ở các trường vẫn còn hạn chế về trình độ chun mơn, nên vẫn cịn nhiều sai sót xảy ra, tuy nhiên đã sớm được điều chỉnh kịp thời để đảm bảo nộp báo cáo quyết tốn về Phịng Tài chính-Kế hoạch đúng thời gian và nội dung quyết toán đúng các khoản mục như trong dự toán đã được phê duyệt.

Bảng 3.6: Chi tiêu công cho giáo dục huyện giai đoạn từ năm 2014-2018.

Đvt: triệu đồng

TT Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Dự toán Quyết

toán Dự toán Quyết

toán Dự toán Quyết

toán Dự toán Quyết

toán Dự toán Quyết toán

1

Quyết tốn chi tiêu cơng cho giáo dục 166.520 176.486 174.321 184.736 185.927 196.489 207.545 214.740 227.556 237.011 1.1 Mẫu giáo, mầm non 30.051 31.842 31.122 34.451 33.410 37.294 38.104 41.439 43.747 46.851 1.2 Tiểu học 85.446 88.342 89.522 93.461 94.266 98.601 104.419 106.694 115.028 119.466 1.3 Trung học cơ sở 51.023 56.302 53.677 56.824 58.251 60.593 65.022 66.607 68.781 70.694

Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách từ năm 2014-2018 của UBND huyện Tháp Mười.

Qua bảng phân tích số liệu trên cho thấy, quyết tốn chi tiêu cơng cho ngành giáo dục hàng năm đều tăng cao hơn dự toán được giao, cụ thể: năm 2014 tăng 9.966 triệu đồng (Trong đó mầm non, mẫu giáo là 1.791 triệu đồng, tiểu học là 2.896 triệu đồng, THCS là 5.279 triệu đồng), năm 2015 tăng 10.415 triệu đồng (Trong đó mầm non, mẫu giáo là 3.329 triệu đồng, tiểu học là 3.939 triệu đồng, THCS là 3.147 triệu đồng), năm 2016 tăng 10.562 triệu đồng (Trong đó mầm non, mẫu giáo là 3.884 triệu đồng, tiểu học là 4.355 triệu đồng, THCS là 2.342 triệu đồng), năm 2017 tăng 7.195 triệu đồng (Trong đó mầm non, mẫu giáo là 3.335 triệu đồng, tiểu học là 2.275 triệu đồng, THCS là 1.585 triệu đồng), năm 2018 tăng 9.455 triệu đồng (Trong đó mầm non, mẫu giáo là 3.104 triệu đồng, tiểu học là 4.438 triệu đồng, THCS là 1.913 triệu đồng), quyết tốn chi tiêu cơng hàng năm tăng cao hơn so với dự toán tại các trường ở các cấp học do một số nguyên nhân sau: trong năm điều chỉnh mức lương cơ sở tăng, nâng lương, thâm niên vượt khung, thâm niên nghề, trang bị máy móc, thiết bị, phần mềm tin học, sửa chữa nhỏ trường lớp, mua sắm bàn ghế học sinh, trong năm khi phát sinh nhu cầu chi của các trường, các

nghị qua Phịng Tài chính-Kế hoạch huyện thẩm định trình UBND huyện ban hành quyết định giao dự tốn bổ sung kinh phí cho các trường thực hiện nhiệm vụ theo nhu cầu…Qua đó cho thấy việc phân bổ ngân sách theo quỹ lương và tỷ lệ hoạt động là chưa phù hợp, không đảm bảo nhu cầu chi tiêu thực tế tại các trường, điều đó thể hiện qua việc hàng năm ngân sách vẫn phải hỗ trợ thêm cho các trường khi có nhu cầu phát sinh nhiệm vụ bắt buộc phải chi thì các trường mới đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao, đạt các chỉ tiêu thi đua của ngành.

3.3.3.2. Nội dung chi tiêu công cho sự nghiệp giáo dục

Chi tiêu công cho sự nghiệp giáo dục được chia thành các nội dung chi: - Chi cho con người bao gồm: chi lương, tiền công, phụ cấp lương, tiền thưởng, chi bảo hiểm, phúc lợi xã hội...

- Chi nghiệp vụ chuyên môn bao gồm: chi dịch vụ cơng cộng, chi văn phịng phẩm, chi mua hàng hóa, trang thiết bị chun dùng, đồng phục, cơng tác phí ....

- Chi mua sắm sửa chữa gồm: chi mua sắm, chi sửa chữa thường xuyên tài sản, cơ sở vật chất nhà trường.

- Chi khác: hỗ trợ các hoạt động tại trường, các ngày lễ, hỗ trợ học sinh nghèo...

Giai đoạn 2014-2018 tình hình chi tiêu cơng theo nội dung kinh tế cho sự nghiệp giáo dục cụ thể như sau:

Bảng 3.7: Cơ cấu chi tiêu công cho sự nghiệp giáo dục theo nội dung kinh tế

từ năm 2014-2018.

Đơn vị: triệu đồng

TT Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Thực hiện Tỷ trọng (%) Thực hiện Tỷ trọng (%) Thực hiện Tỷ trọng (%) Thực hiện Tỷ trọng (%) Thực hiện Tỷ trọng (%) Tổng chi tiêu công 176.486 100 184.736 100 196.489 100 214.735 100 236.990 100

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách theo đầu ra đối với ngành giáo dục trên địa bàn huyện tháp mười, tỉnh đồng tháp (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)